Phụ nữ chuẩn bị có thai nên kiêng gì?

Mang thai và sinh con ra được khỏe mạnh là điều mong muốn của mọi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, trên thực tế lại có không ít người chưa biết chuẩn bị có thai nên kiêng gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, con sinh ra phát triển bình thường. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc đó.

Hàng triệu trẻ em đã phát triển
khả năng ngôn ngữ của mình
thông qua các ứng dụng học tập
của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.

Chuẩn bị có thai nên kiêng gì?

Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh đóng góp vai trò quan trọng giúp các chị em có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khỏe bé phát triển tốt. Để đạt được điều đó thì ngoài những lưu ý về những điều nên làm, các loại thực phẩm nên ăn thì các chị em cần phải biết chuẩn bị có thai nên kiêng gì là tốt cho sức khỏe sinh sản.

Dưới đây là một số loại thực phẩm, đồ uống mà phụ nữ đang mong muốn sinh con cần tránh: 

Caffeine

Caffeine gây hại cho sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Caffeine là chất kích thích, chất gây nghiện hàng đầu được cảnh báo không sử dụng đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, khi dung nạp một lượng lớn caffeine vào cơ thể, chúng có thể tích tụ tại ống dẫn trứng hay môi trường dịch tử cung. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của phôi thai, làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.

Bên cạnh đó, caffeine còn gây ra tình trạng mất ngủ, lo lắng, tim đập nhanh, tăng huyết áp,…Sức khỏe giảm sút, tâm trạng bất ổn luôn là nguyên nhân khiến phụ nữ khó có thai. 

Ngay cả với những trường hợp phụ nữ đang mang thai, caffeine còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm khác như: 

  • Đào thải nước và canxi ra ngoài cơ thể, trong khi đây lại là 2 yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.

  • Tình trạng mất ngủ kéo dài khiến thai phụ bị mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, thiếu sức sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

  • Cản trở cơ thể hấp thu sắt – chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

  • Làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ hô hấp ở thai nhi và bệnh đái tháo đường thai kỳ ở người mẹ.

  • Khiến mẹ bầu có cảm giác chán ăn, dẫn đến tình trạng thai nhi suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển.

Ngoài những ảnh hưởng trên, caffeine còn gây nhiều tác động tiêu cực khác đến sức khỏe sinh sản của con người. Vì vậy, các chị em hãy nói không với việc sử dụng caffeine trong giai đoạn trước và trong thai kỳ.

Nước uống có cồn, chất kích thích

Nhắc đến đồ uống có cồn và chất kích thích có thể kể đến rượu, bia, thuốc lá,…Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, những ai đang có ý định sinh con thì tuyệt đối tránh xa các chất này. Lý do bởi ngoài tác động cản trở thụ thai, nó còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Đồ uống có cồn, chất kích thích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, tinh trùng của người đàn ông uống rượu chỉ bằng 12% so với người không uống rượu. Chất ethanol có trong rượu gây co thắt mạch máu, teo tinh hoàn và làm suy giảm chức năng sản xuất tinh trùng. Đây là nguyên nhân gây tình trạng vô sinh ở nam giới hoặc tinh trùng dị tật khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Đối với phụ nữ, uống rượu bia có thể gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và suy giảm chất lượng trứng. Tất nhiên, chất lượng trứng không đảm bảo thì dù có mang thai thì sức khỏe của bé vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng.

Phải mất rất nhiều thời gian cơ thể mới đào thải hết chất kích thích ra ngoài. Điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng của thai nhi. Hậu quả dẫn đến là suy giảm hệ miễn dịch, vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe.

Hậu quả nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu uống rượu, bia là gây ra hội chứng rối loạn do bào thai nhiễm độc rượu. Trẻ bị mắc căn bệnh này sẽ bị chậm phát triển từ khi còn còn trong “trứng” đến sau này, nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như dị tật tim, dị tật thần kinh, khuôn mặt bị biến dạng,…

Ngoài ra, rượu, bia, thuốc lá còn khiến tử cung co bóp mạnh, dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Vì vậy, việc sử dụng rượu bia trước và trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Các chị em cần tránh xa để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thực phẩm từ đậu nành

Các thực phẩm từ sữa đậu nafh không tốt cho sức khỏe sinh sản. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo nghiên cứu của trường học Y tế công cộng Harvard ở Mỹ, sức khỏe sinh sản bị suy giảm nghiêm trọng nếu người đó thường xuyên tiêu thụ thực phẩm làm từ đậu nành, đặc biệt là ở nam giới. Trong đó bao gồm: sữa đậu nành, đậu tương, đậu phụ,… Hậu quả khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này khiến dương vật bị suy giảm khả năng hoạt động, chất lượng tinh trùng kém.

Đường, soda và nước trái cây tiệt trùng

Trong các loại nước đóng chai thường có đường cô đặc. Nếu các chị em tiêu thụ nhiều các chất này vào cơ thể có thể bị rối loạn đường huyết, suy giảm hệ miễn dịch và mất cân bằng hormone. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai ở nữ giới. Không ít trường hợp vì quá mong mỏi có thai đã dẫn đến stress, lo lắng về tình trạng của mình càng khiến cơ hội mang thai bị thu nhỏ lại.

Nước trái cây tiệt trùng không nên uống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay cả khi đã mang thai, các mẹ bầu vẫn phải hứng chịu những ảnh hưởng từ việc uống các loại nước chứa đường cô đặc. Cụ thể như: thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, gia tăng các triệu chứng ốm nghén, tăng cân nhiều, nguy cơ bị thừa cân béo phì,… Những tác động này đều có thể gây ra căn bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Vì vậy, nếu thèm đồ ngọt, thay vì sử dụng các loại đồ uống có đường này các chị em nên lựa chọn dung nạp đường từ tự nhiên như ăn nhiều trái cây tươi. Trái cây vừa cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa hạn chế khả năng hấp thu lượng đường nhờ chất xơ. Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý tránh xa đồ ăn, đồ uống chế biến sẵn, đóng hộp,… 

Thực phẩm cho người ăn kiêng

Nhiều chị em đang muốn có thai nhưng lại sợ tăng cân, béo phì. Vì vậy, họ đã lựa chọn cách ăn kiêng, giảm lượng tinh bột và chất béo dung nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định lớn đến kết quả thụ thai của phụ nữ.

Phụ nữ ăn kiêng làm giảm khả năng thụ thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể mẹ sẽ trở nên yếu ớt, mệt mỏi, suy giảm khả năng thụ thai và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu cơ thể thiếu hoàn toàn chất béo sẽ gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, rối loạn chu kỳ rụng trứng. Đây là yếu tố dẫn đến khó đậu thai, gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Vì vậy, để cơ thể vẫn đảm bảo dinh dưỡng không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà vẫn giúp các chị em tránh được bệnh béo phì, chúng ta có thể sử dụng chất béo có nguồn gốc từ các loại hạt, thực vật và cá. Bên cạnh đó, phụ nữ chuẩn bị mang thai hãy hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp,…

Xem thêm:

Đồ ăn tái, sống

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai hoặc đang chuẩn bị mang thai cần tránh xa các loại đồ ăn tái, sống như sushi, thịt tái, trứng tái sống, các loại gỏi, rau sống,… Bởi khi chưa được chế biến chín kỹ, mọi loại thực phẩm này đều có nhiều vi khuẩn, giun sán gây bệnh,…

Thực phẩm tái, sống gây nhiều nguy cơ cho thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, tiêu chảy hoặc ký sinh trong cơ thể và gây ra các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm. Sau khi mang thai, chúng sẽ lây truyền bệnh sang thai nhi thông qua nhau thai. 

Hậu quả là khiến thai nhi chậm phát triển, sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra bị suy giảm hệ miễn dịch, còi cọc,…Vì vậy, tốt nhất các chị em hãy tuân thủ chế độ ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe sinh sản và sự phát triển của em bé.

Thực phẩm đột biến gen GMO

Theo báo cáo nghiên cứu của Bộ y tế Autrian năm 2008, thực phẩm GMO có ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến khả năng sinh sản và sức đề kháng của con người. Khi thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm đột biến gen, cơ thể bị lão hóa nhanh chóng, nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn và suy giảm chức năng sinh sản.

