Phân hữu cơ là gì? Cách sử các loại phân hữu cơ hiệu quả

Có lẽ bạn đã từng nghe qua thông tin về phân bón hữu cơ với nhiều lợi ích cũng như giá trị bảo vệ môi trường cao. Nhưng chính xác thì phân hữu cơ là gì? Tại sao nên sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng? Sự khác biệt giữa các loại phân hữu cơ như thế nào? Đọc hết bài viết sau để khám phá rõ hơn về các loại phân hữu cơ với EcoClean nhé!

Phân hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ (phân bón Organic, hay còn gọi là Compost) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên được hình thành từ phế phẩm nông nghiệp, chất thải gia súc, gia cầm, rác thải… Với những thành phần lành tính chứa nhiều chất dinh dưỡng như trên hoàn toàn tốt cho cây cũng như thân thiện với môi trường.

cac-loai-phan-huu-co

cac-loai-phan-huu-co

Phân bón hữu cơ là các chất hữu cơ thiên nhiên có trong: phế phẩm nông nghiệp, rác thải, chất thải động vật,…

So sánh phân hữu cơ và phân vô cơ

Giống nhau

Phân vô cơ và phân hữu cơ đều là các loại phân bón chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng, đều có thể sử dụng để bón cho nhiều giai đoạn của cây trồng. Nhưng nếu lạm dụng, sử dụng phân bón không hợp lý sẽ gây hại cho cây trồng và môi trường xung quanh.

Khác nhau

Tính chất

Phân hữu cơ

Phân vô cơ

Hàm lượng dinh dưỡng

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng

Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng. Nhưng tỷ lệ cân đối dinh dưỡng cao và ổn định

Độ tan và hiệu quả đem lại

Hiệu quả chậm, cần có thời gian để các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ

Hiệu quả nhanh chóng, tan nhanh

Ảnh hưởng đến đất trồng

Sau một thời gian dài có thể sẽ làm đất bị chua, vôi hóa… Cần cải tạo lại đất

An toàn cho đất. Đất trồng được bón phân hữu cơ lâu năm thường sẽ tơi xốp và màu mỡ hơn.

Thân thiện với môi trường

An toàn cho thiên nhiên và con người. Dư lượng phân hữu cơ là thức ăn của các vi sinh vật

Dư lượng phân vô cơ gây ô nhiễm môi trường

Ưu nhược điểm của phân hữu cơ

Ưu điểm:

  • Cung cấp dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.

  • Cân bằng vi sinh vật cho đất trồng, bổ sung dinh dưỡng giúp đất tơi xốp.

  • Giúp tăng tính ổn định của kết cấu đất, hạn chế tình trạng rửa tôi và xói mòn ở đất trồng.

  • Theo thời gian, phân hữu cơ có thể phân hủy hết theo thời gian, không gây ô nhiễm môi trường

  • Giúp tăng năng suất nông sản, tiết kiệm chi phí, công sức cho nhà nông

  • Thay thế được phân vô cơ

Nhược điểm:

  • Đa phần các loại phân bón hữu cơ đều có mùi hắc, khó chịu

  • Tỷ lệ chất dinh dưỡng trong khó xác định và không ổn định

  • Thời gian phân hủy dài, hiệu quả phát huy chậm

Các loại phân hữu cơ phổ biến hiện nay 

Do có nguồn gốc đa dạng nên phân bón hữu cơ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, tính năng riêng phù hợp với những loại cây trồng khác nhau. Phân hữu cơ có sự đa dạng về nguồn gốcPhân hữu cơ có sự đa dạng về nguồn gốc

Phân bón hữu cơ có sự đa dạng về nguồn gốc

Phân hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ phân của gia súc, gia cầm, phụ phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, các rác thải sinh hoạt, phân xanh như lá cây, cành cây, thân cây, rơm rạ… được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.

Các loại phân bón truyền thống thường chứa các chất dinh dưỡng, khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây là một trong những loại phân bón thân thiện với môi trường. Tuy nhiên loại phân này có hiệu lực khá chậm, thời gian để xử lý lâu cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng lại thấp.

