Quản trị kinh doanh thi khối nào, cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Nhiều bạn còn mông lung khi chưa biết vào trường nào, chưa biết vào ngành nào, học lực mình thế này liệu có thi đỗ trường này, trường kia không. Bài viết này sẽ dành cho các bạn có ý định thi vào quản trị kinh doanh để giải đáp các thắc mắc của bạn. Và các bạn chưa có định hướng cho mình, hãy cứ tham khảo, vì biết đâu sau bài viết này sẽ thích quản trị kinh doanh thì sao.

1. Ngành quản trị kinh doanh xét tuyển theo khối nào?

Hiện tại, trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế, Việt Nam ngoài doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân mà còn có thêm doanh nghiệp quốc tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài du nhập vào. Do đó nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng mạnh nhất là quản trị kinh doanh. 

Ngành quản trị kinh doanh Ngành quản trị kinh doanh

Xã hội hiện đại thì việc buôn bán cũng không còn giống với thời xưa, việc buôn bán đơn thuần là sự giao dịch trao đổi những sản phẩm có giá trị tương đương. Mà hiện tại, việc buôn bán đòi hỏi cần phải tối ưu dịch vụ buôn bán bằng cách giảm thiểu những chi phí không cần thiết đến mức thấp nhất và tăng được nguồn thu. Đó là nhiệm vụ của một người làm quản trị kinh doanh. 

Bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng cần bộ phận quản trị kinh doanh để hoạt động một cách trơn tru hoạt động mua bán, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Do đó, nhu cầu tuyển nhân sự cho bộ phận này khá cao. Các bạn học sinh cũng ưa chuộng vị trí của một người quản trị, thế nên quản trị kinh doanh những năm trở lại đây là một ngành hot ở các trường đại học. 

Quản trị kinh doanh thi khối nào Quản trị kinh doanh thi khối nào

Quản trị kinh doanh liên quan đến kinh tế nên hầu như các trường đại học đều chọn các khối A00 (toán, lý hóa), A01 (toán, lý, anh), D01 (văn, toán, anh) để xét điểm đầu vào. Như vậy, để có thể học tập và làm việc trên cương vị là một người quản trị kinh doanh, các bạn học sinh hãy cố gắng học tập thật tốt, trau dồi nhiều hơn các môn toán, văn, anh, lý, hóa nhé. Hãy chọn một tổ hợp mình tự tin nhất để đăng ký xét tuyển nhé. 

2. Điểm xét tuyển các trường đại học trọng điểm miền Bắc năm 2020

Sau đây là điểm xét tuyển tại các trường đại học trọng điểm năm 2020. Các bạn hãy nhìn vào bảng để cố gắng, hãy xem xem mình đang nằm ở con số nào, và mục tiêu của bản thân là bao nhiêu điểm để tích cực học tập trong thời gian sắp tới để cải thiện điểm số, đạt được những gì bản thân đã đề ra. 

– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân với 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07; điểm chuẩn năm 2020 là 27.20. Đây là trường đại học có điểm đầu vào rất cao. Để có thể học tập ngành quản trị kinh doanh ở trường này, bạn phải đạt trung bình là trên 9 điểm mỗi môn. 

– Trường Đại học Thương mại với 4 tổ hợp A00, A01, D01, D07; điểm chuẩn năm 2020 là 25.80.

– Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội với 4 tổ hợp A01, D01, D09, D10; điểm chuẩn năm 2020 là 33.45.

– Học viện Tài chính với 4 tổ hợp  A00, A01, D01, D07; điểm chuẩn năm 2020 là 25.50.

Điểm chuẩn các trường đại học Điểm chuẩn các trường đại học

Ngoài ra, còn có một số trường có điểm ngành quản trị kinh doanh thấp hơn (từ 14 điểm trở lên) ở các trường như Đại học Phương Đông, Đại học Thành Đô, Đại học Mở,…

Qua đây, bạn có thể lựa chọn cho mình một môi trường thích hợp với khả năng của bản thân để học tập. Nếu mức điểm bạn có thể đạt được đang thấp hơn một chút so với môi trường học tập bạn đang theo đuổi, hãy cố gắng hết mình nhé. Để sau này dù kết quả như thế nào thì bạn vẫn không cần phải hối hận; đỗ vào trường mình thích thì thật là tốt, nhưng nếu không đỗ, thì bạn vẫn cứ thoải mái vì bản thân đã nỗ lực không ngừng rồi. 

Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh

CV xin việc

3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh

Thứ nhất, học ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể trở thành một chuyên viên quản trị chất lượng. Ở vị trí này, bạn đảm nhiệm các nhiệm vụ về lên kế hoạch quản lý chất lượng kinh doanh, thực hiện các kế hoạch đó theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, kiểm soát, theo dõi mức độ hoàn thành công việc, những bài học cho doanh nghiệp. 

Chuyên viên quản trị chất lượng Chuyên viên quản trị chất lượng

Thứ hai, giảng viên đại học ngành quản trị kinh doanh: Nếu bạn là người có khả năng truyền đạt tốt, ngôn ngữ linh hoạt, kết quả học tập cao, thích công việc của một người giảng viên; bạn có thể được trường học mời lại trường để dạy học cho các học sinh khóa sau. Nhưng đừng nghĩ giảng viên lương thấp, quá trình thăng tiến vất vả nha. Đó chính là chi phí cơ hội bạn bỏ ra để thu lại các kết quả đáng kể hơn. Thời gian bạn làm việc trên trường gần như là part time, bạn vẫn có thể làm việc bên ngoài. Các doanh nghiệp lớn nhỏ khi cần các chuyên viên tư vấn về quản trị kinh doanh, nhân viên quản trị kinh doanh rất ưa chuộng việc tìm bằng cơ sở giảng viên đang dạy trong các trường đại học. Vì họ biết ít nhiều thì giảng viên đó có kiến thức chuyên môn vững vàng, phải giỏi thì mới được các trường học mời về giảng dạy. Vậy đây có phải “nghề tay trái hái ra tiền” hay không? Ngoài ra, làm giảng viên trong các trường đại học, bạn quen biết với nhiều sinh viên, trong tương lai, họ chính là khách hàng, là đối tượng có thể trợ giúp bạn trong các dự án, công việc. 

Giảng viên đại học Giảng viên đại học

Thứ ba, quản trị nhân lực. Trong một công ty, yếu tố con người quyết định phần lớn thành công của công ty. Người quản trị nhân lực sẽ giúp công ty bố trí nhân viên vào các bộ phận, phân chia công việc, nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất; giúp nâng cao năng suất công việc tối đa. 

Quản trị nhân lực Quản trị nhân lực

Thứ tư, khởi nghiệp (start up): Nhiều bạn trẻ sau khi ra trường, thường cùng nhau tự mở doanh nghiệp. Đây là cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhưng  cũng gặp phải những thách thức lớn. Bạn học quản trị kinh doanh, bạn đã biết tất cả những lý thuyết về quản trị, bạn biết cách làm thế nào để có thể vận hành con người, vận hành kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Do đó, bạn muốn thành lập ra một doanh nghiệp của riêng mình. Nhưng tôi đã từng nghe ai đó nói, sau 3-5 năm thì chỉ có khoảng 10% các doanh nghiệp khởi nghiệp còn đứng vững trên thị trường. Các kiến thức học trên lớp chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu cần giải quyết. Ừ thì, bạn biết làm thế này mới đúng, làm thế kia là sai nhưng bạn không thể nào làm đúng được vì nguồn lực không đủ mạnh, vì yếu tố này, vì yếu tố kia. Tôi nói ra ở đây không phải để thui chột đi ý chí của bạn. Tôi chỉ muốn nhắc nhở bạn, hãy suy nghĩ một cách chín chắn nhất, chọn cho mình những người đồng minh đáng tin nhất, không ngừng trau dồi, học hỏi, tham khảo để bản thân có thể đứng trong 10% ít ỏi kia. Hãy tin tưởng chính mình, làm những điều mình cho là đúng, hãy dốc sức chạy thật nhanh về  vạch đích, tương lai còn đang đón chờ bạn nhiều điều thú vị.

Timviec365.vn mong rằng bài viết này đã nói cho bạn biết được ngành quản trị kinh doanh thi khối nào. Chúng tôi biết bạn đang rất gấp rút và áp lực cho kỳ thi quyết định này, nhưng hãy lựa chọn một cách sáng suốt nhất, nỗ lực 200% năng lượng của bản thân để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Cơ hội luôn mở ra đối với những người biết nắm bắt. Chúc các bạn có một ngày học tập hiệu quả, chúc may mắn. 

Quản trị kinh doanh là gì? Bí quyết theo đuổi nghề thành công.

Nếu đang có ý định theo ngành quản trị kinh doanh, hãy nhanh tay click vào link dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Quản trị kinh doanh là gì

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận