Trong 4 biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ và hoán dụ trong chương trình ngữ văn 6 thì phép so sánh được xem là dễ nhận biết và sử dụng hơn so với những phép tu từ còn lại. Vậy phép so sánh là gì? Phép so sánh có cấu tạo ra sao? Phép so sánh có tác dụng gì? Mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi bài viết dưới đây của maytaoamcongnghiep.com để có được câu trả lời.
Phép so sánh là gì cho ví dụ?
Những phép so sánh là gì lớp 6 được định nghĩa như sau: So sánh là đối chiếu những sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhau nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
Dấu hiệu nhận biết trong câu văn có sử dụng phép so sánh là trong câu có sử dụng các từ sau: giống như, như, là,…. Đồng thời, nội dung trong câu đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung được so sánh với nhau.
Ví dụ về phép so sánh:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Trong 2 câu thơ trên “mồ hôi” được so sánh với “mưa ruộng cày”, nó được dùng để nhấn mạnh sự vất vả, sự chịu thương, chịu khó của người nông dân để làm ra được hạt thóc, hạt gạo.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Trong câu ca dao trên, “công cha” ở đây được so sánh với “núi Thái Sơn”; “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”. Việc sử dụng biện pháp so sánh trong câu ca dao trên giúp chúng ta cảm nhận được tình cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta là vô cùng to lớn, vô bờ bến và không thể đong đếm được.
Chắc hẳn đến đây là các bạn đã biết được so sánh là gì cũng như cách nhận biết phép so sánh rồi phải không. Để biết rõ hơn về cấu tạo và tác dụng của phép so sánh, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé!
Cấu tạo phép so sánh là gì?
Khi đã hiểu rõ về khái niệm về phép so sánh là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo và đặc điểm của biện pháp tu từ này. Thông thường, 1 phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm có:
-
Vế A – sự vật được so sánh
-
Vế B – sự vật dùng để so sánh
-
Phương diện so sánh: là những nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B
-
Từ ngữ so sánh: Là những từ ngữ so sánh được sử dụng khá phổ biến: như, giống như, là, hơn.
Lưu ý, phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lượt bớt trong câu, và vế B cũng có thể đảo ngược lên vế A cùng với các từ so sánh.
Ví dụ trong câu:
– Câu “Trẻ em như búp trên cành” thì vế A là “trẻ em”, từ chỉ phương diện so sánh là “như” và vế B là “búp trên cành”.
– Câu “Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh”, trong câu này từ so sánh và phương diện so sánh bị lược bỏ.
– Câu “Như chiếc đảo 4 bề chao mặt sóng – Hồn tôi vang tiếng vọng của 2 miền”, ở đây đã thực hiện đảo từ so sánh và vế B lên đầu.
Tác dụng của phép so sánh là gì?
Dưới đây là những tác dụng hay kết quả của phép so sánh thường sử dụng trong làm văn, làm thơ:
-
Làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc trong từng trường hợp cụ thể.
-
Giúp hình ảnh, sự vật và hiện tượng trở nên sinh động hơn. Phép so sánh thường lấy cái cụ thể để so sánh cái không cụ thể, trừu tượng. Điều này giúp người nghe, người đọc có thể dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc diễn ra.
-
Giúp lời văn trở nên bay bổng, thú vị hơn, nên rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã sử dụng phép so sánh cho những “đứa con tinh thần” của mình.
Phân loại các kiểu so sánh
Chắc hẳn, trong môn tiếng Anh các bạn sẽ được học cách phân biệt so sánh hơn nhất là gì? Còn trong chương trình ngữ văn, so sánh có 2 kiểu bạn cần tìm hiểu đó là so sánh không ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Cụ thể:
Phép so sánh ngang bằng là gì?
Phép so sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích chính là tìm sự giống nhau thì nó còn thể hiện sự hình ảnh hóa của các bộ phận hoặc đặc điểm nào đó của sự việc, sự vật nhằm giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn.
Những từ so sánh ngang bằng thường được sử dụng: như, giống như, giống, y như, tựa như, là,…. hoặc cặp đại từ bấy nhiêu, bao nhiêu,… Ví dụ:
– Ở giữa cánh đồng bông trắng như những đám mây
– Chậm như rùa
Phép so sánh hơn kém là gì?
Phép so sánh hơn kém hay so sánh không ngang bằng là loại so sánh đối chiếu sự việc, sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật lên sự vật, sự việc còn lại.
Những từ so sánh hơn kém thường sử dụng: kém, hơn, kém hơn, hơn là, kém gì,…
VD: Một trăm gàu tát không bằng 1 bát nước mưa.
Ngoài ra, để chuyển từ so sánh ngang bằng sang phép so sánh không ngang bằng thì người ta chỉ cần thêm vào trong câu những từ phủ định như :chưa, chẳng, không,.. Và để chuyển từ so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng bạn cũng có thể thực hiện ngược lại.