Phân truyền thống bao gồm các loại như phân chuồng, phân xanh, phân, phân rác và than bùn.

Sản phẩm

Ưu – nhược điểm

Phân xanh (có nguồn gốc từ lá và thân cây)

  • Ưu: Hạn chế xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất trồng hiệu quả.

  • Nhược: Hiệu quả khá chậm nên thường dùng để bón lót, trong một vài trường hợp có thể gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ khi vùi thân và lá cây trong đất dễ sinh ra các khí độc.

Phân rác (có nguồn gốc từ lá, thân cây, rơm rạ,…)

  • Ưu: Chống hạn, tăng độ bám chắc và giúp đất tơi xốp.

  • Nhược: Quá trình chế biến ra thành phẩm mất thời gian khá dài, nồng độ chất dinh dưỡng thấp và có thể mang các vi sinh vật có hại cho cây.

Phân chuồng (có nguồn gốc từ phân và nước tiểu động vật)

  • Ưu: Chứa dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, tăng độ phì nhiêu cho đất, ổn định kết cấu tạo điều kiện tốt nhất cho rễ cây phát triển.

  • Nhược: Hàm lượng dinh dưỡng khá thấp nên  thường phải bón với lượng lớn. Ngoài ra, nếu không chế biến kỹ có thể gây ra các mầm bệnh cho cây trồng.

Than bùn

  • Ưu: Cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.

  • Nhược: Cách chế biến phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức.

cac-loai-phan-huu-cocac-loai-phan-huu-co

Các loại phân bón truyền thống thường chứa các chất dinh dưỡng, khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng

Phân bón hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học là phân bón mà trong thành phần chính gồm có chất hữu cơ và ít nhất một chất sinh học ( acid humic, acid fulvic, acid amin, vitamin…) Mục đích sử dụng phân hữu cơ sinh học không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ dồi dào mà còn chứa các chất sinh học có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển ở cây, giữ nước cho đất, hỗ trợ hoạt động cho các vi sinh vật có lợi trong đất.

Ưu điểm:

  • Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • Có thể dùng trong mọi giai đoạn.

  • Cung cấp cho đất các vi sinh vật phân giải các chất mà cây trồng đang khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu để tăng hiệu quả hấp thu các chất dinh dưỡng.

  • Phân bón hữu cơ sinh học thân thiện với môi trường và an toàn cho các sinh vật xung quanh.

  • Làm giàu chất kháng sinh tự nhiên giúp cây trồng tăng sức đề kháng để chống lại các mầm bệnh.

Nhược điểm

  • So với các loại phân bón hữu cơ khác thì giá phân sinh học thường cao hơn.

cac-loai-phan-huu-cocac-loai-phan-huu-co

Phân bón hữu cơ sinh học có vai trò kích thích sinh trưởng và phát triển ở cây

Phân bón hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có sự tham gia của một hoặc nhiều chủng vi sinh có ích. Sản phẩm có được bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó ủ lên men với các chủng vi sinh đó. Phân hữu cơ vi sinh đặc biệt có chứa các chất hữu cơ trên 15%, vi sinh vật có mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Loại phân bón này được sử dụng chủ yếu cải tạo đất, giúp cây trồng tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Để tạo ra được các loại phân hữu cơ vi sinh cuối cùng có thể không đơn giản với những ai chưa quen, thực hiện không đúng cách hoặc không đủ thời gian để chờ đợi. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của thành phẩm cuối cùng hoặc đẩy nhanh tiến độ ủ phân, các bạn có thể kết hợp các loại phân bón vi sinh EcoStim, vi sinh ủ phân EcoClean Compost có tác dụng phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ và giải phóng dinh dưỡng cho cây dễ dàng hấp thụ, tăng năng suất cây trồng.

Ưu điểm:

  • Cung cấp hệ vi sinh vật đa dạng giúp phân giải các chất để cây trồng hấp thu một cách tốt nhất.

Nhược điểm: 

  • Mỗi loại phân thường phù hợp với một số cây trồng nhất định. Ví dụ: Phân vi sinh vật cố định đạm sẽ phù hợp với các nhóm cây họ đậu.

