Quản trị kinh doanh khối nào?

Nền kinh tế tăng trưởng tốc độ nhanh và ổn định trong giai đoạn gần đây chính là tiền đề tạo nên sức hút của các nhóm ngành kinh doanh. Thêm vào đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra nhiều triển vọng với các vị trí việc làm rộng mở cho nguồn nhân lực ngành quản trị kinh doanh. Quản trị kinh doanh khối nào?

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện hành vi quản lý hoạt động kinh doanh, duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc đưa ra quyết định, tổ chức con người và sử dụng nguồn lực hướng tới mục tiêu chung.

Ngành học được thiết kế chương trình học gồm đầy đủ các kiến thức căn bản trong khối ngành kinh tế, có thể kể đến như kế toán, tài chính, nhân sự, marketing, chiến lược trong kinh doanh.

Song song với những kiến thức trên, bạn còn được trang bị thêm những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, hệ thống tư duy kết hợp cùng với những mô hình quản trị.

Ngành Quản trị kinh doanh thi khối gì?

Tìm hiểu kỹ về những tổ hợp môn thi tuyển ngành quản trị kinh doanh là điều cần thiết mà học sinh cũng như phụ huynh cần làm trước khi lựa chọn chuyên ngành này để học.

Bởi vì khi biết quản trị kinh doanh gồm những khối nào thì mới xác định được năng lực có phù hợp hay không. Bên cạnh đó cũng có những phương pháp đầu tư, trau dồi kỹ những môn học đó. 

Nhìn chung quản trị kinh doanh sẽ thi những khối sau :

A00: Toán, Vật lý, Hóa học.

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh.

C00: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý.

Bên cạnh việc tìm hiểu ngành quản trị kinh doanh xét tuyển môn nào, thí sinh cũng cần chú ý tham khảo thêm điểm trúng tuyển ngành này của các trường ở những năm trước để có thể lựa chọn đơn vị học tập phù hợp với khả năng của bản thân.

Những năm trước đây điểm trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh của các trường như Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật nằm trong khoảng 22 – 27 điểm.

Trong khi đó, trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) hay Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) có mức điểm trúng tuyển ngành Quản trị kinh doanh là 15 điểm cho nguyện vọng 1 đối với bậc đại học.

Một số trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh uy tín hiện nay?

– Trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University – FTU) được xem như là cái nôi tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, tài chính – ngân hàng,… đã từ rất lâu đời.

Ngôi trường xứng đáng là nơi để các bạn sinh viên tin tưởng lựa chọn, phát triển bản thân từ kiến thức đến kỹ năng ngày một tốt hơn.

– Swinburne Việt Nam

Các kĩ năng quản lý nhân sự, tài chính và giao tiếp hiệu quả là những yếu tố quan trọng trong lĩnh vực quản trị. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Swinburne Việt Nam được thiết kế phù hợp với các xu hướng thị trường.

Sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản – chuyên môn và kỹ năng thiết yếu trong quá trình học.

Đặc biệt, các môn học đều áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo hiệu quả vượt trội trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

– Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (University of Economics Ho Chi Minh City – UEH) được biết đến là ngôi trường Đại học công lập nổi tiếng  đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo các khối ngành Kinh tế và Quản lý ở khu vực miền Nam với đa dạng ngành học, bao gồm ngành quản trị kinh doanh.

– Học viện Tài chính

Học viện Tài chính (Academy of Finance – AOF) là ngôi trường đào tạo uy tín và chất lượng các ngành về kinh tế – tài chính. Quy mô đào tạo của ngành này tại Học viện Tài chính ngày càng tăng với số lượng sinh viên đăng ký nguyện vọng luôn luôn cao hơn so với với những năm trước.

– Trường Đại học FPT 

Sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh ở trường Đại học FPT  sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản về ngành kinh tế, lĩnh hội về môi trường kinh doanh từ nội địa đến quốc tế. Trường Đại học FPT là ngôi trường đại học tiên phong áp dụng ứng dụng CNTT vào việc giảng dạy cho sinh viên.

Các hình thức xét tuyển đại học ngành quản trị kinh doanh?

Các trường đại học xét tuyển ngành quản trị kinh doanh theo các hình thức chủ yếu là: 

– Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

– Xét học bạ THPT theo nhiều hình thức: 5 học kỳ, 3 học kỳ hay xét tổ hợp 3 môn lớp 12…

– Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.

– Xét kết quả kỳ thi riêng của các trường đại học.

– Một số trường đại học cũng xét tuyển ngành học này theo các phương thức khác như: Sử dụng điểm các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, thi học sinh giỏi quốc gia hay kiểm tra các môn năng khiếu…

Với những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đại học, các trường đại học hiện nay đã tự chủ tuyển sinh với đa dạng các phương thức xét tuyển dựa theo quy định của Bộ GD & ĐT, tạo ra nhiều cơ hội để thí sinh thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình. 

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị kinh doanh

– Học ngành quản trị kinh doanh có thể trở thành một chuyên viên quản trị chất lượng. Ở vị trí này sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ về lên kế hoạch quản lý chất lượng kinh doanh, thực hiện các kế hoạch đó theo mục tiêu đã đề ra.

Đồng thời kiểm soát, theo dõi mức độ hoàn thành công việc, những bài học cho doanh nghiệp.

– Giảng viên đại học ngành quản trị kinh doanh: Nếu là người có khả năng truyền đạt tốt, ngôn ngữ linh hoạt, kết quả học tập cao, thích công việc của một người giảng viên thì có thể được trường học mời lại trường để dạy học cho các học sinh khóa sau.

– Quản trị nhân lực: Trong một công ty yếu tố con người quyết định phần lớn thành công của công ty. Người quản trị nhân lực sẽ giúp công ty bố trí nhân viên vào các bộ phân để phân chia công việc, nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất để nâng cai năng suất công việc tối đa.

Rate this post

Viết một bình luận