Quả Bồ Hòn là gì? Công dụng và cách sử dụng Quả Bồ Hòn

Quả Bồ Hòn là gì? Công dụng và cách sử dụng Quả Bồ Hòn

Ngày nay còn nhiều người lạ lẫm không biết Quả Bồ Hòn là cái gì? Nhưng chắc ai cũng biết câu nói Ngậm Bồ Hòn làm ngọt? Đặc biệt mấy năm gần đây chị em nội trợ truyền tai nhau về Quả Bồ Hòn – Trái cây có chứa Xà phòng tự nhiên có khả năng tạo bọt và làm sạch thay hóa chất có thể dùng làm nước rửa bát, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, thậm chí tắm gội?
Vậy Quả Bồ Hòn là cái gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng EcoHouse khám phá nhé!

Quả Bồ Hòn có tên khoa học là Sapindus tên tiếng Anh là Soapnuts/ Soapberries (Có nghĩa là Quả Xà Phòng) do

trong phần thịt vỏ quả

có chứa xà phòng tự nhiên có thể dùng để giặt tẩy làm sạch bất cứ thứ gì từ quần áo, bát đĩa, kim loại, trang sức, kính… đến giải quyết nhu cầu vệ sinh cá nhân như tắm gội và cả chống muỗi, côn trùng. Hiện đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước phương Tây với mức giá cao  tận 900,000đ/kg

Bồ Hòn mọc tự nhiên ở những cánh rừng rộng lớn tập trung khu phía bắc và cao nguyên nước ta. Khi đất nước còn thiếu thốn, người ta lựa chọn bồ hòn để tắm rửa, khử trùng.

Đặc tính của Quả Bồ Hòn

– Tính Làm Sạch: loại quả có chứa chứa chất “Saponin” – một chất tự nhiên được xem là có thể thay thế 100% bột giặt và chất tẩy rửa hóa học. Khi tiếp xúc với nước, nó tạo ra bọt nhẹ, tương tự như xà phòng. Từ trái Bồ Hòn này, người dùng có thể chế biến ra dung dịch Bồ Hòn – có thể được sử dụng để làm sạch bất cứ thứ gì từ quần áo, rửa mặt, tắm gội, rửa chén bát, lau chùi kính.
– Tính an toàn: Tuy là xà phòng nhưng Bồ Hòn vô cùng lành tính với da, vải vóc… Sau khi đươc giặt với Bồ Hòn thì quần áo của bạn vẫn duy trì được nếp vải, không gây bạt màu quần áo, rất êm dịu với da tay khi tiếp xúc trực tiếp. Quả rừng Bồ Hòn này còn được ưu ái thêm phần không gây kích ứng da đặc biệt là da em bé, da mắc bệnh chàm và da nhạy cảm.
– Tính khử trùng, kháng khuẩn, kháng nấm: Bồ Hòn được pha chế theo công thức riêng có thể sử dụng làm dung dịch khử trùng, diệt côn trùng, sâu bệnh rất hiệu quả mà lại rất an toàn cho người sử dụng trực tiếp. Ngoài ra chất Saponin chứa trong quả Bồ Hòn còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm nên Bồ Hòn cũng trở thành một trong số các vị thuốc trong đông y.

Quả Bồ Hòn có thể thay thế hóa chất tầy rửa công nghiệp được hay không?

Với tính năng hóa học mà thiên nhiên ban tặng cho Bồ Hòn, Bồ Hòn có thể thay thế hoàn toàn 100% các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp như: nước rửa chén, rau củ quả, nước tẩy rửa vệ sinh, nước lau nhà, bột giặt, sữa tắm…. Tùy theo mục đích sửa dụng mà người dùng có thể pha chế dung dịch bồ hòn để tạo ra sản phẩm tẩy rửa phù hợp với gia đình mình.

