Phó từ là gì? Soạn bài phó từ – Ngữ văn 6 tập 2 – Cunghocvui

Phó từ là gì? Soạn bài Phó từ – Ngữ văn 6 tập 2

Với bài Phó từ, Cunghocvui xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Phó từ đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây, bao gồm tìm hiểu phó từ là gì và các loại phó từ. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

I. Phó từ là gì?

Câu 1 (Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

– Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ sau:

+ đã ⇒ đi (động từ) nhiều nơi.

+ cũng => ra những câu đố (động từ)

+ vẫn chưa ⇒ thấy (tính từ).

+ thật ⇒ lỗi lạc (tính từ).

+ được ⇒ soi gương (động từ).

+ rất ⇒ ưa nhìn (tính từ).

+ ra ⇒ to (tính từ).

+ rất ⇒ bướng (tính từ).

– Những từ in đậm này là những từ bổ sung cho thành phần trung tâm của câu. Đó là các tính từ, động từ

phó từ là gì

Xem thêm Chỉ từ – soạn văn 6

Tính từ và cụm tính từ (Ngắn gọn nhất) – Soạn văn 6

Câu 2 (Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các từ in đậm đứng ở các vị trí sau:

Phụ trước: Đã, cũng, vẫn chưa, thật, rất, rất

Phụ sau: Được, ra

II. Các loại phó từ

Câu 1 (Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các phó từ:

a. lắm.

b. đừng, vào.

c. không, đã, đang.

Câu 2 (Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Các loại phó từ:

STT Các loại phó từ Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau 1 Chỉ quan hệ thời gian đã, đang   2 Chỉ mức độ thật, rất, lắm   3 Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn chưa   4 Chỉ sự phủ định chưa, không   5 Chỉ sự cầu khiến đừng   6 Chỉ kết quả và hướng   ra 7 Chỉ khả năng được  

 

Câu 3 (Trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Kể thêm một số phó từ.

(1) Sẽ, từng, đương…

(2) Hơi, khí, cực kì, quá…

(3) Đều, sắp, lại, mãi…

(4) Chẳng…

(5) Hãy, chớ, toan…

(6) Chắc, vào…

(7) Có thể,..

Thông qua phần Soạn bài Phó từ, Cunghocvui hi vọng các bạn học sinh sẽ nắm được phó từ là gì và mong rằng đây sẽ là phần Soạn bài đầy đủ và chi tiết nhất dành cho các bạn!

 

Rate this post

Viết một bình luận