Nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao, việc phun môi đang trở thành trào lưu được các chị, các em săn đón và thực hiện. Tuy nhiên, có rất nhiều hệ lụy sau khi phun môi mà mọi người không thể lường trước được như bị mụn nước quanh miệng làm mất thẩm mỹ. Vậy phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì để khắc phục tình hình mất thẩm mỹ nhanh nhất.
Nguyên nhân khiến sau khi phun môi bị mụn nước
Nguyên nhân luôn có các điểm xuất phát khác nhau mà chúng ta không thể ngờ đến. Tình trạng xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti sau khi phun môi, làm mất đi thẩm mỹ vốn có của bạn.
- Đầu tiên phải kể đến tình trạng dụng cụ phun xăm kém chất lượng, không được sát khuẩn đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Thứ hai, dùng mũi kim trực tiếp khi phun xăm không đúng cách làm tổn thương và bào mòn lớp biểu bì của môi.
- Thứ ba, sử dụng mực xăm không đảm bảo chất lượng có thể sẽ khiến môi thâm hơn lúc ban đầu.
- Cuối cùng, sau khi phun môi các bạn chăm sóc sai lệch không đúng cách cũng khiến môi bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng mụn nước ở môi.
Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xấu dần và mất thẩm mỹ cho đôi môi của bạn.
Phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì để khắc phục nhanh nhất?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ cho hay, làm đẹp luôn cho bạn cảm giác tự tin về hình thể bên ngoài. Việc phun môi cũng không ngoại lệ của các chị em phụ nữ ngày nay. Các chuyên gia khuyên bạn khi phun môi xong nếu có phát hiện dấu hiệu bất thường như bị mụn nước. Điều đầu tiên hãy rửa sạch bằng nước muối sinh lý trước, sau đó bạn có thể tìm các loại thuốc bôi cho các vết thương mau lành.
Vậy phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì khắc phục nhanh nhất?
Có nhiều loại thuốc khác nhau như: Acyclovir, Nano Bạc, Acyclostad, Valacyclovir, Acic, Benzosali, Benzac, Famciclovir, Thuốc Kamistad… Thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn lấy lại được làn môi căng mọng, rạng ngời nhanh chóng, các loại thuốc chuyên đặc trị loại bỏ hoàn toàn và nhanh chóng những nốt mụn nước khiến chị em cảm thấy tự tin hơn.
Lưu ý: Bên cạnh bôi thuốc thì bạn cũng cần phải có chế độ chăm sóc đôi môi phù hợp sau những ngày dài mắc các triệu chứng mụn nước.
Những lưu ý về chế độ chăm sóc môi bị mụn nước
- Những vùng bị mụn nước trên da phải được giữ gìn sạch sẽ và bạn chỉ nên bôi thuốc vào đúng những nơi bị mụn nước, tránh bôi lan ra ngoài. Vì nó sẽ bị lây lan ra vùng lân cận.
- Không để môi tiếp xúc trực tiếp với nước trong những ngày đầu tiên khi bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti vì chúng rất lâu khỏi.
- Không đụng tay trực tiếp lên môi những ngày đầu tiên khi bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti vì chúng sẽ lây lan ra khắp môi làm bạn trở nên tự ti hơn.
- Không tự ý cạy môi khi môi có dấu hiệu bong vảy sẽ khiến môi chảy máu rất lâu lành.
- Khi môi bong vảy cần bôi dưỡng ẩm liên tục 3 lần/ ngày.
- Kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có nồng độ cồn cao.
- Kiêng ăn các đồ ăn cay, nóng, xôi, nếp, thịt bò, rau muống, hải sản… sau khi phun môi (kiêng trong vòng 1 tháng đầu).
- Uống nhiều nước lọc ít nhất 2 lít nước mỗi ngày kèm đó là uống các loại nước ép trái cây mỗi ngày sẽ khiến đôi môi dễ chịu và đều màu hơn rất nhiều.
- Ăn nhiều rau, trái cây tươi tốt chứa nhiều vitamin để môi lên màu đúng, đều và đẹp hơn.
