Phân loại Điều dưỡng viên theo chuyên môn, nghiệp vụ

Điều dưỡng được đánh giá là một ngành khá hot hiện nay. Tuy nhiên, không phải thí sinh nào cũng nắm rõ về các cấp bậc và tiêu chuẩn để phân loại Điều dưỡng viên. Theo quy định, Điều dưỡng viên sẽ được chia thành các hạng II, III, IV tương ứng với đó là chức năng và nhiệm vụ của mỗi hạng.

Phân loại Điều dưỡng viên hạng II, III, IV

Điều dưỡng viên hạng II

– Chức năng, nhiệm vụ của Điều dưỡng viên hạng II

● Phối hợp với các bác sĩ điều trị tại các cơ sở y tế: Thực hiện chăm sóc người bệnh từ việc khám, nhận định, lập kế hoạch, đánh giá chăm sóc người bệnh hàng ngày,…

● Tiến hành sơ cứu, cấp cứu: chuẩn bị thuốc, các phương tiện cấp cứu, thực hiện những kỹ thuật sơ cứu, kiểm tra, căn cứ vào tình trạng bệnh để đánh giá và cấp cứu…

● Lập kế hoạch, tham gia xây dựng và truyền thông, tư vấn sức khỏe cộng đồng.

● Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

● Phát triển nghề nghiệp bằng cách tham gia vào đào tạo hướng dẫn cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng. Hoặc thực hiện nghiên cứu nhằm cải tiến kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Điều dưỡng viên hạng II

– Tiêu chuẩn về Trình độ đào tạo của Điều dưỡng viên hạng II

● Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Điều dưỡng

● Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo đúng chuẩn thông tư từ Bộ GD&ĐT.

● Trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ

Ngoài những tiêu chuẩn về trình độ thì một điều dưỡng viên hạng II cũng cần có năng lực chuyên môn tốt như:

● Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn dân.

● Có kiến thức về sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân và có thể lập được kế hoạch chăm sóc nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cộng đồng.

● Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu ngay khi có tình huống bất thường xảy ra.

● Có kỹ năng giáo dục, tư vấn sức khỏe và giao tiếp tốt với người bệnh và mọi người xung quanh.

● Có khả năng đào tạo, huấn huyện, nghiên cứu khoa học và kỹ năng làm việc nhóm để hợp tác với đồng nghiệp phát triển tốt hơn nghề nghiệp.

Đối với những trường hợp có chức danh nghề nghiệp hạng III thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng II thì cần phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu 9 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu 2 năm.

Điều dưỡng viên hạng III

Điều dưỡng viên hạng III

– Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của điều dưỡng viên hạng III sẽ gần giống với hạng II chỉ khác một số điểm về tiêu chuẩn trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

– Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp.

Điều dưỡng viên hạng IV

Điều dưỡng viên hạng IV

– Về nhiệm vụ thì điều dưỡng viên hạng IV cũng sẽ giống với các điều dưỡng viên hạng II, III. Điểm khác biệt của điều dưỡng viên hạng IV là:

● Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Đối với những trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành Hộ sinh hoặc y sĩ thì cần phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng theo đúng chuẩn quy định của Bộ Y tế.

● Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT – BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Ngành Điều dưỡng là một ngành tiềm năng có mức lương ổn định với cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Tuy nhiên, mức lương cao hay thấp còn phụ thuộc vào năng lực, bằng cấp và vị trí mà người đó đảm nhận.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được câu hỏi về “ Tiêu chuẩn phân loại Điều dưỡng viên”. Nếu bạn quan tâm và yêu thích ngành này, hãy cố gắng học thật giỏi để có thể trở thành Điều dưỡng viên tốt!

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên, lựa chọn môi trường học phù hợp là rất quan trọng. Nếu bạn đang lo lắng không biết chọn trường nào, hãy cân nhắc Trường Cao đẳng Y Hà Nội nhé!

Ngành Điều Dưỡng là một trong ba mã ngành mũi nhọn của Trường Cao đẳng Y Hà Nội. Với phương châm “Thực học – Thực hành – Thực nghiệp”, Trường luôn chú trọng đào tạo về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ giúp các bạn sinh viên có thể rèn luyện tay nghề ngay trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, Trường cũng liên kết với các đơn vị để các bạn sinh viên đi thực tập và có cơ hội làm việc tại thị trường nước ngoài như: Đức, Nhật Bản, Đài Loan…

 

Rate this post

Viết một bình luận