Lợi ích khi sử dụng Quả Bồ Hòn

An toàn cho sức khỏe và môi trường

Với khả năng làm sạch tự nhiên mà mẹ thiên nhiên ban tặng mà không cần dùng tới bất kỳ hoá chất công nghiệp nào Bồ Hòn giúp người sử dụng tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất đồng thời không tạo ra nước thải chứa những hoá chất độc hại, do đó không gây ô nhiễm nguồn nước. Khi nguồn nước không bị nhiễm hoá chất độc hại thì các sinh vật sống trong đấy như cá tôm sẽ phát triển khoẻ mạnh, không tích tụ các độc tố trong cơ thể giúp cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho con người. Quả bồ hòn sau khi sử dụng có thể tự phân huỷ làm phân bón cho cây và có tác dụng làm giảm các độc tố trong đất.
Ngoài ra với đặc tính hoàn toàn lành tính, không gây dị ứng Bồ Hòn thích hợp cho làn da em bé, phụ nữ mang thai, người có làn da nhạy cảm, dị ứng với các hoá chất tẩy rửa thông thường, theo một số dược sỹ và thầy thuốc thì quả bồ hòn có thể kháng nấm, kháng khuẩn có thể chữa nhiều bệnh đặc biệt là bệnh về da liễu.

Một quả Bồ Hòn có thể sử dụng đi dùng lại nhiều lần cho tới khi lớp thịt quả tan hết nên có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy làm sạch tự nhiên nhưng tạo ít bọt nên tiết kiệm nước xả quần áo hay nước tráng bát đĩa. Hơn nữa trong quả có sẵn chất làm mềm vài nên giúp bạn tiết kiệm nước xả vải.  Đặc biệt khi sử dụng Bồ Hòn giặt đồ sẽ giúp duy trì nếp vải, không biến dạng, co giãn, bay màu, rút chỉ -> tăng tuổi thọ cho quần áo mà máy giặt lại không bị ăn mòn bởi hoá chất công nghiệp nên cũng ít hư hỏng hơn. Ngoài ra sử dụng Bồ Hòn lau nhà nhà cửa trang thiết bị điện không gây oxy hoá tăng tuổi thọ đồ dùng.

Dùng trực tiếp quả bồ hòn ngâm nước nóng bóp ra để rửa bát hoặc nước bồ hòn/ enzyme bồ hòn để rửa bát đĩa cốc chén. Lượng quả và lượng nước bồ hòn tuỳ người sử dụng ước lượng, tráng lại bằng nước sạch. Có thể dùng kết hợp Bồ Hòn với chanh tươi, tinh dầu Quế để gia tăng tác dụng sát khuẩn khử mùi.
Với bát đĩa, nồi chảo nhiều dầu mỡ bạn có thể dùng thêm bột mì/ cám gạo để thấm bớt dầu mỡ sau đó dùng Bồ Hòn rửa lại hiệu quả cho thấy không kém gì sử dụng các hoá chất công nghiệp.

Dùng 5 – 8 quả bồ hòn cho vào túi dây rút hoặc chiếc tất cũ thắt miệng túi lại ngâm vào bát nước nóng 30 phút hoặc quay bát nước trong lò vi sóng 3 – 5 phút rồi đổ nước vào ngăn nước giặt, túi quả cho lẫn vào quẩn áo hoặc  dùng 50 – 100ml nước bồ hòn hoặc enzyme Bồ Hòn để cho vào ngăn nước giặt nếu giặt máy (hiệu quả hơn khi giặt bằng nước nóng)
Nếu giặt tay cho nước bồ hòn vào chậu dùng vòi xịt mạnh nước cho lên bọt cho quần áo vào ngâm sau đấy giặt bình thường.
LƯU Ý SAU KHI NGÂM RẤT ÍT BỌT NHƯNG VẪN SẠCH, NẾU GIẶT QUẦN ÁO SÁNG MÀU NÊN DÙNG QUẢ BỒ HÒN LOẠI CHÍN RỤNG TRÁNH CÓ NHỰA LÀM DÂY BẨN QUẦN ÁO
Có thể hoà thêm vài giọt tinh dầu nguyên chất để xả quần áo tạo mùi thơm theo sở thích.
Với những vết bẩn cứng đầu bạn nên tham khảo thêm 1 số mẹo làm sạch ở mục 5

Dùng trực tiếp nước Bồ Hòn để lau kính, lau bếp, lau lò vi sóng bằng khăn vải mềm sau đấy lau lại 1 lượt bằng khăn với nước sạch.
Pha loãng nước Bồ Hòn để lau sàn như nước lau sàn bình thường, nên kết hợp với vài giọt tinh dầu quế để sát khuẩn tạo mùi thơm. Lau nhà thường xuyên bằng nước bồ hòn sẽ giúp khử mùi, đuổi kiến côn trùng

