Quyết định 1031/QĐ-BYT 2022 tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván giảm liều 2 tại 32 tỉnh thành phố

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN UỐN VÁN-BẠCH HẦU GIẢM LIỀU
(TD) NĂM 2022 TẠI 32 TỈNH, THÀNH PHỐ

BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP
ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 4756/QĐ-BYT của
Bộ Y tế ngày 16/11/2020 về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch hoạt động nguồn
ngân sách nhà nước năm 2020 của Dự án 2- Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình
mục tiêu Y tế- Dân số;

Căn cứ Quyết định số 5323/QĐ-BYT
ngày 22/12/2020 về việc đặt hàng cung cấp vắc xin sản xuất trong nước sử dụng
trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ nguồn Ngân sách nhà nước năm 2020 Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ương;

Xét đề nghị của Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương tại Công văn số 524/VSDTTƯ-TCQG ngày 9/3/2022; Công văn số
669/VSDTTƯ-TCQG ngày 24/03/2022;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y
tế dự phòng, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch tiêm
bổ sung vắc xin Uốn ván-Bạch hầu giảm liều (Td) năm 2022 tại 32 tỉnh, thành phố”.

Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các tỉnh, thành phố có
nguy cơ cao xây dựng Kế hoạch và tổ chức tiêm bổ sung vắc xin uốn ván-Bạch hầu
giảm liều (Td) năm 2022.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban
hành.

Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng các
Cục: Y tế dự phòng, Quản lý Dược, Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ trưởng các Vụ: Kế
hoạch -Tài chính, Truyền thông và Thi đua, khen thưởng; Viện trưởng các Viện:
Kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc
Sở Y tế các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao năm 2022 và Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

DANH SÁCH GỬI

(Kèm
theo Quyết định số 1031/QĐ-BYT ngày 29/04/2022 của Bộ Y tế)

Ủy ban Nhân dân, Sở Y tế, Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố:

1. Thanh Hóa

2. Quảng Ninh

3. Hòa Bình

4. Nghệ An

5. Hà Tĩnh

6. Lai Châu

7. Tuyên Quang

8. Hà Giang

9. Cao Bằng

10. Yên Bái

11. Lào Cai

12. Sơn La

13. Điện Biên

14. Quảng Bình

15. Quảng Trị

16. Thừa Thiên Huế

17. Đà Nẵng

18. Quảng Nam

19. Phú Yên

20. Bình Thuận

21. Tp. Hồ Chí Minh

22. Bà Rịa Vũng Tàu

23. Long An

24. Lâm Đồng

25. Tây Ninh

26. Sóc Trăng

27. An Giang

28. Đồng Tháp

29. Bình Dương

30. Bình Phước

31. Kiên Giang

32. Cà Mau

KẾ HOẠCH

TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN UỐN VÁN-BẠCH HẦU GIẢM LIỀU (Td) NĂM 2022 TẠI 32 TỈNH,
THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1031/QĐ-BYT ngày 29/04/2022 của Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH

1. Tình hình bệnh bạch hầu và uốn
ván sơ sinh tại Việt Nam

Số mắc bệnh bạch hầu trung bình hàng
năm giai đoạn 2011-2017 giảm 44% so với giai đoạn 2004-2010, trong các năm
2004-2012 bệnh bạch hầu cơ bản được khống chế ở Việt Nam với số ca mắc trung
bình hàng năm là 21 trường hợp.

Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2020 đã ghi
nhận các ổ dịch bạch hầu xảy ra rải rác ở một số địa phương. Năm 2013, dịch bạch
hầu xảy ra ở tỉnh Gia Lai với 07 trường hợp mắc và dịch tiếp tục xuất hiện
trong năm 2014 với 10 trường hợp mắc, năm 2015 có 9 trường hợp mắc. Năm 2016
ghi nhận dịch bạch hầu tại tỉnh Bình Phước và Kon Tum. Năm 2019 có 7 tỉnh báo
cáo 53 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó dịch xảy ra tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Đắk Lắk và Kon Tum. Năm 2020 ghi nhận 237 ca bạch hầu tại 10 tỉnh của 3
khu vực, trong đó có các ổ dịch tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên. Mặc dù số mắc bạch
hầu năm 2021 đã giảm song nguy cơ dịch bệnh quy trở lại là hiện hữu trong tình
hình tỷ lệ tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib và DPT4 tại nhiều tỉnh đạt thấp do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.

