Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ, Toạ Độ Giải Trí Hàng Đầu Sài Gòn – Klook Blog

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ (hay Quảng Trường Đi Bộ Nguyễn Huệ) là một trong những địa điểm không thể bỏ lỡ khi vi vu đến thành phố mang tên Bác. Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ có gì hay? Nên đi đâu, ăn gì, chơi gì khi đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ? Cùng Klook Vietnam tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Ở Đâu?

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Báo Mới

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ – còn được biết đến dưới tên gọi Quảng Trường Nguyễn Huệ hay Quảng Trường Đi Bộ Nguyễn Huệ – toạ lạc ở trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nối liền đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng) với đường Lê Thánh Tôn (ngay trước Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố). Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ rộng 64 mét, dài 670 mét, được khánh thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2015. Toàn bộ mặt đường quảng trường lát đá Granit sạch sẽ, được che phủ bởi hai hàng cây xanh tươi tốt, bên trên có 2 đài phun nước ấn tượng, bên dưới là trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, quản lý an ninh và nhà vệ sinh hiện đại. 

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Báo Mới

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ là một trong những địa điểm sầm uất nhất Sài Thành. Đến đây vào chiều tối, cuối tuần hoặc dịp lễ Tết, du khách có thể cảm nhận được cái gọi là “sức sống trẻ sục sôi” hiện diện trong từng hoạt động giải trí, vui chơi, ăn uống, mua sắm… hấp dẫn. Muốn biết bức tranh Sài Gòn về đêm rực rỡ đến nhường nào? Xin mời bạn dành chút thời gian ghé thăm Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ. 

Giờ Hoạt Động Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

Nằm ở trục đường chính của Thành phố Hồ Chí Minh, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ mở cửa 24/7 và cho phép xe cộ lưu thông ở hai bên đường. Tuy nhiên, vào tối thứ 7 và tối chủ nhật hằng tuần, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ sẽ cấm các loại xe để dành không gian riêng cho người đi bộ. 

Vào thời gian cao điểm trong ngày, “ác mộng” là hai từ miêu tả chính xác tình trạng ách tắc giao thông tại khu vực xung quanh Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ. Để dễ dàng tham quan địa điểm này, #teamKlook thường chọn cách đi bộ hoặc chạy xe máy. Bạn cũng có thể đi đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ bằng cách

thuê xe hơi riêng

hoặc đi xe buýt nữa đấy.

Các Điểm Gửi Xe Tại Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Sài Gòn

  1. Tòa nhà Kumho số 39 Lê Duẩn

  2. Tòa nhà Vincom A (Lê Thánh Tôn)

  3. Trung tâm Vincom B (Đồng Khởi)

  4. Vỉa hè Thi Sách – Đông Du

  5. Khách sạn Sofitel Plaza.

  6. Sau lưng Nhà Hát Thành Phố – Số 7-9 đường Lam Sơn

  7. Vỉa hè  Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh

  8. Cạnh tòa nhà Sunwah – Vỉa hè Hồ Tùng Mậu 

  9. Cạnh số 117-121 Nguyễn Huệ

  10. Vỉa hè Thi Sách – Nguyễn Siêu

  11. Bãi giữ xe khách sạn Grand đường Đồng Khởi.

  12. Vỉa hè Hàm Nghi – Hải Triều

  13. Vỉa hè trước số 5 Thi Sách.

  14. Vỉa hè Pasteur – Tôn Thất Thiệp

  15. Trường Cao Đẳng Cao Thắng

  16. Vỉa hè Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng

  17. Tòa nhà Sài Gòn Centre

  18. Công xã Paris – Nguyễn Văn Bình

  19. Vỉa hè Thi Sách – Lê Thánh Tôn

  20. Công trường Quách Thị Trang – Vỉa hè  Hàm Nghi 

  21. Vỉa hè Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa

  22. Vỉa hè số 87 Hàm Nghi

  23. Bưu Điện Thành phố

  24. Nhà Văn hóa Thanh niên

  25. Góc Kho bạc thành phố – Vỉa hè Hải Triều

  26. Đoạn trước ngân hàng SHBC – Vỉa hè Nguyễn Du 

(*) Chi phí giữ xe dao động từ 5.000đ đến 20.000đ tuỳ loại xe và thời điểm gửi xe. #teamKlook lưu ý nên hỏi giá trước khi gửi nhé. 

(**) Nếu chọn đi xe buýt đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ thì bạn có thể đi các tuyến số 03, 04, 124, 152, 19 và 93. 

Lịch Sử Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ TP.HCM

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Kiến Trúc Xanh Đô Thị

Là điểm đến được yêu thích nhất nhì thành phố mang tên Bác nhưng ít ai biết rằng Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ có lịch sử phát triển từ tận những năm cuối thế kỷ XVIII. Tiền thân của Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ là kênh Kinh Lớn (hay Chợ Vải) – dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định do Nguyễn Ánh xây dựng. 

Năm 1861, theo lệnh đô đốc Charner, kênh Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner, có đường Rigault de Genouilly và đường Charner chạy dọc hai bên bờ kênh. Đây cũng là nơi người Hoa vùng Quảng Đông buôn bán tấp nập, từng bị ô nhiễm khá nặng do trữ lượng hàng hoá lớn.

Năm 1887, kênh đào Charner bị lấp và đổi tên thành đại lộ Charner hay đường Kinh Lấp. Cho đến tận năm 1965, đại lộ Charner mới chính thức có tên gọi Nguyễn Huệ và được xem là con đường đẹp nhất của thành phố mệnh danh “Hòn Ngọc Viễn Đông” này. 