Nước Bồ Hòn dùng tắm rửa trực tiếp rất an toàn do có độ pH tự nhiên là 5.5
Nếu dùng nước enzyme bồ hòn thì bạn nên pha loãng do pH enzyme Bồ Hòn là cỡ 3.5 – 4
Ngoài ra bạn có thể nấu nước bồ hòn cùng các loại cây hoa cỏ thảo dược khác để giúp làm mát thư giãn cho da tuỳ theo sở thích
Dùng Bồ Hòn gội đầu làm sạch nhưng sẽ đồng thời làm khô tóc hơn bình thường nên kết hợp với một số loại thảo mộc thích hợp dưỡng mềm mượt tóc như lá bưởi, vỏ bưởi, bồ kết, hương nhu, quả khế chua .. hay Glycerin thực vật giúp dưỡng ẩm da và tóc
 

Ngâm trang sức cần làm sạch trong nước bồ hòn rồi đánh kỹ sẽ sáng bóng
Có thể sử dụng enzyme bồ hòn để tăng hiệu quả
 

Dùng nước bồ hòn phun tưới trực tiếp lên cây cối vào sáng sớm và chiều tối sẽ giúp trừ sâu bệnh tự nhiên
 

Trong y học dân gian Ấn Độ, để điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoảng 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng, ngày 2 lần.
Nhân dân một số vùng ở Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ và bệnh nấm da. Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên để trị gầu và diệt chấy
Bài thuốc có bồ hòn:
+  Chữa hôi miệng, trừ sâu răng:
Nhân quả bồ hòn (5 – 10g) tán bột, ngậm nhổ nước.
+ Diệt sâu, trừ giòi:
a) Vỏ cây tươi bồ hòn giã nát, hòa với nước, đem phun.
b) Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới.
+ Chữa hắc lào:
Vỏ quả bồ hòn (20g), củ riềng già (10g). Tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90°, dùng bôi.
+  Chữa ghẻ lở, hắc lào:
Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với diêm sinh lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.
+ Chữa họng tắc, không nuốt được:
Vỏ qủa bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ, thổi vào họng.
+ Phòng ngừa đỉa cắn:
Dầu quả bồ hòn, bôi vào đùi và chân trước khi lội xuống ao. ruộng.

Dùng quả bồ hòn ngâm trực tiếp vào nước sôi nóng 30ph sau đấy dùng tay bóp để lớp thịt quả tan ra lấy nước để sử dụng. (Quả chưa tan hết có thể phơi khô tái sử dụng lại hoặc bảo quản trong tủ lạnh để tránh mốc hỏng, nên dùng thêm 1 túi vải hoặc 1 chiếc tất cũ cho quả vào trong để ngăn không cho cặn bã tan ra dây bẩn lên quần áo nếu dùng để giặt đồ)
Ủ bồ hòn vào nước sôi nóng 1 – 2h bằng ly, cốc, ấm có nắp giữ nhiệt rót nước ra để sử dụng tương tự như hãm trà (Có thể ngâm ủ, thời gian lâu hơn và để qua ngày thì nước càng có nhiều chất xà phòng)
Ủ bồ hòn bằng bình giữ nhiệt hoặc phích nước (bình thuỷ) rót nước ra để sử dụng
Lưu ý: Thời gian ủ nóng càng lâu hoặc số lượng quả càng nhiều bạn càng thu được nhiều xà phòng để sử dụng
Bạn hoàn toàn có thể dùng nước sôi nguội để ngâm Bồ Hòn nhưng sẽ mất lượng thời gian nhiều hơn