VD: Chiếc váy ở cửa hàng này còn đẹp hơn cả cửa hàng lúc nãy tụi mình xem!
Những phép so sánh thường dùng
Ngoài 2 kiểu so sánh ngang bằng và hơn kém ở trên thì trong chương trình ngữ văn 6 còn có những kiểu so sánh thường gặp khác như:
So sánh sự vật – sự vật
So sánh sự vật này với sự vật khác là cách so sánh phổ biến nhất, nó là kiểu so sánh đối chiếu 1 sự vật này với 1 sự vật khác dựa trên những nét tương đồng.
Ví dụ: Màn đêm tối đen như mực, trong câu văn này “màn đêm” được so sánh với “mực” để diễn tả mức độ trời tối.
So sánh con người – sự vật
So sánh con người với sự vật hoặc ngược lại là cách so sánh dựa trên những nét tương đồng về 1 đặc điểm của sự vật với 1 phẩm chất của con người. Nó có tác dụng làm nổi bật lên phẩm chất của con người.
Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành.”, trong câu này “trẻ em” được ví với “búp trên cành” cần được nâng niu, chăm sóc.
So sánh âm thanh – âm thanh
So sánh âm thanh với âm thanh là kiểu so sánh dựa vào sự giống nhau về đặc điểm của âm thanh này với đặc điểm của âm thanh kia, nó có tác dụng làm nổi bật những sự vật cần được so sánh.
Ví dụ: “Tiếng chim hót như tiếng sáo du dương”.
So sánh hoạt động – hoạt động
So sánh hoạt động này với hoạt động khác là cách so sánh thường được sử dụng với mục đích cường điệu hóa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng trong tục ngữ, ca dao.
Ví dụ: “Con trâu chân đi như đập đất”.
Bài tập áp dụng về biện pháp tu từ so sánh
Câu 1: Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó:
“Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn nhô lên lặn xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông 2 bên bờ, rừng đước dựng lên cao nhất như 2 dãy tường thành vô tận.”
(Đoàn Giỏi)
Gợi ý:
Trong đoạn trích trên có những phép so sánh được sử dụng là:
– “Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác” – phép so sánh này có tác dụng làm cho hình ảnh cho dòng nước trở nên giàu hình ảnh hơn với sự hùng vĩ của dòng sông Năm Căn khi được so sánh với thác.
– “Cá bơi hàng đàn nhô lên lặn xuống như người bơi ếch” – Giúp cho những con cá trở nên sinh động hơn với các hoạt động được miêu tả linh hoạt khi được so sánh như người bơi ếch.
– “Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước” – Phép so sánh được sử dụng để miêu tả con sông rất dài và rộng.
– “Rừng đước dựng lên cao ngất như 2 dãy trường thành vô tận” – sử dụng phép so sánh nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự vật là khu rừng đước, giúp rừng đước trở nên rộng lớn và hùng vĩ hơn.
Câu 3. Trong bài Vượt thác có sử dụng rất nhiều phép so sánh.
-
a) Hãy xác định những phép so sánh được sử dụng trong bài.
-
b) Phép so sánh nào trong bài “Vượt thác” là độc đáo nhất? Tại sao?
Gợi ý:
a/ Những phép so sánh được sử dụng trong bài “Vượt thác” là:
– “Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi, nhớ rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp:.
– “Những động tác rút sào, thả sào, rập ràng nhanh như cắt.”
– “Dượng Hương Thư như 1 pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, 2 hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn hùng vĩ oai linh.”
– “Dọc sườn núi, có những cây to mọc giữa các bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.”
b/ Trong bài “Vượt thác” phép so sánh Dượng Hương Thư là độc đáo nhất, bởi chỉ với câu văn đó thôi mà người đọc có thể cảm nhận được động tác dứt khoát, nhanh nhẹn của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Tất cả những điều này gợi lên dáng vẻ mạnh mẽ và tư thế hào hùng đang chế ngự trước thiên nhiên.
Điều cần lưu ý khi sử dụng phép so sánh
Để có thể vận dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, chúng ta cần nắm được sự khác nhau giữa phép so sánh thông thường với so sánh tu từ. Trong đó:
-
Phép so sánh thông thường chỉ có giá trị về mặt thông báo, nhận thức và nó không tạo ra giá trị biểu cảm. Ví dụ: Hoa hồng thơm hơn cả hoa cúc.
-
Phép so sánh tu từ làm cho đối tượng miêu tả trở nên hấp dẫn, sinh động và giàu sức biểu cảm hơn. Ví dụ: “
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
”
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được phép so sánh là gì, cũng như cấu tạo và tác dụng của phép tu từ này rồi phải không. Hy vọng với kiến thức mà maytaoamcongnghiep.com vừa chia sẻ sẽ giúp các em có thể vận dụng tốt biện pháp tu từ này.