Các loại thuốc đặc trị mụn nước sau khi phun môi
Thuốc Acyclovir kháng virus
Thuốc Acyclovir là một trong số các loại thuốc được chị em tin dùng nhiều nhất vì nó là loại thuốc kháng virus trực tiếp. Acyclovir là một dẫn chất purin nucleoside tổng hợp với hoạt tính ức chế in vitro và in vivo virus. Tác dụng của nó làm chậm sự phát triển và lây lan ra các vùng khác của virus, tạo điều kiện chống lại sự phá hủy của virus xâm nhập vào cơ thể và chống nhiễm trùng nặng hơn.
Tác dụng của thuốc giúp các vết lở loét lành nhanh hơn, giảm ngứa, giảm đau và không lan ra các vùng lân cận. Thuốc cũng tạo điều kiện cho những người có sức đề kháng kém, chúng chống lại sự phá hủy của virus xâm nhập vào cơ thể tránh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Một chút lưu ý trước khi sử dụng Acyclovir trị mụn nước cho môi:
- Phun môi xong phát hiện bị mụn nước nên điều trị bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi bị nổi các mẩn đỏ, tốt nhất là trong giai đoạn đầu mọi thứ sẽ dễ dàng cứu cánh cho bạn hơn.
- Bạn nên rửa tay trước và sau khi thoa thuốc lên vùng bị nổi mụn nước, tránh cọ xát quá mạnh vào vết thương khi không cần thiết hoặc dùng khăn lau để tránh làm nặng thêm hay lây truyền nhiễm trùng.
- Không thoa kem lên niêm mạc như bên trong miệng. Tránh tiếp xúc thuốc vào mắt nếu dính vào mắt lập tức rửa sạch bằng nước nhỏ mắt.
- Nên khám bác sĩ trước khi sử dụng cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hay trẻ em dưới 12 tuổi.
Nano Bạc giúp làm sạch da và ngăn ngừa vi khuẩn
Ngoài ra, sau phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì là hiệu quả nhất đó là Nano Bạc giúp bạn làm sạch làn da môi, ngăn ngừa các vi khuẩn, virus xâm nhập gây tình trạng da lở loét do mụn nước, khó chịu và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nó còn giúp đôi môi trở nên mịn màng và căng mướt hơn.
Nano Bạc chứa thành phần tự nhiên chiết xuất từ hành tây, lô hội, vitamin E, glycerin, hydroxypropyl methylcellulose, kali sorbat, nước tinh khiết.
Thuốc bôi trị mụn nước Benzosali
Benzosali là thuốc điều trị các bệnh ngoài da liên quan đến da liễu thường gặp thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiết bã, vảy nến, nấm da, mụn nước, nổi mẩn… Thuốc giúp vùng bị viêm sưng mềm hơn, đỡ đau rát hay ngứa ngáy cho người bệnh.
Benzosali có hai thành phần chính: là Acid Benzoic và Acid salicylic.
Kem đặc trị mụn nước Benzac AC
Được sản xuất bởi Galderma, Benzac AC Wash có 3 nồng độ – 2,5% và 10% Benzoyl Peroxide để điều trị mụn nước nhẹ đến trung bình. Thành phần chính là hoạt chất benzoyl peroxide giúp tiêu diệt đến 94% vi khuẩn gây mụn nước. Nó cung cấp cả tác dụng làm sạch, tăng tốc độ thay mới tế bào lớp sừng và điều trị mụn nước được kết hợp trong một công thức. Nó còn cung cấp glycerol có tính dưỡng ẩm để giảm kích ứng cho đôi môi sưng tấy.
Trên đây là phần tìm hiểu và chia sẻ cho tình trạng phun môi bị mụn nước bôi thuốc gì cùng bạn để nhanh chóng biến mất và lấy lại làn môi căng mọng nhất. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết này hoặc bạn có thể cho mình xin ý kiến phải hồi của bạn nhé. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ có ích đối với công cuộc xử lý các vấn đề mụn nước của các bạn nhé!