Quy trình can thiệp sớm | TƯ VẤN GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT

Can thiệp sớm cho trẻ đặc biệt

Can thiệp sớm là sự hướng dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ và gia đình trẻ. Can thiệp sớm trong 5 năm đầu có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể học hội nhập tại các trường phổ thông.

Phần lớn các chương trình can thiệp sớm không chỉ chú ý đến những năm đầu mà còn chú ý tới những hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non. Hỗ trợ trẻ trong suốt thời gian trẻ đến trường mầm non và cả khi trẻ học phổ thông cũng là một phần của chương trình và dịch vụ can thiệp sớm. Do vậy, hai nhóm trẻ mà can thiệp sớm tập trung chủ yếu là từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 đến 6 tuổi nhưng không dừng lại ở 6 tuổi mà còn có thể kéo dài tới khi trẻ vào trường phổ thông nếu điều này là cần thiết và có lợi cho trẻ.

Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các dịch vụ can thiệp sớm, các trường mầm non cũng như các trường tiểu học. Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ và tiếp tục can thiệp chúng ta mới có thể giúp trẻ phát triển tốt đến mức có thể với phương châm “Can thiệp sớm – mở tương lai”

Quy trình can thiệp sớm

Quy trình can thiệp sớm gồm có 5 giai đoạn. Quá trình này thực sự bắt đầu khi gia đình trẻ đến tìm sự giúp đỡ của các trung tâm và các nhà chuyên môn bắt đầu giúp đỡ họ.

– Giai đoạn 1: Thắc mắc

– Giai đoạn 2: Đánh giá

– Giai đoạn 3: Lập kế hoạch

– Giai đoạn 4: Can thiệp

– Giai đoạn 5: Đánh giá lại

Can thiệp sớm bao gồm nhiều dịch vụ tổng hợp với mục đích là để phát triển hết tiềm năng học hỏi ở đứa trẻ, để đứa trẻ có khả năng hội nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Do vậy, can thiệp sớm là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và những giai đoạn này tạo thành một quy trình khép kín giúp cho các chuyên gia can thiệp sớm có thể hỗ trợ được một cách kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ và gia đình. Các giai đoạn của quy trinh can thiệp sớm có thể được biểu diễn như một vòng xoáy liên tục.

Quy tình can thiệp sớm 

* Giai đoạn thắc mắc:

Khởi đầu của quá trình can thiệp sớm là khi cha mẹ phát hiện ra những đặc điểm không bình thường trong sự phát triển của trẻ. Cha mẹ trẻ lo lắng và đứa con đi các nơi để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Trong các giai đoạn này, tâm lý chung của các cha mẹ đều mâu thuẫn phức tạp. Cha mẹ có thể bị sốc, không tin, phủ nhận, giận giữ, đổi lỗi cho người khác, trầm cảm và sau cùng mới chấp nhận sự thực.Phản ứng của các chuyên gia cần phù hợp với cha mẹ, giúp cha mẹ bình tĩnh, thấu hiểu và tìm cách hành động vì đứa con của mình.

Chuyên gia cần lắng nghe thu thập mọi thông tin về trẻ để bước đầu có những tư vấn cần thiết cho cha mẹ và có hướng để can thiệp cho trẻ.

* Giai đoạn đánh giá

Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, xác định sự có mặt hay vắng mặt của một hay nhiều đặc tính ở đối tượng cần nghiên cứu để có thể đưa ra quyết định. Theo đó, đối tượng của đánh giá mức độ trẻ tự kỷ là những biểu hiện của trẻ mà chuyên gia thu thập được và đưa ra kết luận về mức độ tự kỷ của trẻ.

Có nhiều phương pháp thu thập thông tin ở trẻ và khi kết thúc quá trình đánh giá, các chuyên gia thường có một khối lượng lớn thông tin rất lớn về trẻ và gia đình trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm của chuyên gia mới có thể đứa ra những kết luận chính xác về tình trạng tự kỷ ở trẻ và những vấn đề liên quan tới can thiệp trẻ.

*  Giai đoạn lập kế hoạch:

Dựa vào các thong tin đã thu thập được trong quá trình đánh giá, cần lập cho trẻ một kế hoạch giáo dục cá nhân. Lúc này điều quan trọng là phải xây dựng được những chương trình can thiệp cho trẻ và gia đình trẻ với những mục tiêu và mục đích cụ thể dựa theo các yếu tố sau:

– Chương trình can thiệp sớm tiêu chuẩn.

– Những điểm mạnh và nhu cầu của trẻ và gia đình.

– Những mục tiêu cần ưu tiên trong giai đoanh hiện tại.

– Những yếu tố cần lưu ý.

* Giai đoan can thiệp:

Đây là giai đoạn các chuyên gia can thiệp sớm và cha mẹ cũng như giáo viên hướng dẫn trẻ làm việc với kế hoạch cá nhân.

Tùy theo mức độ nặng, nhẹ, độ tuổi… của trẻ mà có thể lựa chọn những mô hình can thiệp sớm cho trẻ đạt hiệu quả cao. Cụ thể:

– Nếu trẻ ở độ tuổi 0 – 3 có thể can thiệp dưới sự kết hợp của nhóm chuyên gia, cha mẹ và giáo viên hướng dẫn.

– Nếu trẻ ở độ tuổi 3 – 6 tuổi kết hợp can thiệp tại nhà, tại trường mầm non hay tại trung tâm giáo dục đặc biệt.

– Ngoài việc dạy trẻ tại trung tâm, giáo viên hướng dẫn cho cha mẹ cách dạy trẻ dựa trên kế hoặc giáo dục cá nhân và tư vấn cho giáo viên làm việc trực tiếp với trẻ tại trường mẫu giáo để việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân hiệu quả.

* Giai đoạn đánh giá lại:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ, cần có thời gian để các chuyên gia xem xét và đánh giá lại toàn bộ các hoạt động mục tiêu dạy trẻ. Kết quả đạt được, những tồn taih, những nảy sinh… Cụ thể, các chuyên gia đánh giá: Tiến bộ của trẻ, khả năng chăm sóc con cái của cha mẹ, chương trình can thiệp sớm đã hợp lý chưa.

Các phương pháp sử dụng trong quá trình này gồm: Dụng cụ đánh giá đặc biệt, phỏng vấn/ đặt câu hỏi cha mẹ và gia đình, đánh giá sự tiến bộ của trẻ dựa vào chương trinh can thiệp sớm tiêu chuẩn, quan sát ở gia đình, quan sát tại trường, quan sát trong những môi trường khác.

Sau giai đoạn đánh giá lại, chuyên gia sẽ phát hiện hang loạt điểm mạnh, hạn chế của chương trình can thiệp sớm cũng như ở trẻ, gia đình trẻ, giáo viên dạy trẻ… Do vậy, giai đoạn đầu tiên của quá trình can thiệp sớm là thắc mắc vấn đề lại bắt đầu. Cứ như vậy chu trình khép kín của quá trình can thiệp sớm được diễn ra. 

Rate this post

Viết một bình luận