Cơ thể cá có nhiều nước, cá bơi trong nước, yêu nước, uống nước và thải ra nước.Phụ nữ cũng yêu nước, uống nước như cá, nhưng còn biết thải thêm nước mắt (thếnên mè nheo nhiều) và nước bọt (thế nên nói còn nhiều hơn). Riêng về mốt thìhiện giờ phụ nữ còn có mốt đặt cả túi nước vào một vài chỗ nữa.
Đàn ông hay gọi phụ nữ là “con cá bé bỏng của anh” chứ chả bao giờ gọi con tôm con tép hay con rắn của anh cả.
Áo phụ nữ cũng có mốt đuôi cá, vẩy cá. Hình ảnh phụ nữ đẹp được ví như “nàng tiên cá”. Ngắm phụ nữ hãy ngắm như ngắm cá tươi: “Cá tươi xem lấy hai mang, người khôn xem lấy hai hàng tóc mai”. Phụ nữ quá đẹp thì “chim sa cá lặn”. Phụ nữ kém đẹp cũng được gọi mĩ miều là hơi bị(chỉ hơi bị thôi) cá “sấu”. Phụ nữ tròn trịa thì hơi bị cá mập. Cònphụ nữ đã mỏng mình lại hay cáu gắt được gọi là hơi bị cá… mắm, mỏng hơn nữakiểu hai lưng thì gọi là cá chỉ vàng.
Những bà sồn sồn tái xuân được gọi là cá hồi (chưa xông khói). Những em gái haylượn lờ được gọi là cá vàng. Những cô lí lắc được gọi là nhí nhảnh như cá cảnh.Những cô ghê gớm được gọi là “đanh đá cá cầy”. Những cô đã lấy chồngđược gọi là cá chậu chim lồng. Còn khi cá kiếm được mối ngon thì đấy đích thịlà con cá sộp của các nàng. C on cá sộp mà đưa nàng vào cửa hàng thời trang thìđúng là như cá gặp nước. Ấy thế nhưng nếu mà nàng không hài lòng với bất kỳ điều gì nữa thì nàng cá trê ngay. Chửi cho cứ gọi là “mồm hàng tôm trôn hàng cá”. Nhẹ thì cay ca kiểu cá trích, nặng thì chì chiết kiểu cá nghiến. Các nàng mà cãi nhau thì chỉ có một mất một còn, chứ không bao giờ chịu cá đuối nhé. Khi phụ nữ giận, kiểu gì cũng đá thúng đụng nia, giận cá chém thớt. Còn khi phụ nữ khóc, đương nhiên chỉ toàn nước mắt cá sấu mà thôi.
Trong ca dao tục ngữ xưa cũng thế. Đầy bất công. Mồm miệng đàn ông cũng có kém gì khoản dầy mỏng, vậy mà chỉ được ví với hàm ếch. Còn chị em nhà ta được víđôi môi với môi cá mè. Thì đây, các cụ đã có 3 ca dao rồi nhé:
Khen ai ai khéo kén đôi
Chồng thì hàm ếch, vợ môi cá mè
Nói thế, nhưng đôi khi, thấy phụ nữ cũng rất dễ mắc sai lầm, cá không ăn muối cá ươn, hoặc hay ham hố thả 3 con săn sắt bắt con cá rô, lại tham lam kiểu conrô cũng tiếc con giếc cũng muốn, hoặc tham lam kiểu “bắt cá hai tay”,hay kén cá chọn canh rồi luôn cho rằng con cá mất là con cá to. Hoặc lúc nào cũng nghĩ mình là số một, là number one, cá tính lắm, chẳng chịu cá mè một lứavới ai cả, chỉ là con cá cơm nhưng cứ ảo tưởng mình bằng con cá trắm, có nàng chỉ là cá bống nhưng lại kiêu kỳ như một quý cá măng, hoặc to như con cá voi nhưng lại nhí nhảnh như cô nương cá hồng đớp ánh trăng lộng lẫy. Ra đường, cũng rất dễ gặp một cô nàng sặc sỡ như một con cá cờ, cũng chẳng khó để gặp một cô cá quả (đắng). Đôi khi, chẳng hẹn mà xui, người ta gặp ngay con cá mực đen như mực, rồi đâm phải một con cá… nhà táng, thế là đưa đi chôn vùi một đời giai.