Đun sôi bồ hòn với nước sạch và ninh kỹ cho quả Bồ Hòn mền ra tương tự như hầm canh xương, cháo hay nấu chè sau đấy để nước nguội lọc bã quả ra bạn sẽ thu được dung dịch bồ hòn thông thường. Với lượng quả và thời gian đun nấu càng nhiều thì bạn càng tuy được dung dịch càng đậm đặc
LƯU Ý:
– Để tạo mùi thơm bạn có thể thêm sả, chanh, vỏ bưởi … trong quá trình đun nấu
– Dung dịch để được lâu hơn bên ngoài bạn nên ninh Bồ Hòn cùng vỏ Quế khô
– Sau khi nấu và lọc bã xong nên để nước Bồ Hòn tự lắng cặn và chỉ hớt lớp nước mặt trên cho vào lọ để bảo quản được lâu hơn do lớp cặn có nhiều tinh bột và chất nhầy dễ lên men tạo mùi chua khó chịu
– Thời gian bảo quản dung dịch thông thường là 1 – 2 tuần ở nhiệt độ thường, 1 – 2 tháng ở ngăn mát tủ lạnh, 3 – 4 tháng cấp đông. Trong trường hợp dung dịch bị lên men có mùi chua khó chịu cách xử lý đó là cho thêm vài thìa đường nắp kín chai để ủ thành enzyme sử dụng.
– Dung dịch thường có mùi thơm ngon nên dán nhãn cảnh báo người khác hoặc trẻ nhỏ uống nhầm gây nôn mửa
– Công thức và cách làm tham khảo ở mục 4.5

Là dung dịch bồ hòn được ủ với 1 lượng nhỏ đường thô chưa qua tinh luyện (đường nâu, đường thốt nốt, mật mía, đường phên làm bánh trôi …) để lên men enzyme hoàn toàn để không hỏng ngoài nhiệt độ thường và có mùi thơm ngọt nhẹ tựa mùi nước sấu, nước mơ …
Ưu điểm của dung dịch enzyme Bồ Hòn là không làm tắc bình tạo bọt, không dây bẩn quần áo sang màu, không phải bảo quản lạnh.
Công thức và cách làm tham khảo ở mục 4.5

– Vò bóp khăn vải lưới nước bồ hòn đậm đặc
– Cho vào chai rỗng lắc mạnh
– Dùng máy xay sinh tố
– Dùng bình tạo bọt hỗ trợ, tuy nhiên lưu ý khi sử dụng cần lọc bỏ cặn khỏi dung dịch bằng cách để nước tự lắng cặn trong bình chỉ rót lớp nước trong mặt trên lọc qua khẩu trang y tế hoặc giấy lọc tra rồi mới cho vào bình.
– Dùng van xịt nước nhà vệ sinh xịt mạnh vào chậu nước chứa 1 ít dung dịch bồ hòn
 

 
 

Top

Ngày nay còn nhiều người lạ lẫm không biết Quả Bồ Hòn là cái gì? Nhưng chắc ai cũng biết câu nói Ngậm Bồ Hòn làm ngọt? Đặc biệt mấy năm gần đây chị em nội trợ truyền tai nhau về Quả Bồ Hòn – Trái cây có chứa Xà phòng tự nhiên có khả năng tạo bọt và làm sạch thay hóa chất có thể dùng làm nước rửa bát, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, thậm chí tắm gội?Vậy Quả Bồ Hòn là cái gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng EcoHouse khám phá nhé!Bồ Hònở những cánh rừng rộng lớn tập trung khu phía bắc và cao nguyên nước ta. Khi đất nước còn thiếu thốn, người ta lựa chọn bồ hòn để tắm rửa, khử trùng.loại quả có chứa chứa chất “Saponin” – một chất tự nhiên được xem là có thể thay thế 100% bột giặt và chất tẩy rửa hóa học. Khi tiếp xúc với nước, nó tạo ra bọt nhẹ, tương tự như xà phòng. Từ trái Bồ Hòn này, người dùng có thể chế biến ra dung dịch Bồ Hòn – có thể được sử dụng để làm sạch bất cứ thứ gì từ quần áo, rửa mặt, tắm gội, rửa chén bát, lau chùi kính.Tuy là xà phòng nhưng Bồ Hòn vô cùng lành tính với da, vải vóc… Sau khi đươc giặt với Bồ Hòn thì quần áo của bạn vẫn duy trì được nếp vải, không gây bạt màu quần áo, rất êm dịu với da tay khi tiếp xúc trực tiếp. Quả rừng Bồ Hòn này còn được ưu ái thêm phần không gây kích ứng da đặc biệt là da em bé, da mắc bệnh chàm và da nhạy cảm.Bồ Hòn được pha chế theo công thức riêng có thể sử dụng làm dung dịch khử trùng, diệt côn trùng, sâu bệnh rất hiệu quả mà lại rất an toàn cho người sử dụng trực tiếp. Ngoài ra chất Saponin chứa trong quả Bồ Hòn còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm nên Bồ Hòn cũng trở thành một trong số các vị thuốc trong đông y.Quả Bồ Hòn có thể thay thế hóa chất tầy rửa công nghiệp được hay không?Lợi ích khi sử dụng Quả Bồ HònVới khả năng làm sạch tự nhiên mà mẹ thiên nhiên ban tặng mà không cần dùng tới bất kỳ hoá chất công nghiệp nào Bồ Hòn giúp người sử dụng tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất đồng thời không tạo ra nước thải chứa những hoá chất độc hại, do đó không gây ô nhiễm nguồn nước. Khi nguồn nước không bị nhiễm hoá chất độc hại thì các sinh vật sống trong đấy như cá tôm sẽ phát triển khoẻ mạnh, không tích tụ các độc tố trong cơ thể giúp cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho con người. Quả bồ hòn sau khi sử dụng có thể tự phân huỷ làm phân bón cho cây và có tác dụng làm giảm các độc tố trong đất.Ngoài ra với đặc tính hoàn toàn lành tính, không gây dị ứng Bồ Hòn thích hợp cho làn da em bé, phụ nữ mang thai, người có làn da nhạy cảm, dị ứng với các hoá chất tẩy rửa thông thường, theo một số dược sỹ và thầy thuốc thì quả bồ hòn có thể kháng nấm, kháng khuẩn có thể chữa nhiều bệnh đặc biệt là bệnh về da liễu.Một quả Bồ Hòn có thể sử dụng đi dùng lại nhiều lần cho tới khi lớp thịt quả tan hết nên có thể tái sử dụng nhiều lần. Tuy làm sạch tự nhiên nhưng tạo ít bọt nên tiết kiệm nước xả quần áo hay nước tráng bát đĩa. Hơn nữa trong quả có sẵn chất làm mềm vài nên giúp bạn tiết kiệm nước xả vải. Đặc biệt khi sử dụng Bồ Hòn giặt đồ sẽ giúp duy trì nếp vải, không biến dạng, co giãn, bay màu, rút chỉ -> tăng tuổi thọ cho quần áo mà máy giặt lại không bị ăn mòn bởi hoá chất công nghiệp nên cũng ít hư hỏng hơn. Ngoài ra sử dụng Bồ Hòn lau nhà nhà cửa trang thiết bị điện không gây oxy hoá tăng tuổi thọ đồ dùng.Dùng trực tiếp quả bồ hòn ngâm nước nóng bóp ra để rửa bát hoặc nước bồ hòn/ enzyme bồ hòn để rửa bát đĩa cốc chén. Lượng quả và lượng nước bồ hòn tuỳ người sử dụng ước lượng, tráng lại bằng nước sạch. Có thể dùng kết hợp Bồ Hòn với chanh tươi, tinh dầu Quế để gia tăng tác dụng sát khuẩn khử mùi.Với bát đĩa, nồi chảo nhiều dầu mỡ bạn có thể dùng thêm bột mì/ cám gạo để thấm bớt dầu mỡ sau đó dùng Bồ Hòn rửa lại hiệu quả cho thấy không kém gì sử dụng các hoá chất công nghiệp.Dùng 5 – 8 quả bồ hòn cho vào túi dây rút hoặc chiếc tất cũ thắt miệng túi lại ngâm vào bát nước nóng 30 phút hoặc quay bát nước trong lò vi sóng 3 – 5 phút rồi đổ nước vào ngăn nước giặt, túi quả cho lẫn vào quẩn áo hoặc dùng 50 – 100ml nước bồ hòn hoặc enzyme Bồ Hòn để cho vào ngăn nước giặt nếu giặt máy (hiệu quả hơn khi giặt bằng nước nóng)Nếu giặt tay cho nước bồ hòn vào chậu dùng vòi xịt mạnh nước cho lên bọt cho quần áo vào ngâm sau đấy giặt bình thường.LƯU Ý SAU KHI NGÂM RẤT ÍT BỌT NHƯNG VẪN SẠCH, NẾU GIẶT QUẦN ÁO SÁNG MÀU NÊN DÙNG QUẢ BỒ HÒN LOẠI CHÍN RỤNG TRÁNH CÓ NHỰA LÀM DÂY BẨN QUẦN ÁOCó thể hoà thêm vài giọt tinh dầu nguyên chất để xả quần áo tạo mùi thơm theo sở thích.Với những vết bẩn cứng đầu bạn nên tham khảo thêm 1 số mẹo làm sạch ở mục 5Dùng trực tiếp nước Bồ Hòn để lau kính, lau bếp, lau lò vi sóng bằng khăn vải mềm sau đấy lau lại 1 lượt bằng khăn với nước sạch.Pha loãng nước Bồ Hòn để lau sàn như nước lau sàn bình thường, nên kết hợp với vài giọt tinh dầu quế để sát khuẩn tạo mùi thơm. Lau nhà thường xuyên bằng nước bồ hòn sẽ giúp khử mùi, đuổi kiến côn trùngNước Bồ Hòn dùng tắm rửa trực tiếp rất an toàn do có độ pH tự nhiên là 5.5Nếu dùng nước enzyme bồ hòn thì bạn nên pha loãng do pH enzyme Bồ Hòn là cỡ 3.5 – 4Ngoài ra bạn có thể nấu nước bồ hòn cùng các loại cây hoa cỏ thảo dược khác để giúp làm mát thư giãn cho da tuỳ theo sở thíchDùng Bồ Hòn gội đầu làm sạch nhưng sẽ đồng thời làm khô tóc hơn bình thường nên kết hợp với một số loại thảo mộc thích hợp dưỡng mềm mượt tóc như lá bưởi, vỏ bưởi, bồ kết, hương nhu, quả khế chua .. hay Glycerin thực vật giúp dưỡng ẩm da và tócNgâm trang sức cần làm sạch trong nước bồ hòn rồi đánh kỹ sẽ sáng bóngCó thể sử dụng enzyme bồ hòn để tăng hiệu quảDùng nước bồ hòn phun tưới trực tiếp lên cây cối vào sáng sớm và chiều tối sẽ giúp trừ sâu bệnh tự nhiênTrong y học dân gian Ấn Độ, để điều trị viêm phổi người ta dùng bột vỏ quả bồ hòn trộn với mật ong, làm thành viên hoàn mỗi viên khoảng 2g. Mỗi lần uống một viên, trộn với sữa nóng, ngày 2 lần.Nhân dân một số vùng ở Nepal dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ thành bột nhão đắp hàng ngày vào chỗ bị bệnh để trị những bệnh ngoài da như ghẻ và bệnh nấm da. Cũng dùng vỏ quả bồ hòn tán nhỏ, trộn với 2 lần lượng bột ngô và dùng gội đầu thường xuyên để trị gầu và diệt chấyBài thuốc có bồ hòn:+ Chữa hôi miệng, trừ sâu răng:Nhân quả bồ hòn (5 – 10g) tán bột, ngậm nhổ nước.+ Diệt sâu, trừ giòi:a) Vỏ cây tươi bồ hòn giã nát, hòa với nước, đem phun.b) Vỏ quả bồ hòn, sắc lấy nước đặc, đem tưới.+ Chữa hắc lào:Vỏ quả bồ hòn (20g), củ riềng già (10g). Tán nhỏ, ngâm với 20ml cồn 90°, dùng bôi.+ Chữa ghẻ lở, hắc lào:Quả bồ hòn bỏ hạt nấu thành dầu, rồi tán hạt củ đậu với diêm sinh lượng bằng nhau, hòa lẫn vào để bôi sau khi đã xát rửa sạch nơi bị bệnh với nước nóng.