Tránh ăn thực phẩm đột biến gen. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong đó, chức năng sinh sản bị ảnh hưởng đối với cả hai giới nam và nữ. Chất lượng tinh trùng kém vừa làm giảm khả năng thụ thai, vừa có thể gây ra những hệ lụy cho đứa trẻ sau này. Trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển về trí não và thể chất,…

Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực do thực phẩm GMO gây ra, những người nội trợ hãy lựa chọn, kiểm tra kỹ bao bì thực phẩm, tránh sản phẩm có dấu hiệu GMO. Nếu có thể, hãy thay thế thực phẩm ăn uống hàng ngày bằng các sản phẩm hữu cơ để tốt cho sức khỏe.

Vận động mạnh, quá sức

Vận động, tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe rất hiệu quả, phòng tránh nguy cơ béo phì, đồng thời còn mang lại cho con người tinh thần thoải mái. Điều này rất có ích trong quá trình thụ thai của phụ nữ.

Vận động quá sức cản trở quá trình thụ thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu tập luyện với cường độ cao có thể gây phản tác dụng, dẫn đến hậu quả là khó mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục quá sức khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Vì vậy, để tránh cản trở quá trình thụ thai, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên cân nhắc về thời lượng tập và các bài tập ở mức độ vừa phải. Thời gian khuyến nghị tập thể dục không vượt quá 4 tiếng trong một tuần. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe,…để cải thiện sức khỏe mà không ảnh hưởng đến sinh sản.

Phụ nữ cần làm gì để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những lưu ý khi chuẩn bị có thai nên kiêng gì, các chị em còn phải chuẩn bị cho kế hoạch mang thai thật tốt. Trong đó bao gồm:

  • Khám sức khỏe tiền thai sản: Khám sức khỏe sàng lọc trước khi mang thai nhằm mục đích đánh giá những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và sức khỏe thai kỳ. Điều này giúp giảm nguy cơ thai nhi mắc các bệnh lý di truyền từ bố mẹ, bất thường nhiễm sắc thể,…Trường hợp mẹ mắc các bệnh lý nguy hiểm cần phải được tầm soát bệnh về mức ổn định trước khi mang thai.

  • Tiêm phòng: Một số loại virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều nguy hiểm, trong đó bao gồm dị tật, tử vong thai nhi,… Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai tiêm vaccine phòng bệnh không những giúp bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn cung cấp cho trẻ một lượng kháng thể phòng bệnh trong những năm đầu đời. Các mẹ nên tiêm phòng các loại vaccine như: HPV, thủy đậu, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella,…ngay từ khi có ý định mang thai 3 tháng.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Cơ thể mẹ quá gầy hoặc quá béo đều có thể cản trở việc mang thai. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhưng đừng quên kiểm soát cân nặng ở mức lý tưởng nhất. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng các nhóm chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho mẹ, hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.

  • Tránh xa môi trường độc hại: Nơi sinh sống hoặc làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, tia phóng xạ độc hại thì các chị em hãy tránh xa càng sớm càng tốt. Những chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh sản, nguy cơ vô sinh cao. Hơn nữa, nó còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, làm suy giảm hệ miễn dịch của mẹ bầu, khiến thai nhi kém phát triển và có thể mắc dị tật bẩm sinh,…

  • Dừng ngay việc sử dụng các chất độc hại: Như đã nói ở trên, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích, gây nghiện,…đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe thai kỳ. Vì vậy, cả bố và mẹ hãy dừng ngay việc này để gặp thuận lợi trong hành trình đón con đến với thế giới này.

  • Tránh làm việc quá sức: Làm việc quá sức khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, tâm trạng không được tốt. Điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ.

  • Tránh căng thẳng mệt mỏi,….:Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, làm suy giảm sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi có ý định mang thai, các chị em hãy cố giữ cho bản thân luôn trong trạng thái thoải mái, vui vẻ nhất.

Trên đây là tổng hợp kiến thức chuẩn bị có thai nên kiêng gì để tăng khả năng thụ thai và tốt cho sự phát triển của trẻ. Hy vọng các cặp vợ chồng sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và có thai kỳ khỏe mạnh.

11 Foods and Beverages to Avoid During Pregnancy – What Not to Eat – Ngày truy cập: 13/05/2022

https://www.healthline.com/nutrition/11-foods-to-avoid-during-pregnancy

Rate this post

Viết một bình luận