Sự khác biệt vùng miền nên giữa miền nam và miền Bắc trên Đất Nước hình chữ S đã tạo nên nhiều tên gọi khác nhau trên cùng 1 loại đồ vật, trong số đó có cả hoa và trái cây, và điển hình trong trái cây chính là quả mận. Vậy quả mận ở miền Nam được miền Nam được gọi là gì? Ở miền Bắc, miền Trung gọi là gì? Và có những loại quả nào có tên gọi khác nhau? Các bạn hãy cùng với Family Fruits tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
- Quả mận ở miền Nam, miền Bắc được gọi là gì?
- Mận đỏ An Phước
- Mận hồng đào (Mận đào)
- Mận sữa
- Các loại hoa quả có tên gọi khác nhau tại 2 miền Nam Bắc
- Quả dứa trái thơm (quả khớm)
- Quả na Mãng cầu
- Quả trứng gà quả Lê ki ma
- Quả quất quả tắc
- Video liên quan
Nội dung:
- Quả mận ở miền Nam, miền Bắc được gọi là gì?
- Mận đỏ An Phước
- Mận hồng đào (Mận đào)
- Mận sữa
- Các loại hoa quả có tên gọi khác nhau tại 2 miền Nam Bắc
- Quả dứa trái thơm (quả khớm)
- Quả na Mãng cầu
- Quả trứng gà quả Lê ki ma
- Quả quất quả tắc
Quả mận ở miền Nam, miền Bắc được gọi là gì?
Quả roi quả mận lần lượt là tên gọi của quả mận ở miền Bắc, Trung và Nam của quả roi ở miền Bắc.
Nam bộ là vựa trái cây lớn nhất cả nước, và mận cũng có rất nhiều loại phong phú đa dạng khác nhau, có thể kể đến như:
Mận đỏ An Phước
Đây là loại mận có nguồn gốc từ Thái Lan, nhìn hình dáng bên ngoài thì nó giống như chiếc chuông, mận có màu đỏ hồng đẹp mắt, bên trong ruột xốp, vị ngọt. Mận An Phước là giống mận có năng suất cao cùng với chất lượng ngon nhất. Trọng lượng trung bình của mận An Phước là khoảng từ 100 đến 120 gram/trái.
Mận hồng đào (Mận đào)
Còn gọi là mận Trung Lương. Dọc theo ngã ba bến đò Nhà thiếc (nay là ngã ba quốc lộ 60 đường rẽ về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây) đến ngã ba Trung Lương là nơi người dân trồng loại mận này.
Mận Trung Lương có hai loại chính là mận hồng đào sọc và mận hồng đào đá. Với mận hồng đào sọc thì trái có hình tròn, hơi nhô lên ở phần cuống, có sọc trắng hồng chạy dài từ cuống đến đít của quả mận. Còn với mận hồng đào đá thì quả có màu da hồng, cứng. Cả hai loại mận này đều giòn, ngọt, ít trái có vị chua.
Mận sữa
Mận sữa có màu trắng, hình dáng giống như cái chuông, cóvị hơi chua, ruột xốp. So với mận An Phước và mận hồng đào đá thì loại mận này rất ít người (đặt biệt là ngoài miền Bắc).
Ngoài quả mận có tên gọi khác nhau tại miền Bắc và miền Nam ra, thì còn có 1 số loại quả cũng có tên gọi khác nhau giữ 2 miền, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Các loại hoa quả có tên gọi khác nhau tại 2 miền Nam Bắc
Quả dứa trái thơm (quả khớm)
Dứa là cách gọi của người miền Bắc, còn với người miền Trung và miền Nam thì gọi là trái thơm. Tuy nhiên, tại một số vùng ở miền Nam thì nó còn được gọi là Khớm. Người miền Bắc có rất ít người có thể biết khớm là trái gì khi gọi như vậy, nhưng 80% người Nam sử dụng từ khớm này. Rất đặc biệt phải không nào.
Quả na Mãng cầu
Nếu ở miền Bắc gọi là quả na, thì mãng cầu là cách gọi của miền Nam. Vậy quả mãng cầu họ sẽ gọi là gì? Mãng cầu xiêm chính là cách gọi của quả mãng cầu.
Quả trứng gà quả Lê ki ma
Quả trứng gà vốn đã rất quen thuộc với người dân ở vùng nông thôn miền Bắc. Tuy nhiên nếu bạn đi du lịch vào các vựa trái cây mà bạn hỏi quả trứng gà thì người bán có thể sẽ không hiểu đó là quả gì đâu, bạn nên gọi nó là quả Lê ki ma nhé.
Quả quất quả tắc
Nếu bạn là người miền Bắc hoặc miền Trung có cơ hội đi du lịch vào Nam mà bạn gọi 1 ly trà quất, thì có thể người bán sẽ không thể hiểu bạn đang gọi loại nước uống gì đâu. Nhưng chỉ cần bạn nói 1 lý trà tắc là ô-kê-la ngay.
Xem thêm: Quả tắc là quả gì?
Đây là một trong số ít những loại hoa quả với tên gọi khác nhau tại 2 miền Bắc Nam, ngoài ra cũng có một số loại rau củ quả với tên gọi khác nhau giữa cả 2 vùng miền như: ngô bắp, rau mùi ngò, mùi tàu ngo gai, lạc đậu phộng, vừng mè..
Vậy là bạn đã biết quả mận miền Nam gọi là gì rồi đúng không nào? Trong bài viết này mình chỉ đề cập tên gọi của 2 miền Bắc Nam, và không nhắc đến miền Trung, là do mình không biết ở miền Trung họ gọi loại quả đó là gì? Nếu bạn biết hãy để lại bình luận để giúp bài viết phong phú thêm nhé. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau.