Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách, liên hệ đời sống thực tiễn

Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách. Liên hệ trong đời sống thực tiễn. Tiểu luận học kỳ môn Tâm lý học đại cương.

Trong xã hội việt nam hiện nay mỗi khi đánh giá về một con người thường chủ yếu nói về nhân cách. Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.Thế nên bạn có biết rằng nhân cách là rất quan trọng hay không, và chính xu hướng trong cấu trúc của nhân cách chính là một gia vị không thể thiếu tạo nên nhân cách hoàn chỉnh và toàn diện của một con người.Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về nhân cách cũng như xu hướng của nhân cách tôi sẽ di tìm hiểu vấn đề: Phân tích xu hướng trong cấu trúc nhân cách. Liên hệ trong đời sống thực tiễn.

1. Các khái niệm cơ bản và một số đánh giá liên quan:

1.1. Khái niệm nhân cách:

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.

Như vậy có thể thấy rằng:  nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.

Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hoá xã hội, từ đó, thông qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của nhân cách. Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội.

Mặt khác Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh.

Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân.

Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị…

1.2. Xu hướng:

Xu hướng của nhân cách là hệ thống động cơ quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của con người trong quá trình hoạt động.

Xem thêm: Nhân cách là gì? Các yếu tố hình thành, phát triển nhân cách con người?

Từ khái niệm trên ta có thể đánh giá: Xu hướng của nhân cách thường được biểu hiện qua: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng,

thế giới quan, niềm tin. Có thể nói rằng xu hướng chính là chiều hướng phát triển của nhân cách con người,  các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lực của hành vi, của hoạt động.

2. Quan điểm về cấu trúc nhân cách và xu hướng trong cấu trúc nhân cách và mỗi liên hệ thực tiễn cuộc sống:

2.1. Một số quan điểm về cấu trúc nhân cách:

– Quan điểm của Sigmund FreudS.Freud cho rằng, tảng bằng tâm trí của con người gồm 3 cấp bậc: ý thức, tiền ý thức và vô thức. Trong 3 cấp độ ấy, 3 thành phần cơ bản của nhân cách là: cái Ấy (Id), cái Tôi (Ego) và cái Siêu Tôi (Super Ego) tồn tại, đấu tranh và chế ước lẫn nhau. Nhân cách của một người tùy thuộc vào yếu tố nào thắng thế trong cuộc đấu tranh giữa 3 yếu tố trên.

– Quan điểm của C.G.Jung và E. Kretschmer: Nhân cách con người có mối liên hệ mật thiết với các đặc điểm sinh học, thể tạng và đặc điểm của hệ thần kinh. E. Kretschmer cho rằng, các thành phần cấu tạo nên cơ thể có mối quan hệ và quy định các thành phần tâm lý của nhân cách.

– Thuyết siêu đẳng và bù trừ của Alfred AdlerAlferd Adler cho rằng, mong muốn “siêu đẳng” của con người hướng đến sự “siêu đẳng” là yếu tố quyết định đến nhân cách của con người. Tuy nhiên, mong muốn này khó thực hiện được do sự khiếm khuyết về mặt cơ thể và do điều kiện sống không thuận lợi nên con người có cảm giác thiếu hoàn thiện. Bù trừ là cách giúp con người vượt qua cảm giác đó.

– Cấu trúc nhân cách theo các nhà tâm lý học của Nga.

+ Quan điểm của B.G.AnanhievNhân cách bao gồm 4 thành phần: quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý và sự hình thành động cơ (bao gồm nhu cầu và tâm thế.

Đó là những quan điểm về cấu trúc của nhân cách, tuy nhiên tôi thừa nhận cấu trúc của nhân cách theo quan điểm của đa số các nhà tâm lí học việt Nam đó là: Nhân cách được cấu trúc bao gồm 4 thuộc tính: Xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Xu hướng thể hiện chiều hướng phát triển của nhân cách; tính cách biểu hiện đạo đức, cốt cách làm người; năng lực thể hiện khả năng của con người và khí chất thể hiện hành vi của con người.

Xem thêm: Phân tích vai trò của yếu tố giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách

– Khí chất: Khí chất (tính khí) là thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động và thể hiện qua sắc thái hành vi của cá nhân.

Khí chất chỉ là biểu hiện độc đáo bề ngoài của các hoạt động tâm lý của cá nhân chứ không quyết định đến nội dung của các hoạt động tâm lý

– Năng lực: Năng lực là hệ thống các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu củamột hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó mang lại hiệu quả.Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung có ở tất cảmọi người như: năng lực quan sát, cảm giác, tri giác, tư duy…Năng lực riêng là năng lựcchỉ có ở một số người. Năng lực chuyên môn cũng là một loại năng lực riêng.

– Tính cách: Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân mình được thể hiện trong hành vi, cử chỉ. Tính cách bao gồm nhiều nét tính cách. Trong đời sống, những nét tính cách tốt thường được gọi là “nết”, “lòng”, “tinh thần”, những nét tính cách xấu được gọi là “thói”, “tật.

2.2. Xu hướng trong cấu trúc nhân cách và mỗi liên hệ với thực tiễn cuộc sống:

Các yếu tố cấu thành xu hướng bao gồm: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin.

*Nhu cầu: Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.

Đặc điểm của nhu cầu:

+ Thứ 1 : Nhu cầu rất phong phú và đa dạng: Tại một thời điểm có rất nhiều nhu cầu tác động đến con người. Tuy nhiên, có những nhu cầu mang tính cấp bách, cần phải được thỏa mãn trước được gọi là nhu cầu nổi trội. Con người có khuynh hướng thỏa mãn những nhu cầu nổi trội trước.

Xem thêm: Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền đến sự hình thành và phát triển nhân cách

+  Thứ 2: Nhu cầu của con người bao giờ cũng có đối tượng: Khi cá nhân xuất hiện trạng thái thiếu thiếu hụt thì nhu cầu được nảy sinh. Nhu cầu khiến cá nhân tìm kiếm, hướng đến những đối tượng có thể thỏa mãn được nhu cầu cho bản thân mình. Nhu cầu gặp đúng đối tượng thì nảy sinh động cơ. Động cơ là yếu tố thúc đẩy cá nhân tác động vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu.

+ Thứ 3:  – Nhu cầu có tính chu kỳ và cường độ tăng dần: Chu kỳ của nhu cầu bắt đầu từ trạng thái thiếu hụt làm nảy sinh nhu cầu, nhu cầu gặp đúng đối tượng nảy sinh động cơ thúc đẩy chủ thể tác động vào đối tượng để thỏa mãn nhu cầu. Sau khi thỏa mãn được nhu cầu thì chu kỳ của một loại nhu cầu kết thúc nhưng lại nảy sinh những nhu cầu khác với cường độ cao hơn chu kỳ trước đó.

+ Thứ 4:  Nhu cầu của con người chịu sự chi phối của ý thức và có bản chất xã hội: Nhu cầu của con người khác nhu cầu con vật. Khi có nhu cầu, con vật tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu mà không cần quan tâm đến đối tượng đó là ai (kể cả cha, mẹ, anh, chị, em…). Với con người thì khác, khi thỏa mãn nhu cầu con người cũng phải tuân theo những nguyên tắc của cá nhân và những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Con người biết những đối tượng nào có thể tác động để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, đối tượng nào không thể tác động và đối tượng nào không được phép tác động. Con người nhận thức được hệ quả của việc thỏa mãn nhu cầu, biết sắp xếp, tiết chế nhu cầu cho phù hợp với bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phù hợp với yêu cầu của xã hội.

+ Thứ 5: Nhu cầu có mối liên hệ mật thiết với cảm xúc: Nhu cầu được thỏa mãn hay không thỏa mãn cũng đều nảy sinh cảm xúc. Nhu cầu được thỏa mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tích cực (dương tính), ngược lại nhu cầu không được thỏa mãn sẽ nảy sinh cảm xúc tiêu cực (âm tính).

+ Thứ 6: Nhu cầu chi phối đời sống tâm lý của con người: Nhu cầu là cơ sở, là tiền đề, là nguyên nhân nảy sinh phần lớn các hiện tượng tâm lý người. Nhu cầu là một trong những nội dung được nhiều nhà tâm lý học quan tâm, nghiên cứu. Vì thế, việc phân loại nhu cầu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo cách phân chia thông thường thì nhu cầu có 2 loại: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Abraham Masslow – nhà tâm lý học nhân văn của Mỹ cho rằng, nhu cầu của con người bao gồm 5 thứ bậc khác nhau giống như một chiếc thang. Vì thế, muốn đi lên đỉnh chiếc thang thì phải bắt đầu từ chân thang, muốn thỏa mãn nhu cầu bậc cao thì trước hết phải thỏa mãn được những nhu cầu ở bậc thấp.

+ Thứ 7: Nội dung của nhu cầu: phụ thuộc vào trạng thái thiếu hụt, điều kiện và phương pháp thỏa mãn nhu cầu.

Tóm lại Nhu cầu không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân mà còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Ở cấp độ cá nhân, việc nhận biết nhu cầu của con người có thể tạo điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa những nhu cầu chính đáng. Ở cấp độ xã hội, chúng ta cần nhận biết những nhu cầu đã, đang và sắp bảo hòa, những nhu cầu nào đang và sắp nảy sinh để tạo điều kiện cho việc sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa.

Liên hệ thực tế nhu cầu tâm lí của con người ví dụ thực tế ngành y.

Xem thêm: Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách

– Con người thích nghi với môi trường thông qua các ứng xử để thoả mãn nhu cầu nhiều mặt của mình.

– Nhu cầu cơ bản đó rất đa dạng, đại cương có thể thuộc 3 loại:

+ Nhu cầu vật chất.

+ Nhu cầu tình cảm.

+ Nhu cầu xã hội.

– 3 loại nhu cầu trên được thoả mãn một cách thích đáng, làm cho con người hài lòng, đưa đến những ứng xử thích hợp, lành mạnh, làm cho con người có sức khoẻ cơ thể và tâm thần. Trái lại, có thể đưa đến không hài lòng, bất mãn đưa đến những ứng xử không thích hợp, ốm yếu, không thích ứng hoặc bị rối nhiễu.

Nhu cầu vật chất:  của con người liên quan chặt chẽ với hoạt động của cơ thể để sống, còn gọi là nhu cầu sơ đẳng hay sinh lý, bẩm sinh, ăn uống, nuôi dưỡng kể cả nhu cầu nước, ôxy bài tiết: nhu cầu mặc, nhu cầu có nhà ở, một chỗ núp để cơ thể được ấm áp, được bảo vệ; nhu cầu hoạt động và nghỉ ngơi và hoạt động tình dục…

– Con người sống trong xã hội, nên nhu cầu vật chất được thoả mãn thông qua tác động với người khác chủ yếu là những người có ý nghĩa (ở đứa bé, được mẹ cho ăn, tắm rửa, bế bồng, vuốt ve ôm ấp). Nhu cầu vật chất được thoả mãn như thế nào, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tương lai của bé. Nếu nhu cầu của bé được đáp ứng nhất quán với sự tôn trọng, bé hài lòng, trẻ sẽ phát triển ý thức tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và thế giới trong đó nó sống. Đó là trẻ đã học tập được cách ứng xử thông qua việc được mẹ thoả mãn nhu cầu ăn. Trái lại nếu không khí bữa ăn căng thẳng, thiếu đầm ấm làm cho trẻ trải nghiệm các cảm giác bất an, không thích thú, không hài lòng có thể đưa đến về sau phát triển thói quen nuốt chửng mau để mau chấm dứt cảm giác khó chịu hoặc phản ứng lại thành ợ, nôn, trớ…

Xem thêm: Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn

– Nhu cầu tình cảm. Phổ biến nhất là nhu cầu được yêu, và được yêu người khác, được tán thành, được thừa nhận, được coi trọng và kính trọng: nhu cầu thấy mình là xứng đáng, được người khác muốn, cần, nhu cầu được làm việc, sáng tạo.

Cũng như đối với nhu cầu vật chất các nhu cầu trên, ngay từ bé được thoả mãn thông qua mối tương tác quan hệ giữa mẹ và con. Nếu bé được bố mẹ thương yêu thoải mái, thẳng thắn, bé phát triển cảm giác mình thật sự có giá trị, có phẩm giá, tự tôn đi đến yêu thương người khác. Nếu bé cảm thấy mình được đối xử như một người quan trọng đi đến coi trọng quyền lợi người khác. Nếu bé được giúp đỡ để giải quyết các vấn đề trong môi trường sẽ phát triển cảm giác sức mạnh và an toàn. Nếu khả năng làm việc được thừa nhận, khuyến khích, phát triển cảm giác đầy đủ, toàn vẹn.

Mỗi chúng ta đều có nhu cầu làm việc, biểu hiện năng lực, năng suất và sự sáng tạo của chúng ta. Nhu cầu này bắt đầu từ lúc bé kém hứng thú trong hoạt động chỉ để vui chơi mà muốn dùng một dụng thật sự có hiệu quả. Lớn dần lên, trẻ học đua tranh để thành một người lớn có đóng góp. Nếu không tìm thấy hài lòng trong việc làm, có thể trải nghiệm cảm giác hèn kém, thất vọng rồi bỏ cuộc. Vậy ngay từ bé, người lớn trong gia đình, nhất là người mẹ không lỡ cơ hội để động viên giúp đỡ khuyến khích, có khi ban thưởng các việc làm thành  công của trẻ sự hài lòng, có hứng thú đầu tư sức lực và tâm tư vào công việc.

Các nhu cầu xã hội:

– Nảy sinh từ trong nền văn hoá, trong xã hội mà người đó là thành viên. Phổ biến là nhu cầu đồng nhất hoá, theo hình ảnh của bố mẹ và các thành viên trong gia đình, đồng nhất hoá với bạn cùng lứa ở tuổi thanh thiếu niên, thuộc về một đoàn thể, một nhóm nào, chấp nhận một số giá trị từ cách mặc quần áo, đầu tóc, nói năng… nếu không, có thể bị cách biệt, xa lánh trong quan hệ. Từ lúc còn rất bé, người mẹ trong khi thoả mãn nhu cầu vật chất, ăn uống, vệ sinh, bế bồng, cũng là người thầy dạy cho bé phong tục tập quán quan trọng trong gia đình, họ hàng, trong xã hội, hành trang đi vào cuộc sống lao động của người lớn. Được khuyến khích sống trong xã hội, con người có nhu cầu được học tập, giáo dục để chuẩn bị, ban thưởng vì thành tích học tập làm cho bé cảm thấy an toàn, hứng thú để phát triển mở rộng nhu cầu học tập, nắm thêm kiến thức, càng cảm thấy vững vàng hơn. Nếu thường xuyên bị chế diễu, bị mắng trong học tập dẫn đến mất can đảm, có thể có quan niệm sai về kiến thức, giáo dục, đi đến sợ hãi, khinh hoặc ghen tỵ với những người khác thành công hơn mình…..

* Hứng thú: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm.

Như vậy có thể kết luận:

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng có ý nghĩa quan trọng

Xem thêm: Sống thử có bị xử phạt không?

với cá nhân và mang lại những rung cảm tích cực cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Cũng như nhu cầu, hứng thú cũng là yếu tố thúc đẩy, tạo động lực cho cá nhân hành động. Cá nhân có hứng thú đồng nghĩa với cá nhân đó có thể tập trung chú ý, vui vẻ, say mê và sáng tạo trong hoạt động

Vai trò của hứng thú

– Hứng thú đem lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu hay thoải mái khi hoạt động lao động.

– Hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ;

– Hứng thú làm tăng sức làm việc;

– Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo

Liên hệ thực tiễn: Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học. Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.

* Lý tưởng: Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

Xem thêm: Sống thử có vi phạm pháp luật hay không?

– Lý tưởng là biểu hiện và biểu hiện tập trung nhất của xu hướng cá nhân, vì lý tưởng xác định mục đích sống của cá nhân, mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân.

– Lý tưởng là động lực thúc đẩy, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người.

– Lý tưởng được xây dựng từ nhận thức đầy đủ cộng với tình cảm, cộng với ý chí mạnh mẽ do đó tạo cho con người có một sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khă trở ngại, thậm chí không sợ hy sinh để đạt tới mục đích.

– Thực tiễn cuộc sống cho thấy:  Lý tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành, phát triển tâm lý của cá nhân.Lý tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng, có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân. Khi xác định được lý tưởng, con người chủ động hơn, ý chí kiên cường hơn, dám xả thân, hi sinh vì lý tưởng mình đã chọn. Con người sống không có lý tưởng đồng nghĩa với việc chưa xác định được mục tiêu của cuộc đời nên dễ gục ngã khi đối diện với khó khăn, dễ thay đổi khi ngoại cảnh tác động và dễ mất phương hướng khi phải lựa chọn.

