04/05/2019
Tập quán sinh sản ở cá hồi
Cá hồi là loài cá có đặc tính ngược dòng tìm về cội nguồn để đẻ trứng, chúng sinh ra tại khu vực các dòng suối nước ngọt. Trong quá trình phát triển sự thay đổi hóa học giúp chúng thích nghi được với nước mặn và sau đó là cuộc hành trình di cư ra biển. Khi đã trưởng thành chúng quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản.
Hầu hết cá hồi đều tuân theo quy trình này, trước đó chúng sinh trưởng và phát triển tại các vùng biển nước mặn đây cũng là giai đoạn chúng phải ăn nhiều nhất để tích trữ mỡ và năng lượng chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về các dòng suối nước ngọt quê hương để đẻ trứng .
Thông thường cá hồi đẻ tại những dòng suối nước ngọt nơi có độ cao lớn hơn vùng đồng bằng. Cá con sau khi nở ra sẽ ở lại dòng suối quê hương trong khoảng từ sáu tháng tới ba năm . Ước tính chỉ 10% trứng cá hồi sống sót tới giai đoạn này. Tính chất hóa học của cơ thể cá con thay đổi, cho phép chúng sống và thích nghi trong môi trường nước mặn.
Quá trình ngược suối tìm về cội nguồn.
Cá hồi dành khoảng một tới năm năm (tùy theo loài) sinh sống ngoài biển khơi nơi chúng dần trưởng thành về giới tính. Sau khi đã trưởng thành thì quay về dòng sông quê hương để sinh sản. Nhiều người đặt câu hỏi làm sao cá hồi có thể xác định được phương hướng nơi chúng sinh ra để quay về? thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng khứu giác của chúng rất tốt và đây cũng có thể là cách định vị để tìm về dòng sông cội nguồn của cá hồi.
Cá hồi có thể thực hiện những chuyến đi khiến bạn phải kinh ngạc, chúng có thể di chuyển hàng trăm dặm ngược dòng nước chảy nhanh và mạnh. Chúng phải vượt qua hơn 3200km , vượt qua các thác nước để tìm về các dòng suối nông để để trứng. Rất nhiều con trong số chúng đã chết trên đoạn đường trở về này vì kiệt sức. Thật phi thường phải không nào?
Thời điểm này, chúng ngừng ăn vì sự phát triển của trứng và tinh trùng ở cá hồi đã chèn hết bao tử chúng. Trong thời gian này cá hồi sống nhờ vào các chất béo đã dữ trự trong cơ thể.
Quá trình đẻ trứng.
Sau chặng đường dài vượt thác, vượt suối để đến được vùng suối cao và đã lựa chọn được địa điểm thích hợp thì lúc này cá hồi bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ trứng.
Trước khi sinh sản cá hồi phải trải qua sự thay đổi về cơ thể, tùy thuộc theo loài mà có sự thay đổi khác nhau. Chúng có thể phát triển một cái bướu, mọc răng nanh, phát triển bướu gù đó là một sự uốn cong của hàm ở cá hồi đực).
Trước khi đẻ trứng cá hồi cái dùng đuôi, để tạo một vùng áp suất thấp, khiến sỏi trôi xuôi dòng, tạo một hố lõm nông gọi là ổ sỏi để cá cái đẻ trứng vào đó. Trứng thường có màu cam tới đỏ. Một hoặc nhiều con đực bơi cạnh con cái và giải phóng lượng tinh trùng lên trên vùng trứng của con cái để thụ tinh.
Sau đó con cái đẩy sỏi và bụi bao phủ lấy trứng và tiếp tục bơi để tạo các ổ sỏi tiếp theo cứ như vậy đến khi con cái đẻ hết trứng.Trung bình một con cái có thể làm đến 7 ổ sỏi đẻ trứng như vậy.
Có thể bạn quan tâm:
Sự ra đi sau khi hoàn thành sứ mệnh.
Sức khỏe của chúng kém đi do quá trình vượt suối và do thay đổi môi trường sống đến vùng nước ngọt, và càng suy giảm hơn nữa sau khi đẻ trứng và giải phóng tinh trùng Ở loài cá hồi Thái Bình Dương, cá hồi đực chết trong vòng vài ngày còn cá hồi cái có thể sống trong vòng vài tuần để bảo vệ trứng và sau đó cũng chết vì kiệt sức.
Đúng là một loài cá kiên cường và bản lĩnh đúng không các bạn !