+ Chữa họng tắc, không nuốt được:Vỏ qủa bồ hòn đồ, phơi, tán nhỏ, thổi vào họng.+ Phòng ngừa đỉa cắn:Dầu quả bồ hòn, bôi vào đùi và chân trước khi lội xuống ao. ruộng.Dùng quả bồ hòn ngâm trực tiếp vào nước sôi nóng 30ph sau đấy dùng tay bóp để lớp thịt quả tan ra lấy nước để sử dụng. (Quả chưa tan hết có thể phơi khô tái sử dụng lại hoặc bảo quản trong tủ lạnh để tránh mốc hỏng, nên dùng thêm 1 túi vải hoặc 1 chiếc tất cũ cho quả vào trong để ngăn không cho cặn bã tan ra dây bẩn lên quần áo nếu dùng để giặt đồ)Ủ bồ hòn vào nước sôi nóng 1 – 2h bằng ly, cốc, ấm có nắp giữ nhiệt rót nước ra để sử dụng tương tự như hãm trà (Có thể ngâm ủ, thời gian lâu hơn và để qua ngày thì nước càng có nhiều chất xà phòng)Ủ bồ hòn bằng bình giữ nhiệt hoặc phích nước (bình thuỷ) rót nước ra để sử dụngLưu ý: Thời gian ủ nóng càng lâu hoặc số lượng quả càng nhiều bạn càng thu được nhiều xà phòng để sử dụngBạn hoàn toàn có thể dùng nước sôi nguội để ngâm Bồ Hòn nhưng sẽ mất lượng thời gian nhiều hơnĐun sôi bồ hòn với nước sạch và ninh kỹ cho quả Bồ Hòn mền ra tương tự như hầm canh xương, cháo hay nấu chè sau đấy để nước nguội lọc bã quả ra bạn sẽ thu được dung dịch bồ hòn thông thường. Với lượng quả và thời gian đun nấu càng nhiều thì bạn càng tuy được dung dịch càng đậm đặcLƯU Ý:- Để tạo mùi thơm bạn có thể thêm sả, chanh, vỏ bưởi … trong quá trình đun nấu- Dung dịch để được lâu hơn bên ngoài bạn nên ninh Bồ Hòn cùng vỏ Quế khô- Sau khi nấu và lọc bã xong nên để nước Bồ Hòn tự lắng cặn và chỉ hớt lớp nước mặt trên cho vào lọ để bảo quản được lâu hơn do lớp cặn có nhiều tinh bột và chất nhầy dễ lên men tạo mùi chua khó chịu- Thời gian bảo quản dung dịch thông thường là 1 – 2 tuần ở nhiệt độ thường, 1 – 2 tháng ở ngăn mát tủ lạnh, 3 – 4 tháng cấp đông. Trong trường hợp dung dịch bị lên men có mùi chua khó chịu cách xử lý đó là cho thêm vài thìa đường nắp kín chai để ủ thành enzyme sử dụng.- Dung dịch thường có mùi thơm ngon nên dán nhãn cảnh báo người khác hoặc trẻ nhỏ uống nhầm gây nôn mửa- Công thức và cách làm tham khảo ở mục 4.5Là dung dịch bồ hòn được ủ với 1 lượng nhỏ đường thô chưa qua tinh luyện (đường nâu, đường thốt nốt, mật mía, đường phên làm bánh trôi …) để lên men enzyme hoàn toàn để không hỏng ngoài nhiệt độ thường và có mùi thơm ngọt nhẹ tựa mùi nước sấu, nước mơ …Ưu điểm của dung dịch enzyme Bồ Hòn là không làm tắc bình tạo bọt, không dây bẩn quần áo sang màu, không phải bảo quản lạnh.- Vò bóp khăn vải lưới nước bồ hòn đậm đặc- Cho vào chai rỗng lắc mạnh- Dùng máy xay sinh tố- Dùng bình tạo bọt hỗ trợ, tuy nhiên lưu ý khi sử dụng cần lọc bỏ cặn khỏi dung dịch bằng cách để nước tự lắng cặn trong bình chỉ rót lớp nước trong mặt trên lọc qua khẩu trang y tế hoặc giấy lọc tra rồi mới cho vào bình.- Dùng van xịt nước nhà vệ sinh xịt mạnh vào chậu nước chứa 1 ít dung dịch bồ hòn Bảo quản quả khô: Để nơi khô ráo, tránh nước tránh ẩm. Tốt nhất cho vào hộp kín vặn nắp chặt cho thêm vài túi hút ẩm, thỉnh thoảng mang phơi nắng lại. Bảo quản dung dịch bồ hòn thông thường: Cho vào lọ vặn kín nắp khi không sử dụng, để vào tủ lạnh hoặc cấp đông bằng khay đá viên có nắp đậy dán nhãn cẩn thận để không dùng lầm và tránh bồ hòn dính vào thực phẩm khác. Bảo quản dung dịch enzyme bồ hòn: Cho vào lọ vắn kín nắp khi không sử dụng tránh để nước lã, bụi bẩn rơi vào

Rate this post

Viết một bình luận