Quá trình sinh sản của loài chuột | Nanovina.com.vn

Quá trình sinh sản của loài chuột

4.9

(98.25%)

412

votes

(98.25%)votes

Chuột thuộc loài động vật gặm nhấm và được biết đến như loài phá hoại mùa màng, tài sản, kết cấu tòa nhà vào hạng bậc nhât.  Ngoài những ảnh hưởng lớn của chúng về mặt kinh tế, chuột còn là một trong những vẫn chủ trung gian lây nhiễm và truyền bệnh số 1. Đáng sợ hơn, chuột lại là một trong những loài có tốc độ sinh sản chóng mặt nhất. Quá trình sinh sản của chuột rất phức tạp trong đó phải kể đến là  quá trình giao phối. Giữa chuột cái và chuột đực sẽ sử dụng một tín hiệu giao tiếp được gọi là pheromones trong quá trình giao phối này.

Con cái phát ra pheromones để thu hút sự chú ý của con đực. Sau khi cảm nhận được hormone của chuột cái, chuột đực sẽ phát ra tín hiệu giao phối bằng sóng siêu âm. Tín hiệu giao phối đa dạng giữa các cá thể và mỗi âm thanh đặc trưng cho chủ của nó. Chuột cái cũng có thể phát ra sóng siêu âm, mặc dù không liên quan gì đến giao phối. Chúng ta có thể nhận biết chuột bằng loại sóng siêu âm này.

Chuột sinh sản không ngớt, bất kể mùa và khí hậu. Chuột bắt đầu sinh sản vào khoảng 50 ngày tuổi ở chuột đực lẫn chuột cái, mặc dù chuột cái có thể sinh sản khi 25 – 40 ngày tuổi. Vài cá thể có thể đẻ con khi đủ 6 tuần. Chuột thường sống được khoảng 1 năm. Chuột có rất nhiều kì sinh sản và xảy ra quanh năm, quá trình rụng trứng là tự phát. Trong suốt chu kì động dục 4 – 5 ngày và tự sinh sản khoảng 12 giờ xảy ra vào ban đêm. Các đốm âm đạo rất có ích trong thời gian giao phối để xác định giai đoạn của chu kì sinh sản. Giao phối thường diễn ra vào ban đêm và có thể xác nhận bởi sự xuất hiện của vách ngăn trong âm đạo trong vòng 24h sau khi giao phối. Sự có mặt của tinh trùng trên đốm âm đạo cũng là một chỉ số đáng tin cậy của giao phối.

Chuột cái ở cùng với nhau thường sẽ bước vào thời kì sinh sản và không theo chu kì. Nếu chúng tiếp xúc với chuột đực hoặc pheromones của chuột đực, hầu hết con cái bước vào thời kì sinh sản trong vòng 72h. Quá trình đồng bộ hóa thời kì sinh sản gọi là hiệu ứng Whitten. Sự tiếp xúc của chuột với pheromones của chuột đực lạ có thể ngăn cấy (hay thụ tinh thai giả), chất pheromones được biết đến với tên gọi hiệu hứng Bruce.

Thời gian mang thai trung bình khoảng 20 ngày. Chuột có khả năng sinh sản 14 – 24h sau khi sinh và đồng thời cho con bú, quá trình mang thai kéo dài 3 – 10 ngày do thụ tinh chậm trễ. Chuột cái có thể đẻ từ 5 đến 8 con sau khi giao phối. Mặc dù con cái có tập tính bảo vệ con mình nhưng chúng cũng có thể ăn con của mình nếu xảy ra vấn đề nghiêm trọng như nạn đói.

Thường thì cứ mỗi 3 tuần. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm, mỗi lứa chuột lớn có thể đẻ từ 8 đến 12 con, chuột nhắt là từ 4 đến 6 con và có thể nuôi sống từ 40 đến 60% tùy theo loài. Vì vậy trung bình một năm mỗi con chuột cái có thể đẻ 30 đến 40 con chuột con và nuôi trưởng thành khoảng 20 con (đối với loài chuột nhắt).

Thời kỳ sinh sản sung mãn nhất của chuột lớn thường là mùa xuân và mùa thu. Chuột nhắt thường không biểu hiện thời kì sinh đẻ sung mãn nhất, nhưng chúng đẻ liên tục không ngớt trong suốt năm. Vì những loài gặm nhấm nói chung, loài chuột nói riêng thường đạt đến độ trưởng thành trong khoảng khoảng 2 đến 3 tháng sau khi sinh nên số lượng cá thể gia tăng trong quần thể chuột từ một cặp riêng lẻ có thể lên đến 15,000 con trong vòng 1 năm.

Sinh sản của chuột chịu ảnh hưởg của rất nhiều nhân tố ngoại cảnh: thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm, nơi ở, bệnh tật…, tất cả những yếu tố này đồng thời cùng tác động đến đời sống của chuột. Vì vậy sinh sản của chuột hoặc tăng cường hoặc bị hạn chế do điều kiện hoàn cảnh của thời gian đó quyết định.

Chuột đực vừa mới sinh được phân biệt với chuột cái qua khoảng các giữa hậu môn và cơ quan sinh dục lớn hơn và gai sinh dục lớn hơn ở con đực. Đây là cách tốt nhất có thể thực hiện bằng cách nâng đuôi của những con đẻ cùng lứa và so sánh đáy chậu.

Chuột nhắt là loài gặm nhấm sinh sản nhiều. Một con chuột cái trung bình có thể đẻ từ 30 đến 35 con một năm. Chuột có khả năng sinh sản từ rất sớm và có thể đẻ liên tục bất kể mùa nào. Chuột con sau khi sinh thường có hiện tượng mù, điếc và không có lông trong 3 ngày đầu tiên. Với chuột có màu sẫm, các nhiễm sắc tố trên da hình thành vào ngày thứ 3. Trong vòng 5 đến 7 ngày, lông bắt đầu mọc và tai đã bắt đầu nghe được. Mắt chuột mở vào khoảng ngày 10 đến 14 và tại thời điểm đó, chuột bắt đầu di chuyển và bắt đầu ăn những thức ăn cứng.

Rate this post

Viết một bình luận