Nói thế không có nghĩa là đàn ông ghét cá, hay ghét phụ nữ. Mà ngược lại. Đànông với cá cũng có họ hàng. Vì đơn giản là đàn ông đi đâu cũng phải dính líu đến đàn bà. Hơn nữa, ngày nhỏ, khi đi học bọn con trai cũng dễ bị xếp vào loại cá biệt, hay oánh nhau kiểu cá lớn nuốt cá bé. Giờ kiểm tra, bọn con trai lười chuyên copy bài còn được gọi là cá chép. Sau này lớn lên, do ảnh hưởng từ cácủa đàn bà, đàn ông cũng ham hố “kiếp đỏ đen”, ham cá độ, cá cược.Thân phận lúc nào cũng nơm nớp như cá nằm trên thớt. Khi có con vào thì lại”cá chuối đắm đuối vì con”, không quần quật lo làm ăn kiếm “con cá lá rau” thì chả đủ cho ba bốn cái mồm cá ngão đợi ở nhà, với một bà vợ thân hình cá voi mồm miệng cá trích còn móng tay sắc như răng cá mập, kiếm chác bao nhiêu bị “cá thu”, nặn bóp cho bằng hết. Huhu có chạy đằng giời cũng chỉ như cá nằm trong đơm, trong nơm trong đó. Hiếm lắm mới cónhững trường hợp mèo mù vớ cá rán, còn lại nhìn chung những cuộc hôn phối của loài người, người ở trong muốn ra cho nhanh, người ngoài lại muốn nhảy vào bằng được.
Thì đấy, cứ cờ ngoài bài trong thế, nhưng quyết thế nào cũng cần dứt khoát, kẻo cứ nhởn nhơ văn chương mãi, lại thành ra già kén kẹn hom (hom cũng là một bộ phận của cái giỏ bắt cá, gớm thế chứ), chị em lại mỉa cho thế này:
Buổi chợ đông, con cá hồng anh chê lạt
Tan buổi chợ rồi, con tép bạc anh cũng khen ngon
Cũng có một thời mông muội, dường như đã lâu lắm lâu lẳm, khi đi tán gái, các chàng trai cứ ngỡ mình là cái lưới giăng, là cái chài quăng, là cái vó bè đặt đâu cá đó. Họ gọi thế là đi đánh bắt còn khi cưa đổ nàng thì cứ ngỡ con cá bébỏng kia đã bị… sa lưới. Có nhiều ông cũng đã vợ con đề huề nhưng vẫn ham đánh bắt xa bờ/gần bờ. Quà cáp, tán tỉnh, hẹn hò được ví như công cụ thảthính… Nhộn nhạo cứ um cả lên. Đôi khi, tán tỉnh hẹn hò xong việc, lại mất hút con mẹ hàng lươn (lươn cũng có họ tí tẹo với nhà cá nhỉ). Cái câu “lặn không sủi tăm” có l ẽ cũng ám chỉ loài cá này, hoặc câu “bóng chim tăm cá” hay “chim trời cá nước” cũng từ đây mà ra, có lẽ thế!
Thực tế, khi các chàng trai ngỡ mình cưa đổ được nàng, cũng là lúc các nàng nhủ thầm, hehe cá đã cắn câu. Lúc này, bọn đàn ông ngớ ngẩn bị hoán đổi bao giờ chả biết, ấy mới là con cá chính hiệu… Còn chị em nhí nhảnh thế kia mới hiệnnguyên hình là con gái thủy thần, sinh ra ở làng chài và lớn lên ở quận BíchCâu.
Bởi cả chúng ta, cả loài cá đều ngộ nhận là một năm có nhõn một ngày dành cho Cá. Ấy là cá tháng Tư. Nhưng sự thực khi thử làm test thực nghiệm trên 50 đàn ông và 50 đàn bà, đều cho kết quả sửng sốt vì ai cũng cho rằng một năm có đủ 365 ngày Cá. Thế nên tất cả bọn họ đều bơi lội tung tăng. Và cuối cùng chả biết ai là ai, ai là mồi, ai là cá, và ai là kẻ tự nguyện đâm đầu vào lưới, lờ đờ như một con cá mắc cạn. Để mà ngẫm rằng:
Con cá không cắn câu, nghĩ rằng con cá dại
Vác cần về rồi, nghĩ lại con cá khôn