  • Phân bón hữu cơ vi sinh hầu như không có khả năng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nên thường phải sử dụng thêm các loại phân khác.

  • Cần phải bón thêm phân hữu cơ để làm thức ăn cho các vi sinh vật nên sẽ tốn thêm 1 khoản chi phí.

Các loại phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng ngày càng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Bởi nó được tạo thành từ nguyên liệu thiên nhiên lành tính như các phế phẩm thực vật, động vật hoặc sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Phân hữu cơ khoáng có tính an toàn cho môi trường, cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ của con người khi tiếp xúc.

Ưu điểm: 

  • Hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao so với các loại phân hữu cơ khác.

Nhược điểm:

  • Nếu liên tục bón trong thời gian lâu dài có thể gây hại cho đất và hệ sinh vật bên trong đất.

cac-loai-phan-huu-cocac-loai-phan-huu-co

Phân hữu cơ khoáng ngày càng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp

Công dụng các loại phân hữu cơ

Làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất

Không phải đất nào cũng có thể thích hợp trồng cây, chính vì vậy cần phải có tác động làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, giúp bộ rễ phát triển. Sử dụng phân bón hữu cải tạo đất khá phổ biến, giúp cân bằng độ pH, bổ sung những dưỡng chất bị thiếu hụt. Dưới tác dụng của độ ẩm và nhiệt độ, hydrat cacbon được phân giải thành mùn, acid humic, thuận lợi cung cấp các chất cần thiết cho cây. Thời gian của quá trình này tùy thuộc vào chất liệu của phân là gì cũng như các điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất.

cac-loai-phan-huu-cocac-loai-phan-huu-co

Sử dụng phân bón hữu cơ để cải tạo đất là cách làm khá phổ biến

Các loại phân hữu cơ giúp nâng cao chất lượng cây trồng, nông sản

Nông sản chất lượng là mục đích cuối cùng của quá trình canh tác, chính vì vậy mà chúng ta cần quan tâm đến quá trình bón phân. Các chuyên gia đã nhận định, đất canh tác khác nhau sẽ mang lại chất lượng nông sản khác nhau. Sử dụng các phân bón hữu cơ sạch thay cho phân bón hoá học sẽ nâng cao chất lượng nông sản, hoàn toàn không chứa các loại thuốc hoá học kích thích tăng trưởng. Điều này vừa không gây ô nhiễm vừa giữ nguyên được kết cấu đất, lại vừa giúp chúng ta thu hoạch được nông sản chất lượng cao.

Hạn chế xói mòn đất

Bón phân hữu cơ sẽ làm đất tơi xốp hơn, giữ lại phần lớn các chất dinh dưỡng có trong đất, tăng khả năng thấm thoát nước. Điều này vô cùng quan trọng bởi trong thời gian canh tác, dưới tác động của thiên tai, mưa lũ sẽ làm xói mòn đất, rửa trôi các dưỡng chất, từ đó các cây trồng về sau sẽ kém phát triển.

Khi bón phân hữu cơ có các nguyên liệu tự nhiên sẽ giúp hạn chế bề mặt tiếp xúc với dòng nước, giảm thiểu áp lực dòng chảy, nhất là ở những khu vực có địa hình dốc.

Các loại phân hữu cơ giúp giảm sâu, bệnh hại

Trong canh tác nông nghiệp thì không tránh khỏi sự tấn công của sâu, bệnh hại phá hoại chất lượng nông sản, cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… Việc bón phân của hữu cơ sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của cây trước các điều kiện bất lợi, do vậy cây sẽ ít bị sâu bệnh hại hơn.

Không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người

Như đã biết, phân bón hữu cơ thường được tạo thành từ các nguyên liệu sạch, vì vậy không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước hay làm chua đất như các loại phân bón hoá học. Thành phần các chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hỗ trợ cải biến các chất độc hại như H2S, CO2, NH3… trở nên thân thiện hơn với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và an toàn cho sức khỏe con người.

cac-loai-phan-huu-cocac-loai-phan-huu-co

Phân bón hữu cơ thường được tạo thành từ các nguyên liệu sạch thân thiện với môi trường

So sánh các loại phân hữu cơ

Rate this post

Viết một bình luận