Tại sao lại phải quy đổi kích thước ống? Trên thế giới, cũng như tại Việt Nam, các đơn vị thiết kế, đơn vị thi công đang sử dụng các kích thước đường ống như thế nào? Cùng Vimi tham khảo bài viết để hiểu tổng quan về kích thước đường ống ( Bao gồm cả ống kim loại và ống nhựa )
1
Tại sao có nhiều loại kích thước đường ống
Với các chuyên gia về hệ thống đường ống và thiết bị, chúng ta học hỏi được từ nhiều nền công nghiệp khác nhau, nên có nhiều cách hiểu về kích thước đường ống khác nhau. Tuy nhiên, để những người mới bước vào lĩnh vực công nghiệp ống và phụ kiện, có thể hình dung dễ dàng thì các chuyên gia đường ống của chúng tôi đã giải thích về quy đổi kích thước ống như dưới đây.
①
Các tiêu chuẩn công nghiệp khác nhau trên thế giới
Mỗi khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nền công nghiệp khác nhau, họ áp dụng các tiêu chuẩn chung đã được thống nhất. Ví dụ như khu vực Châu Âu thường áp dụng tiêu chuẩn công nghiệp của Mỹ ( ASMT, ANSI,.. ) , Anh ( BS ) hoặc Đức (DIN)
Mỗi tiêu chuẩn sẽ quy định kích thước đường ống theo các cách gọi khác nhau ( theo đường kính trong, hoặc theo đường kính ngoài, hoặc theo danh nghĩa). Các tiêu chuẩn khác nhau có thể dùng các đơn vị đo lường khác nhau ( milimet, hoặc inch ).
Chính vì vậy mà chúng ta cần quy đổi kích thước ống theo đơn vị đo lường. Ví dụ: Ống có đường kính 1inch ~ Ống có đường kính 25mm
Tên tiêu chuẩn công nghiệp
Tên tiếng Anh đầy đủ – Tên tiếng Việt đầy đủ
Tiêu chuẩn ISO
International Standards Organization – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Tiêu chuẩn EN
European National Standards – Tiêu chuẩn quốc gia châu Âu
Tiêu chuẩn ANSI
American National Standard Institute – Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn ASTM
American Society for Testing and Materials – Hiệp hội Hoa Kỳ về kiểm định và Vật liệu
Tiêu chuẩn ASME
American Society Mechanical Engineers – Hiệp hội Kỹ sư cơ khí Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn BSI
British Standards Institute – Viện Tiêu chuẩn Anh,
Tiêu chuẩn DIN
Deutsches Institut für Normung nghĩa là Viện tiêu chuẩn hóa Đức
Tiêu chuẩn JIS
Japan Industrial Standards – Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản
Tiêu chuẩn KS
Korean Standards – Tiêu chuẩn Hàn Quốc
②
Các kích thước cơ bản của ống
Dù cho các tiêu chuẩn khác nhau, hoặc đơn vị đo khác nhau thì mỗi ống đều bao gồm các kích thước cơ bản dưới đây, chúng ta cần quy đổi kích thước ống là do người dùng gọi tắt, gọi ngắn cho tiện, cho nhanh trong lúc liên lạc, nhưng lại dễ bị nhầm lẫn giữa các kích thước đó.
♦
Đường kính trong của ống
Thường ký hiệu là ID ( Inside Diameter ), là đường kính mặt trong của lòng ống. Kích thước này được dùng trong tính toán lưu lượng dòng lưu chất, cũng như tốc độ dòng chảy và áp lực dòng tác động lên mặt trong của ống. Một số tiêu chuẩn như JIS sử dụng kích thước này làm kích thước chính
♦
Đường kính ngoài của ống
Thường ký hiệu là OD ( Outside Diameter), là đường kính mặt mặt ngoài của ống. Kích thước này được dùng trong lắp ghép và kết nối các phụ kiện ống, tính toán và thiết kế các phụ kiện ống.
