A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về tình yêu thương và truyền thống hiếu thuận của người Việt Nam.
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình hay, trong đó có bài:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
2. Thân bài
- Nội dung chính của bài ca dao
- Đây là bài ca dao thể hiện nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà.
- Hành động “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”
- “Ngó”: chỉ hành động nhìn, ngước, tìm kiếm một thứ gì đó.
- “Lạt”: là một vật dụng dùng để buộc, được làm từ thân của giang, tre, nứa,..
- “Nuộc lạt”: là các mối buộc của sợi lạt.
- “Ngó lên”: thể hiện sự thành kính, tôn trọng.
- Hình ảnh so sánh
- Câu thứ hai có dạng so sánh giữa “nuộc lạt” và “nhớ ông bà”.
- Hình ảnh “Nuộc lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường, gắn bó thân thương.
- Những nuộc lạt nhiều vô kể, không thể dùng con số chính xác để thể hiện cũng như nỗi nhớ nhung đối với ông bà vậy.
⇒ Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng nên ngôi nhà. Bàn tay ông bà đã buộc những nuộc lạt ấy.
- Bàn về đạo hiếu
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về đạo hiếu
-
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
-
Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
-
- Đạo hiếu vốn không phải là điều gì to tát như “dời sông lấp biển”, nó vô cùng đơn giản và bình dị:
- Đạo hiếu có thể chỉ là nhìn nuộc lạt mà nhớ tới ông bà
- Đạo hiếu là thờ cúng, hương khói cho ông bà, cha mẹ vào những ngày giỗ, ngày Tết
- Đạo hiểu có khi chỉ cần tôn trọng bậc sinh thành.
- Các em nhỏ thể hiện đạo hiếu bằng câu chào hỏi
- Học sinh giữ đạo hiếu bằng cách chăm ngoan, học giỏi.
- Thanh niên chỉ cần hỏi thăm sức khỏe cha mẹ,…
- Có nhiều bài ca dao, tục ngữ nói về đạo hiếu
- Nghệ thuật
- So sánh: “nuộc lạt” với “ông bà”
- Cấu trúc so sánh: “Bao nhiêu…bấy nhiêu”
⇒ Lòng biết ơn và nỗi nhớ ông bà của con cháu không thể nào kể xiết.
3. Kết bài
- Bài ca dao thể hiện đức tính và bản chất của con người Việt Nam.
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người: mỗi bạn trẻ cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống biết ơn, hiếu thuận với những bậc sinh thành.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài ca dao
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
Gợi ý làm bài:
Bài học kiến thức đầu tiên của bạn có thể là số 1, số 2, số 3… hay chữ o, chữ ô, chữ ơ… nhưng bài học đạo đức đầu tiên bạn cần biết phải là lòng hiếu thảo. Ông cha ta từ xưa tới nay luôn dạy con cháu phải đặt chữ hiếu lên đầu. Bài dạy đó được đúc kết qua bài ca dao hết sức sinh động mà gần gũi, quen thuộc sau:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
—–Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—–
Có thề tóm gọn lại trong một chữ “hiếu”. Đó là đức tính và bản chất của người Việt bao đời mà nhiều quốc gia phải học hỏi. Là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi bạn trẻ cần biết giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Ngó lên nuộc lạt mái nhà do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–