Từ năm 1960 đến cuối thế kỷ XX, hoạt động mua bán sôi nổi của Đường Hoa Nguyễn Huệ đã trở thành ký ức đẹp đẽ của nhiều thế hệ người dân Sài Gòn. Đến ngày 30 tháng 4 năm 2015, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ chính thức ra mắt sau hơn 7 tháng thi công, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan ghé thăm mỗi ngày. 

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Có Gì Chơi?

1. Check-in Chung Cư 42 Nguyễn Huệ

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Justfly

Từng “làm mưa làm gió” trên nhiều diễn đàn du lịch quốc tế, Chung Cư 42 Nguyễn Huệ gây thương nhớ với diện mạo hoài cổ và rất đỗi “Sài Gòn”. Tham quan khu chung cư cũ này, bạn chẳng những mục sở thị lối kiến trúc lạ mắt mà còn có cơ hội khám phá nhiều quán café, nhà hàng, cửa hàng quần áo, phụ kiện, trang sức… độc đáo. Hãy mang theo máy ảnh để thoả thích “chụp choẹt” và rinh về nhà bộ ảnh “nghìn like” nhé. 

2. Mua Sắm Tại Các Thương Hiệu Độc Đáo

Bên cạnh hàng trăm thương hiệu nội địa nổi bật, Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ còn quy tụ nhiều cái tên lớn trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, tiêu dùng nhanh,… từ bình dân đến cao cấp. Quảng trường này còn toạ lạc sát cạnh những trung tâm mua sắm lớn như Vincom, Takashimaya, Saigon Garden… nên cực kỳ “thân thiện” với những tín đồ mua sắm. Đã đến lúc tự thưởng cho bản thân chiếc đồng hồ mới hay bộ đầm mơ ước rồi, #teamKlook nhỉ? 

3. Khám Phá Thiên Đường Ẩm Thực

pho-di-bo-nguyen-hue

Nói đến

món ngon Sài Gòn

thì nhiều không kể xiết nhưng nếu phải chọn một địa điểm để thưởng thức nhiều đặc sản địa phương trong thời gian ngắn nhất thì đó chắc chắn là Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ. Từ trà dâu, bánh tráng trộn, bò né đến xiên que chiên tá lả, có rất nhiều lựa chọn

món ăn đường phố

cho #teamKlook lựa chọn. Tất nhiên, ở Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ cũng không thiếu các

quán ăn, nhà hàng Sài Gòn

ngon và không gian cực “chill” cho bạn tận hưởng quãng thời gian nghỉ ngơi chất lượng.

4. Đa Dạng Hoạt Động Đường Phố Sôi Động

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Unsplash

Giới trẻ chiếm phần đông trong lưu lượng khách tham quan đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ; bức tranh toàn cảnh về cuộc sống cũng vì thế mà thêm phần phong phú. Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ tự tin khoe cá tính thông qua trang phục độc đáo, chơi lướt ván năng động, chụp ảnh “sống ảo” hay trình diễn vũ đạo K-Pop. Đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ vào mùa lễ hội, du khách có thể hoà mình vào không khí nhộn nhịp khi thưởng thức biểu diễn nhạc sống, nghệ thuật đường phố hay cùng nhau ngắm pháo hoa, đếm ngược đón chào năm mới…

Nhà Hàng, Quán Ăn Tại Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Báo Mới

Đừng để bụng đói ở Sài Gòn, đặc biệt là tại Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ. Dưới đây là một vài

nhà hàng, quán ăn Sài Gòn

đặc sắc mà bạn không thể bỏ lỡ. Cho ngay vào sổ tay du hí nhé!

1. Xóm Nhà Lá – Take-away Corner

  • Địa chỉ: 82 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2. Michi Sushi

  • Địa chỉ: Lầu 7 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

3. Nhà hàng Kissho

  • Địa chỉ: 14 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

4. Mister Lai Kitchen

  • Địa chỉ: 12 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

5. Poke Saigon

  • Địa chỉ: Lầu 2 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

6. Chài Village

  • Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

7. Nhà hàng Noodle Noodle

  • Địa chỉ: 20 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

8. Amigo Grill Restaurant

  • Địa chỉ: 55 – 57 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

9. Gogi House

  • Địa chỉ: Tầng trệt Saigon Garden, 99 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

10. B3 Steakhouse & Craft Beer

  • Địa chỉ: Tầng 1, 90 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

Quán Café Đẹp Gần Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ

pho-di-bo-nguyen-hue

Nguồn ảnh: Báo Mới

Đến Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ mà không check-in các

quán café Sài Gòn

đẹp thì quả là “mất mát” lớn. Lưu ngay một vài cái tên nổi bật dưới đây, #teamKlook nhé!

1. Buihaus Cafe

  • Địa chỉ: Lầu 7 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

2. Boo Coffee

  • Địa chỉ: Lầu 9 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

3. Sài Gòn Ơi

  • Địa chỉ: Lầu 5 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

4. She Terrace

  • Địa chỉ: Lầu 1 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

5. Phúc Long Coffee & Tea House Nguyễn Huệ

  • Địa chỉ: 41 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

6. Partea – English Tea Room

  • Địa chỉ: Lầu 4 – 42 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 

7. Cafe Central Nguyen Hue

  • Địa chỉ: 74 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

8. Sharetea Nguyễn Huệ

  • Địa chỉ: 113 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

9. Fresh Origin Coffee

  • Địa chỉ: 98 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

10. The Coffee Bean & Tea Leaf

  • Địa chỉ: 99 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Ta-da, vậy là bạn đã thu hoạch “sương sương” nhiều thông tin hữu ích về Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ Thành Phố Hồ Chí Minh rồi đó. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Klook Vietnam, bạn sẽ có thêm lý do để yêu thương và gắn bó với thành phố đầy những con người hào sảng này. 

Kỷ niệm vui nhất của bạn tại Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ là gì nè?

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

Rate this post

Viết một bình luận