♦
Đường kính danh nghĩa hay còn gọi là đường kính định danh
Thường ký hiệu là DN ( Diameter Norminal), hoặc NPS (Nominal Pipe Size), là đường kính danh nghĩa hay đường kính được định danh, không phải là đường kính đo bằng kích thước thật. Cách định danh này sẽ giúp người sử dụng dễ nhớ, vì được làm tròn và dễ trao đổi với nhau trong công việc. Ví dụ: DN20, DN25, DN32…
♦
Chiều dày của ống
Thường ký hiệu là T ( Thickness ) là kích thước, hay độ thành của thành ống, độ dày này thay đổi theo kích cỡ của ống, chiều dày ống tăng cùng với kích thước của ống. Tuy nhiên với những dòng lưu chất có áp lực khác nhau thì cùng kích cỡ ống, vẫn cần độ dày ống khác nhau. Để thuận lợi trong việc trao đổi công việc, các hiệp hội tổ chức công nghiệp qui định về tiêu chuẩn độ dày ống
Ống kim loại, các tiêu chuẩn độ dày là Sch5, Sch10, Sch30, Sch40, Sch80, Sch120. Theo đó cùng kích cỡ ống nhưng Sch khác nhau sẽ cho chiều dày ống khác nhau, chiều dày ống tăng theo độ lớn của Sch. Ví dụ với ống DN25 sẽ có các chiều dày tương ứng là ( Sch5 – 1,651mm; Sch10 – 2,108mm; Sch40 – 3,378mm; Sch80 – 4,547mm )
2
Lý do phải quy đổi kích thước ống là gì
Việc đặt kích thước danh nghĩa rất thuận lợi trong trao đổi công việc. Tuy nhiên nếu không nắm rõ tiêu chuẩn của ống, cũng như không biết rõ các kích thước cơ bản nói trên việc liên lạc giữa 2 bên sẽ trở nên bị nhầm lẫn. Đặc biệt là khi chúng ta giao tiếp không cùng đơn vị đo lường, không cùng đường kính ( là một trong các loại đường kính nói trên ). Đã rất nhiều trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc, dẫn đến phải đổi trả hàng hóa, sai số trong tính toán thiết kế, cũng như không thể lắp đặt các ống và phụ kiện hoặc ống với máy móc không thành công do bị nhầm các kích thước, do không cùng thống nhất về kích thước đang trao đổi.
Để tránh những nhầm lẫn, giảm thiểu thiệt hại không đáng có chúng ta cần phải hiểu để, biết và quy đổi kích thước ống khi cần thiết, để thống nhất cùng giá trị trao đổi. Quy đổi: 1 inch = 25,4 mm = 0,0254 m
❶
Phi “Φ” là gì?
Phi là tên được dịch sang tiếng Việt, và được viết tắt là ” Φ “, khi người sử dụng nói ” Phi “ có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến kích thước đường kính ngoài của ống theo đơn vị đo tính là ” mm “. Để trong việc trao đổi không bị nhầm lẫn, 2 bên khi trao đổi nên sử dụng cả ” Φ ” và ” DN “
❷
“DN” là gì?
Như giải thích ở trên DN là đường kính trong danh nghĩa.Ví dụ DN15 hoặc 15A ( A: hệ milimet) , tương đương với ống có đường kính ngoài danh nghĩa là phi 21mm. Tuy nhiên, ống sản xuất với mỗi tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ có đường kính ngoài thực tế khác nhau, (ví dụ theo ASTM là 21.3mm, còn BS là 21.2mm…).
Đã có nhiều người thường nhầm tưởng rằng ống DN15 tức là ống phi 15mm, nhưng không phải. Tuy DN là đường kính trong danh nghĩa, nhưng đường kính trong thực tế là bao nhiêu thì lại phụ thuộc vào từng tiêu chuẩn sản xuất. Khi có đường kính ngoài thực tế, ta chỉ cần lấy đường kính ngoài trừ 2 lần độ dày, sẽ ra được đường kính trong thực tế. ID = OD – T x 2
❸
“Inch” là gì?
Một đơn vị cũng thường được dùng, đó là Inch (viết tắt là ký hiệu “ ), là kích thước ống tiêu chuẩn của Bắc Mỹ. Đây là đơn vị chiều dài, được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và phổ biến ở Canada.
Đối với ngành ống thép ở Việt Nam thường các đơn vị thường viết ở dạng ( “ ). Ví dụ: ½”, ¾” 1”, 2”, 4”, 8”,…. Trong hệ đơn vị đo người ta còn gọi là hệ ” B “
❹
Độ dày thành ống (Schedule)
Được đi kèm chỉ số danh định Schedule hay viết tắt là SCH là thông số thể hiện độ dày thành ống và cũng như đường kính ngoài của ống thì tùy theo tiêu chuẩn khác nhau mà độ dày cũng khác nhau. Ví dụ như: ống thép đúc Sch40, sch80 , sch120, sch160
»»» Chi tiết hơn nữa, mời quý độc giả tham khảo bài viết ” Sch là gì “
3
Bảng quy đổi kích thước ống kim loại
Ống kim loại ( bao gồm ống thép và ống inox ) và phụ kiện ống thép – phụ kiện inox và phụ kiện gang, tất cả đều được tiêu chuẩn hóa bởi hệ thống tiêu chuẩn kích thước ống của thế giới.
