Phân loại độ cứng của cần câu tay. Ưu nhược điểm của từng loại – Vietnam Fishing Trang tin về câu cá

Ưu và nhược điểm của từng loại độ cứng khác nhau của cần câu tay

Hiện nay, câu cá không chỉ mang tính chất giải trí nữa mà đã trở thành một bộ môn thể thao vận động dã ngoại được nhiều người ưa thích.

Nắm bắt được xu thế đó, nhiều hãng cần câu đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam với đa dạng mẫu mã và giá thành. Với nhiều loại cần câu như thế thì khi lựa chọn cho mình một chiếc cần phù hợp thì anh em nên quan tâm đến yếu tố nào? Độ cứng của cần câu tay có giống nhau hay không?

Thông qua bài viết bên dưới, anh em sẽ được cung cấp nhiều thông tin hữu ích về phân loại độ cứng của cần câu tay. Ưu điểm và hạn chế của từng loại này như thế nào? Hãy cùng Vietnam-fishing.com tìm hiểu nhé!.

Phân loại độ cứng của cần câu tay

Cân câu là công cụ quan trọng không thể thiếu của bất kỳ anh em nào khi đi câu. Không có nó, chúng ta không thể câu cá được, do đó việc lựa chọn một cần có độ cứng như thế nào luôn là chủ đề quan tâm của nhiều anh em cần thủ.

Vậy, hiện nay cần câu gồm những độ cứng nào? Và tùy theo từng mục đích ta nên chọn cần ra sao?

Độ cứng cần câu tay hay còn được biết đến là độ cong cần, nó được xác định bởi góc cong của cần câu sau khi chịu lực.

Căn cứ vào thông số này, mà cần câu được phần thành 5 độ cứng chủ yếu sau

Cần phân bố lực 5-5: Cần có độ cứng Mềm

Được biết đến với tên gọi là “cần nhẹ” hay “cần 5-5” bởi lẽ đây là loại cần có hai phần bằng nhau: một nửa là trạng thái uốn cong, và nửa còn lại ở trạng thái bằng phẳng sau khi tác động nhẹ lên cần.

độ cứng của cần câu tayđộ cứng của cần câu tay

Cần phân bố lực 4-6: Cần có độ cứng trung bình Trung bình

Với độ cứng trung bình 4-6, chia cần câu thành 10 phần bằng nhau và sau khi tác động nhẹ lên cầu, chúng ta dễ dàng thấy được trạng thái uốn cong của nó.

Ở điểm uốn cong trên thân cần hình thành một tiếp điểm hình vòng cung ở vị trí 2/3 cần: 4 phần ở trạng thái uốn cong, 6 phần ở trạng thái bằng phẳng.

Cần phân bố lực 3-7: Cần khá cứng

Cần câu được chia thành 10 phần bằng nhau, ở trạng thái thăng bằng, sau khi chịu sự tác động nhẹ lên thân cần, anh em dễ dàng nhận thấy trạng thái uốn cong của nó.

Ở điểm uốn cong hình thành tỷ lệ 3-7: 3 phần uốn cong và 7 phần bằng phẳng.

Độ cứng cần câu tay 123Độ cứng cần câu tay 123

Đây là loại “cần 3-7” hoặc “trung bình mạnh”

Cần phân bố lực 2-8: Cần cứng

Với 10 phần bằng nhau trên một cây cần, sau khi chịu sự tác động nhẹ lên thân cần, tình trạng uống cong của nó có đặc điểm: thân cần hình thành một tiếp điểm hình vòng cung ở ¼ cây cần; hình thành tỷ lệ 2-8: 2 phần trạng thái uốn cong và 8 phần trạng thái thăng bằng.

Độ cứng của cần câu tayĐộ cứng của cần câu tay

Cần phân bố lực 1-9: Cần siêu cứng

Đây là loại cần siêu cứng, hoặc “cần 1-9” bởi sau khi chúng ta tác động nhẹ lên thân cần, dễ dàng nhận thấy trạng thái uốn cong của nó, với tỷ lệ 1-9: 1 phần ở trạng thái uốn cong và 9 phần ở trạng thái bằng phẳng.

Ưu và nhược điểm của từng loại độ cứng khác nhau của cần câu tay

Với đa dạng độ cứng cần câu tay, vậy người chơi nên lựa chọn độ cứng nào phù hợp với phong cách, địa hình đi câu?

Việc lựa chọn một cần câu tay phù hợp giúp phát huy tối đa tính năng của cần cũng như phù hợp với loại cá mà anh em đang cần câu.

Tùy vào mỗi độ cong khác nhau của cần mà chúng ta có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.

Cần có độ cứng mềm

Đối với những loại cần câu tay có độ cứng mềm, trọng lượng nhẹ hay thân cần mảnh thì thường phù hợp với các loại cá nhỏ, dễ giữ được chắc tay cần khi cá cắn câu.

Hoặc đối với những cần thủ lâu năm, chinh chiến qua nhiều địa hình, nếu lựa chọn cần có độ cứng mềm mà thao tác đúng thì hoàn toàn có thể lợi dụng độ mềm dẻo của loại cần này để câu các loại cá có size lớn hơn.

Cần có độ cứng trung bình

Với đặc điểm có độ cong vừa phải, độ dày vách cần, trọng lượng thích hợp, đặc biệt là độ cứng mềm vừa phải, anh em nào sử dụng cần có độ cứng trung bình thì khi cầm lên tay sẽ cho cảm giác cực kỳ thoải mái.

Sử dụng loại cần này cho nhiều địa hình khác nhau cũng là ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này, do vậy nó là dụng cụ câu cá cần thiết mà nhiều anh em nghiệp dư sử dụng.

Tuy nhiên điểm hạn chế của nó là khó ném hay thu dây câu ở thời tiết gió to.

Cần cứng và siêu cứng

Tên gọi loại cần này đã nói lên hai đặc điểm vô cùng nổi bật: cứng và chắc tay. Do vậy, nó khá thích hợp để săn hàng những khu vực có cỏ hay có chướng ngại vật trên mặt nước: bèo, rác,…

Đây là loại cần có khả năng dụ cá nhanh, thao tác nhanh gọn dứt khoát nên thường được các cần thủ sử dụng trong các cuộc thi câu có có diếc nhát ăn và các chép nhỏ.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là quá cứng, nặng, khó sử dụng và dễ dẫn đến gãy đọt cần.

Với 5 loại độ cứng cần câu tay mà Vietnam-fishing.com đã giới thiệu ở nội dung trên, thì chắc hẳn anh em đã biết rõ về độ cứng của cần rồi đúng không?

Cần câu có độ cứng cao phù hợp với loại hình câu chuyên nghiệp, cần câu có độ cứng trung bình – thấp thì thích hợp hơn cho việc câu cá thiên nhiên mang tính giải trí. Với những anh em mới đi câu thì nên lựa chọn cần có phân bố lực 2-8 hoặc 1-9, đường kính ngọn 1.2 – 1.25 (~ tương đương độ cứng 5H).

Vietnam-fishing.com là đơn vị cung cấp cần câu tay chất lượng

Đối với nhiều anh em mới tham gia vào bộ môn câu cá này nhưng chưa biết lựa cần câu tay nào có độ cứng phù hợp với nhu cầu, địa hình câu, size cá thì có thể lựa chọn tìm hiểu tại Vietnam-fishing.com

Là một trang web chuyên bán và cung cấp các loại cần câu đa dạng mẫu mã, chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín: Handing, Kaiwo, HUA,… Vietnam-fishing.com tự hào là nơi cung cấp những sản phẩm chất lượng nhằm thỏa mãn đam mê của nhiều anh em cần thủ trên khắp cả nước.

Tìm hiểu thêm các sản phẩm tại https://vietnam-fishing.com/

Kết luận

Tùy vào nhu cầu, mục đích câu mà anh em có thể lựa chọn một một độ cứng cần câu tay phù hợp.

Thông qua bài viết này của Vietnam-fishing.com, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã có những thông tin hữu ích nhất và chúc cho bạn có những chuyến đi câu thu hoạch được nhiều “chiến lợi phẩm”.

HÃY KẾT NỐI VỚI VIETNAM FISHING

ZALO 0943434326 | HOTLINE 0943434326

 

Rate this post

Viết một bình luận