* Thế giới quan: Thế giới quan là hệ thống quan điểm của cá nhân về tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình trong thế giới. Thế giới quan xác định phương hướng hành động của con người và tạo động lực cho con người.

Thực tiễn thế giới quan trong cuộc sống: Thế giới quan đóng vai trò nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động của cá nhân. Nó đồng thời cũng thể hiện lý luận và khái quát hóa các quan điểm và hoạt động của nhóm xã hội. Mỗi cá nhân cũng luôn mong muốn tiếp nhận những thế giới quan khác, làm phong phú thế giới quan cho mình, góp phần điều chỉnh định hướng cuộc sống.

Xuất phát từ lập trường, biện giải thế giới quan đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết vấn đề đúng đắn do cuộc sống đặt ra. Ngược lại, xuất phát từ lập trường sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm.

Khi giải quyết những vấn đề cụ thể của thực tiễn, sớm muộn người ta vấp phải những vấn đề chung, cần đến sự đóng góp của thế giới quan làm cơ sở định hướng giải quyết vấn đề cụ thể. “Một tập hợp những sự kiện mới càng rối rắm bao nhiêu, các tư tưởng mới càng nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì nhu cầu phải có một thế giới quan liên kết lại càng cảm thấy trở nên bức thiết bấy nhiêu” (M. Plank).

Xem thêm: Đăng ký tạm trú tại nơi không sinh sống thường xuyên

*Niềm tin:

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh của hệ thống quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của cá nhân. Niềm tin sẽ hình thành chân lý của cá nhân. Cá nhân hành động theo niềm tin, vì niềm tin cá nhân có thể làm mọi việc, khắc phục mọi trở ngại.Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh của hệ thống quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của cá nhân. Niềm tin sẽ hình thành chân lý của cá nhân. Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn cần đến niềm tin và lòng tốt. Một trong những điều nguy hiểm nhất ở con người là đánh mất niềm tin nơi con người và cuộc sống, mất niềm tin nơi những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống. Khi mất niềm tin vào cuộc sống, chúng ta sẽ bị giảm sút ít nhiều nghị lực vươn lên trong cuộc sống, đánh mất ý nghĩa cuộc sống của chính bản thân mình.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Nhân cách con người là thứ quý giá nhất, vì thế mỗi chung ta phải tự biết hoàn thiện nhân cách sao cho phù hợp. Nhân cách con người được cấu trúc bởi nhiều bộ phận như: năng lực, tính cách, khí chất và một thứ gia vị không thể thiếu đó là xu hướng.Chính xu hướng là cái bản sắc, và độc đáo nhất tạo nên một chiều hướng phát triển của nhân cách muốn thay đổi nhân cách thì trước tiên phải thay đổi xu hướng, đó là thứ gia vị đâm đà nhất mà trong thực tiễn cuộc sống không thể bỏ qua.Vậy nên mỗi chúng ta nên đổi mới xu hướng hay chính là nhân cách theo sự phát triển của thời đại và những chuẩn mực xã hội, hãy tự đánh giá chính mình.

Hoàn thiện nhân  cách con người là một tiến trình lâu dài, đòi hỏi ý chí phấn đấu mãnh liệt và bền bỉ. Trong cuộc đấu tranh với chính mình để loại bỏ thói hư, tật xấu và tập cho mình có những đức tính tốt việc đầu tiên cần làm là bảng đánh giá chính mình. Ta đã hài lòng với tư cách của mình chưa?

+ Điều gì khiến ta thấy ta chưa tốt? Lên danh sách, chọn cái nổi cộm và hạ quyết tâm để sửa sai

+ Hãy chọn cho mình một bảng giá trị để mình yêu quí. Một nhân vật mẫu để noi theo.

+ Hàng ngày chọn một giờ nhất định để xem mình tiến hay lùi tới đâu trong cuộc chiến này

Xem thêm: Tâm lý học tư pháp là gì? Nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý học tư pháp?

+ Vận dụng người thân, bạn bè tin tưởng yểm trợ tâm lý cho bạn.

Rate this post

Viết một bình luận