Với ống kim loại, đường kính danh nghĩa thường đặt là những số chẵn dễ nhớ như: DN20, DN25, DN40… Tiêu chuẩn chiều dày được qui định theo Sch như bảng phía dưới
Với ống có đường kính từ ⅛” tới 3½” (từ DN6 – DN90)
Inch
DN
ĐK ngoài
(mm)
Độ dày thành ống (mm)
SCH 5
SCH 10
SCH 30
SCH 40
SCH 80
SCH 120
XXS
⅛
6
10,29 mm
0,889 mm
1,245 mm
1,448 mm
1,727 mm
2,413 mm
—
—
¼
8
13,72 mm
1,245 mm
1,651 mm
1,854 mm
2,235 mm
3,023 mm
—
—
⅜
10
17,15 mm
1,245 mm
1,651 mm
1,854 mm
2,311 mm
3,200 mm
—
—
½
15
21,34 mm
1,651 mm
2,108 mm
—
2,769 mm
3,734 mm
—
7,468 mm
¾
20
26,67 mm
1,651 mm
2,108 mm
—
2,870 mm
3,912 mm
—
7,823 mm
1
25
33,40 mm
1,651 mm
2,769 mm
—
3,378 mm
4,547 mm
—
9,093 mm
1¼
32
42,16 mm
1,651 mm
2,769 mm
2,972 mm
3,556 mm
4,851 mm
—
9,703 mm
1½
40
48,26 mm
1,651 mm
2,769 mm
3,175 mm
3,683 mm
5,080 mm
—
10,160 mm
2
50
60,33 mm
1,651 mm
2,769 mm
3,175 mm
3,912 mm
5,537 mm
6,350 mm
11,074 mm
2½
65
73,03 mm
2,108 mm
3,048 mm
4,775 mm
5,156 mm
7,010 mm
7,620 mm
14,021 mm
3
80
88,90 mm
2,108 mm
3,048 mm
4,775 mm
5,486 mm
7,620 mm
8,890 mm
15,240 mm
3½
90
101,60 mm
2,108 mm
3,048 mm
4,775 mm
5,740 mm
8,077 mm
—
16,154 mm
Với ống có đường kính từ 4″ tới 8″ (từ DN100 – DN200)
Inch
DN
mm
ĐK ngoài
(mm)
Độ dày thành ống (mm)
SCH 5
SCH 10
SCH 20
SCH 30
SCH 40
STD
SCH 60
SCH 80
SCH 100
SCH 120
SCH 140
SCH 160
4
100
114,30 mm
2,108 mm
3,048 mm
—
4,775 mm
6,020 mm
7,137 mm
8,560 mm
—
11,100 mm
—
13,487 mm
4½
115
127,00 mm
—
—
—
—
6,274 mm
—
9,017 mm
—
—
—
—
5
125
141,30 mm
2,769 mm
3,404 mm
—
—
6,553 mm
—
9,525 mm
—
12,700 mm
—
15,875 mm
6
150
168,28 mm
2,769 mm
3,404 mm
—
—
7,112 mm
—
10,973 mm
—
14,275 mm
—
18,263 mm
8
200
219,08 mm
2,769 mm
3,759 mm
6,350 mm
7,036 mm
8,179 mm
10,312 mm
12,700 mm
15,062 mm
18,237 mm
20,625 mm
23,012 mm
Với ống có đường kính từ 10″ tới 24″ (từ DN250 – DN600)
Inch
DN
mm
ĐK ngoài
(mm)
Độ dày thành ống (mm)
SCH 5s
SCH 5
SCH 10s
SCH 10
SCH 20
SCH 30
10
250
273,05 mm
3,404 mm
3,404 mm
4,191 mm
4,191 mm
6,350 mm
7,798 mm
12
300
323,85 mm
3,962 mm
4,191 mm
4,572 mm
4,572 mm
6,350 mm
8,382 mm
14
350
355,60 mm
3,962 mm
3,962 mm
4,775 mm
6,350 mm
7,925 mm
9,525 mm
16
400
406,40 mm
4,191 mm
4,191 mm
4,775 mm
6,350 mm
7,925 mm
9,525 mm
18
450
457,20 mm
4,191 mm
4,191 mm
4,775 mm
6,350 mm
7,925 mm
11,100 mm
20
500
508,00 mm
4,775 mm
4,775 mm
5,537 mm
6,350 mm
9,525 mm
12,700 mm
24
600
609,60 mm
5,537 mm
5,537 mm
6,350 mm
6,350 mm
9,525 mm
14,275 mm
4
Bảng quy đổi kích thước ống nhựa
Với ống nhựa và phụ kiện ống nhựa, hiện nay trên thị trường Việt Nam đang sử dụng nhiều các sản phẩm sản xuất trong nước bởi các nhà sản xuất lớn. Với các dự án có vốn nước ngoài hoàn toàn, đặc biệt là một số dự án đến từ các nước Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc… thì họ sử dụng ống nhập khẩu
❶
Ống nhựa sản xuất trong nước
Các thương hiệu ống này sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, ASMT, BS… Đồng thời sản xuất để phù hợp với Tiêu Chuẩn Cơ Sở của Việt Nam chúng ta, chính vì vậy mà tùy từng nhà sản xuất ống khác nhau chúng ta sẽ có bảng quy đổi kích thước ống nhựa khác nhau.
Tham khảo bảng ống nhựa sử dụng tiêu chuẩn BS:1968 và phù hợp với TCCS 201:2013
Tham khảo bảng ống nhựa sử dụng tiêu chuẩn ASTM:2241 và sản xuất theo tiêu chuẩn CNS
Tham khảo bảng ống nhựa uPVC sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 1452:2009 (ISO – Hệ mét)
Với chiều dày Class C =2.5
Với chiều dày Class C =2.0
⚠ Lưu ý: Người dùng quen với sản phẩm quốc nội, thường sử dụng kích thước định danh là kích thước đường kính ngoài, chiều dày thành ống thường dùng là chiều dày theo Class hoặc PN
❷
Ống nhựa nhập khẩu
Với những ống có tiêu chuẩn Châu Âu, hoặc tiêu chuẩn JIS, KS… có kích thước danh nghĩa là những kích thước chẵn DN20, DN25, DN40…Hãy tham khảo bảng dưới đây, để qui đổi kích thước ống khi thiết kế hoặc lắp ráp
Tham khảo bảng quy đổi kích thước ống nhựa VPW và ống nhựa HIVPW nhập khẩu, tiêu chuẩn JIS
Tham khảo bảng quy đổi kích thước ống nhựa VP・HIVP và ống nhựa VU nhập khẩu, tiêu chuẩn JIS
5
Kích thước phụ kiện ống được định danh như thế nào
Đối với những thương hiệu lớn, họ không chỉ sản xuất ống mà còn sản xuất đầy đủ phụ kiện ống với đầy đủ kích thước và chủng loại. Đặc biệt là các nhà sản xuất ống và phụ kiện nhựa, bởi vật liệu nhựa có giá rẻ hơn nhiều lần so với kim loại.
Với các đơn vị sản xuất phụ kiện, họ thường sản xuất riêng và theo một hoặc một số tiêu chuẩn nhất định, để sản phẩm của họ có thể áp dụng cho nhiều thương hiệu ống khác nhau
Van công nghiệp ( Van bướm, van bi, van cổng…), là một trong những thiết bị lắp trên đường ống, kích thước của van cũng được định danh theo kích thước của đường ống, chính vì vậy cũng ta cần hiểu rõ bảng quy đổi kích thước ống, để chắc chắn rằng van chúng ta sử dụng sẽ lắp đặt chính xác được với đường ống
6
Kích thước các mối nối của máy móc và thiết bị định danh như thế nào
Không chỉ đối với van công nghiệp và phụ kiện hay các thiết bị đo ( Đồng hồ đo áp suất – Đồng hồ đo nhiệt độ hay Đồng hồ nước ) , trong các loại máy móc khi kết nối với ống, đầu kết nối của máy cũng được qui định kích thước theo kích thước định danh của đường ống. Hiểu được việc quy đổi kích thước ống, giúp cho chúng ta lắp đặt ống hoặc phụ kiện ống với máy móc chính xác hơn.
4.9
/
5
(
58
bình chọn
)