Các trường hợp mắc bạch hầu được ghi
nhận chủ yếu ở nhóm trẻ lớn (trên 10 tuổi) chiếm 67,8%, tiếp theo là trẻ 5-9 tuổi
(20,5%), 1-4 tuổi (8,8%). Hầu hết các trường hợp chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh
hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng (69,3%). Ghi nhận 19,5% trường hợp tiêm chủng
chưa đủ mũi và 11,2% đã tiêm đủ 4 mũi vẫn mắc bạch hầu.

Trong năm 2020-2021, các ca bệnh uốn
ván sơ sinh vẫn xuất hiện rải rác tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng khó tiếp cận, nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh thấp và tỷ lệ trẻ đẻ tại
nhà cao. Năm 2020 ghi nhận có 42 trường hợp uốn ván sơ sinh (trong đó có 11 trường
hợp tử vong), huyện có tỷ lệ mắc cao trên 1/1.000 trẻ đẻ sống như Sìn Hồ (Lai
Châu), Krông Nô và Đăk Glong (Đắk Nông), Bù Gia Mập (Bình Phước). Năm 2021 ghi
nhận 25 trường hợp mắc uốn ván sơ sinh (trong đó có 8 trường hợp tử vong) tại
22 huyện của 9 tỉnh, các huyện có tỷ lệ mắc cao như Phong Thổ và Nậm Nhùm (Lai
Châu), Sông Mã (Sơn La). Mặc dù công tác điều trị uốn ván sơ sinh đã được cải
thiện song uốn ván sơ sinh vẫn là bệnh có tỷ lệ chết/mắc cao nhất trong các bệnh
truyền nhiễm có vắc xin phòng trong các năm gần đây, dao động từ 32%-33,3%.

Bệnh uốn ván ở trẻ lớn và người lớn:
theo báo cáo của các địa phương hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận hàng trăm trường
hợp mắc uốn ván ở trẻ em và người lớn. Cụ thể, trong năm 2020 ghi nhận 320 ca mắc
tại 28 tỉnh/TP của cả 4 khu vực và năm 2021 có 182 ca mắc tại 25 tỉnh/TP.

Qua theo dõi tại các địa phương cho
thấy triển khai vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi có nhiều thuận lợi, triển khai tiêm
chủng vắc xin tại các trường học, hoạt động tiêm chủng vắc xin Td được sự phối
hợp, hỗ trợ các thầy cô giáo. Hoạt động tiêm chủng đã được triển khai an toàn,
không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Kết quả triển khai liên
tục vắc xin Td trong 2 năm (2019, 2020) và tổ chức chiến dịch tại các tỉnh khu
vực Tây Nguyên đã giúp từng bước khống chế được dịch bạch hầu, giảm số mắc và tử
vong.

Trong năm 2021 chỉ ghi nhận 6 ca bạch
hầu. Tuy nhiên, trong số đó có chùm 5 ca bệnh tại huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An)
và 1 trường hợp tại Gia Lai. Đồng thời vẫn ghi nhận tình trạng mắc uốn ván ở trẻ
em và người lớn với số mắc hàng trăm ca mỗi năm, tiếp tục ghi nhận các trường hợp
uốn ván sơ sinh. Bên cạnh đó, trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỷ
lệ tiêm chủng các vắc xin trong TCMR giảm bao gồm vắc xin có thành phần bạch hầu,
ho gà, uốn ván. Cụ thể, tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ em dưới 1 tuổi
là 83,2% và DPT4 cho trẻ 18-24 tháng là 82,7%. Vì vậy, để tăng tỷ lệ miễn dịch
phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, việc
tiếp tục duy trì triển khai vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi tại các địa bàn nguy cơ
là hết sức cần thiết. Đồng thời cần mở rộng diện triển khai vắc xin này qua các
năm. Việc tổ chức tiêm chủng này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới về việc triển khai vắc xin Td cho trẻ lớn.

2. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

– Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội.

– Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

– Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày
12/11/2018 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

– Quyết định số 2155/QĐ-BYT ngày
25/5/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin uốn ván-bạch
hầu giảm liều (Td) năm 2020.

– Quyết định số 3054/QĐ-BYT ngày
15/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng
chống dịch bạch hầu tại 04 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông.

– Quyết định số 4756/QĐ-BYT của Bộ Y
tế ngày 16/11/2020 về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch hoạt động nguồn ngân
sách nhà nước năm 2020 của Dự án 2- Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình mục
tiêu Y tế- Dân số.

– Quyết định số 5323/QĐ-BYT của Bộ Y
tế ngày 22/12/2020 về việc đặt hàng cung cấp vắc xin sản xuất trong nước sử dụng
trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ nguồn Ngân sách nhà nước năm 2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch
hầu, uốn ván trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử
vong do bệnh bạch hầu, uốn ván tại các vùng nguy cơ cao.

2. Mục tiêu cụ thể

– Đạt tỷ lệ ≥ 95% trẻ 7 tuổi tại cộng
đồng và trẻ học lớp 2 thuộc các địa phương triển khai được tiêm bổ sung 01 mũi
vắc xin Uốn ván- Bạch hầu giảm liều (Td).

– Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm
chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

III. THỜI GIAN, ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian: Quý II năm 2022 – Quý IV năm 2022.

2. Đối tượng:

Tất cả trẻ học lớp 2 trong trường học
và trẻ 7 tuổi không đi học tại cộng đồng ở vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 01 mũi
vắc xin Td. Ngoại trừ các trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn
ván hoặc bạch hầu trong thời gian 01 tháng trước khi triển khai.

3. Phạm vi triển khai

Triển khai tiêm vắc xin Td tại 32 tỉnh,
thành phố nguy cơ cao năm 2022 (chi tiết tại Phụ lục 1). Tiêu chí lựa chọn
tỉnh, thành phố triển khai vắc xin Td như sau:

a) Tiếp tục tiêm chủng vắc xin Td tại
các tỉnh, thành phố nguy cơ cao năm 2020 theo Quyết định số 2155/QĐ-BYT ngày
25/5/2020 của Bộ Y tế.

b) Mở rộng diện triển khai tiêm vắc
xin Td tại các tỉnh, thành phố dựa trên:

– Có ca bệnh bạch hầu hoặc uốn ván sơ
sinh trong các năm 2020-2021, vùng giáp ranh với các khu vực nguy cơ, gồm 7 tỉnh:
Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận.

– Tình hình triển khai tiêm vắc xin
Td tại 04 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tại khu vực Tây Nguyên[1]
và văn bản đồng ý triển khai của các tỉnh, thành phố[2].

Bảng
1. Phạm vi, số đối tượng tiêm vắc xin Td năm 2022

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Điều tra, lập
danh sách đối tượng

– Thời gian triển khai: Trước khi triển
khai tiêm chủng tối thiểu 1 tháng.

– Đầu mối thực hiện: Trạm y tế xã/phường

– Đơn vị phối hợp: Các trường Tiểu học,
Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn, quân dân Y, Bộ đội biên
phòng. Nếu cần thiết có thể huy động sự hỗ trợ của mạng lưới chính quyền, quản
lý tạm trú để phát hiện và lập danh sách trẻ tránh bỏ sót trẻ đối tượng vùng
nguy cơ cao.

– Nội dung thực hiện:

+ Điều tra trong trường học: Trạm Y tế
xã/phường phối hợp, trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường lập danh sách theo lớp
đối với trẻ học lớp 2, đề nghị nhà trường bố trí giáo viên, cán bộ thống kê,
đăng ký đầy đủ học sinh trong độ tuổi tại lớp học (theo Phụ lục 2 và hướng dẫn
kèm theo).

+ Điều tra tại cộng đồng: Trạm Y tế
xã/phường phối hợp với Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, trưởng thôn, quân
dân Y, Bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương rà soát nhóm trẻ 7 tuổi
không đi học tại cộng đồng. Đối tượng là trẻ 7 tuổi đang có mặt tại địa phương.
Danh sách bao gồm cả đối tượng vãng lai, lưu ý những trẻ chưa được quản lý tại
vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư (theo Phụ lục 3
và hướng dẫn kèm theo).

Lưu ý: KHÔNG tiêm vắc xin Td cho những
đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong
vòng 1 tháng trước ngày tiêm.

2. Truyền thông

– Thời gian triển khai: Quý II/2022 –
Quý IV/2022 (trước và trong khi triển khai hoạt động tiêm vắc xin Td).

– Tuyến tỉnh, huyện: Thực hiện truyền
thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài phát thanh, truyền
hình, đài truyền thanh, báo chí… để người dân biết sự cần thiết tiêm chủng vắc
xin Td và chủ động đưa con em đi tiêm chủng. Khuyến cáo gia đình cho trẻ ăn uống
đầy đủ trước khi tham gia buổi tiêm chủng.

– Tuyến xã, phường: Thông báo hàng
ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi tiêm chủng.

– Các trường Tiểu học: Trạm Y tế
xã/phường phối hợp với nhà trường thực hiện truyền thông trực tiếp cho các bậc
phụ huynh và học sinh về sự cần thiết tiêm chủng vắc xin Td, gửi giấy mời cho
phụ huynh học sinh thông báo thời gian, địa điểm tiêm chủng.

– Truyền thông trực tiếp thực hiện
trước và trong thời gian triển khai kết hợp với điều tra đối tượng.

3. Cung ứng vắc
xin Td, vật tư tiêm chủng

3.1. Dự trù vắc xin Td và vật tư
tiêm chủng

– Vắc xin Td sử dụng trong kế hoạch
là vắc xin do Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) sản xuất đã được cấp phép
lưu hành tại Việt Nam, lọ 10 liều, dạng dung dịch.

– Dựa trên số đối tượng cần tiêm chủng,
tỷ lệ tiêm chủng mục tiêu và hệ số sử dụng, các tuyến dự trù nhu cầu vắc xin và
vật tư tiêm chủng cần thiết theo công thức dưới đây:

+ Số vắc xin Td (liều) = Số đối tượng
x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%*) x Hệ số sử dụng vắc xin (1,3**)

+ Số bơm kim tiêm tự khóa 0,5ml (cái)
= Số đối tượng x Tỷ lệ tiêm chủng dự kiến (≥95%) x Hệ số hao phí sử dụng (1,1)

+ Số hộp an toàn 5 lít (cái) = (Tổng
số bơm kim tiêm/100) x Hệ số hao phí sử dụng (1,1)

Bảng
2. Nhu cầu vắc xin Td, vật tư tiêm chủng năm 2022 (chi tiết tại Phụ lục 1)

3.2. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển
vắc xin Td

– Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Dự
án Tiêm chủng mở rộng quốc gia phân bổ vắc xin cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur khu vực ít nhất 01 tháng trước khi tổ chức tiêm chủng.

– Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur cấp phát vắc xin Td cho các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố
ít nhất là 02 tuần trước khi tổ chức tiêm chủng dựa trên kế hoạch triển khai cụ
thể của từng tỉnh, thành phố.

– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
thành phố tiếp nhận và bảo quản vắc xin Td tại kho của tỉnh và thực hiện cấp
phát vắc xin Td cho Trung tâm Y tế quận/huyện ít nhất là 01 tuần trước khi tổ
chức tiêm chủng.

– Trung tâm Y tế quận/huyện tiếp nhận
vắc xin từ kho tỉnh về kho quận/huyện để bảo quản và cấp phát cho các xã 1-2
ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm chủng.

– Tuyến xã/phường tiếp nhận vắc xin từ
tuyến quận/huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng.

4. Tổ chức tiêm
chủng

4.1. Hình thức triển khai

– Tổ chức triển khai dưới hình thức
tiêm chủng bổ sung tại nhà trường kết hợp với tiêm chủng tại cơ sở y tế.

– Triển khai tại trường học: Tiêm chủng
cho đối tượng là trẻ em đang học lớp 2.

– Triển khai tại trạm y tế: Tiêm chủng
cho đối tượng là trẻ không đi học và thực hiện tiêm vét.

– Triển khai tại các điểm tiêm chủng
ngoài trạm: Đối với các địa phương là vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận.

4.2. Tổ chức buổi tiêm chủng

– Trạm y tế xã/phường phối hợp chặt
chẽ với ngành giáo dục, các trường tiểu học để bố trí điểm tiêm chủng, tổ chức
triển khai tiêm vắc xin Td cho các đối tượng là trẻ học lớp 2. Đối với vùng
sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phối hợp với
lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng.

– Không tổ chức buổi tiêm chủng cùng
đợt với tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 7 tuổi tại địa phương, khoảng cách giữa
mũi tiêm vắc xin Td và vắc xin COVID-19 ít nhất là 14 ngày.

– Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng
thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của
Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định
chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

– Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm
tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn
tiêm/buổi tiêm cho riêng vắc xin Td hoặc không quá 50 đối tượng/bàn tiêm/buổi
tiêm nếu tiêm cùng các vắc xin khác.

– Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại
các điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
nếu có.

– Rà soát và tiêm vét: Những trẻ thuộc
diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời
điểm triển khai cần được tiêm vét ngay cuối đợt hoặc trong các buổi tiêm chủng
thường xuyên, đảm bảo không để bỏ sót đối tượng.

– Đối với các trường hợp tạm hoãn: Cần
có kế hoạch tiêm vét vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng ngay sau đó.

– Bố trí, thực hiện thực hành đảm bảo
phòng chống dịch COVID-19 trước, trong và sau tiêm chủng theo quy định.

4.3. Kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng,
xử trí phản ứng sau tiêm chủng

– Phòng phản vệ: Bố trí trang bị,
nhân lực tại chỗ, sự hỗ trợ và tham gia công tác phòng phản vệ của hệ điều trị (có
bảng phân công cơ sở điều trị/đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho từng huyện/xã).

– Giám sát, báo cáo phản ứng sau
tiêm: Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường
hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.

5. Theo dõi, giám
sát và báo cáo

5.1. Kiểm tra, giám sát

– Mục đích: Hỗ trợ các tuyến xây dựng
kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện đạt mục tiêu đề ra.

– Thời gian: Quý II/2022 – Quý
IV/2022 (trước, trong và sau khi triển khai tiêm vắc xin Td).

– Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh,
huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát các tuyến trước, trong và sau khi
triển khai kế hoạch và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của
Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

– Các tuyến tỉnh, huyện, xã/phường phối
hợp với ngành giáo dục các tuyến thực hiện giám sát công tác chuẩn bị, triển
khai tiêm chủng tại trường học.

5.2. Theo dõi, báo cáo

– Các địa phương triển khai cần nhập
danh sách đối tượng trẻ 7 tuổi và trẻ học lớp 2, thông tin tất cả các mũi tiêm
vắc xin Td trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

– Thực hiện báo cáo kết quả tiêm vắc
xin Td lên tuyến trên hàng tháng trong thời gian tổ chức tiêm chủng (theo Phụ
lục 4)
và tổng hợp, báo cáo kết quả bằng văn bản trong vòng 3 ngày sau khi
kết thúc hoạt động đối với tuyến xã/phường, 7 ngày đối với tuyến huyện, và 14
ngày đối với tuyến tỉnh, thành phố (theo Phụ lục 5).

– Theo dõi, báo cáo tình hình phản ứng
sau tiêm vắc xin theo thường quy, báo cáo kết quả cùng với báo cáo tiêm chủng.
Các trường hợp tai biến nặng được điều tra và báo cáo theo quy định.

– Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tổng
hợp kết quả triển khai, tình hình phản ứng sau tiêm vắc xin Td tại các tỉnh,
thành phố và báo cáo Bộ Y tế trong vòng 01 tháng sau khi kết thúc hoạt động.

6. Kinh phí thực
hiện

6.1. Kinh phí mua vắc xin, vật tư
tiêm chủng

Nguồn kinh phí Trung ương: Sử dụng
nguồn kinh phí bằng nguồn ngân sách nhà nước theo Quyết định 4756/QĐ-BYT ngày
16/11/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch hoạt động nguồn
ngân sách nhà nước năm 2020 của Dự án Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình mục
tiêu Y tế-Dân số để mua 1.200.000 liều vắc xin Td.

Kinh phí mua bơm kim tiêm, hộp an
toàn do địa phương chi trả.

6.2. Chi phí triển khai các hoạt động
tại địa phương

Kinh phí cho các hoạt động như tập huấn,
điều tra, truyền thông, in ấn biểu mẫu, báo cáo, vận chuyển và bảo quản vắc
xin, công tiêm, kiểm tra giám sát… do địa phương chi trả, bao gồm:

– Điều tra và lập danh sách đối tượng.

– Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc
xin từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến xã, từ trạm y tế đến các điểm tiêm chủng.

– Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển bơm
kim tiêm và hộp an toàn từ khu khu vực đến tỉnh, huyện, xã, điểm tiêm chủng.

– In sao biểu mẫu (giấy mời, giấy xác
nhận đã tiêm vắc xin, mẫu lập danh sách, mẫu báo cáo) và đĩa truyền thông.

– Công thực hiện mũi tiêm.

– Giám sát trước và trong khi triển
khai.

– Truyền thông vận động cộng đồng.

– Các chi phí khác.

V. TRÁCH NHIỆM THỰC
HIỆN

1. Tuyến Trung ương

1.1. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế có nhiệm
vụ:

– Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển
khai Kế hoạch, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc giám
sát, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện.

– Cục Quản lý Dược làm đầu mối phối hợp
với Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế chịu trách nhiệm bảo đảm
chất lượng vắc xin Td.

– Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có
trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh phối hợp tổ chức thực hiện việc
khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí kịp thời các phản ứng sau
tiêm chủng.

– Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng
có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch trên các phương tiện
thông tin đại chúng.

– Vụ Kế hoạch – Tài chính có nhiệm vụ
phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và các đơn vị liên quan bố trí đủ
kinh phí thực hiện Kế hoạch.

1.2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện
Pasteur theo lĩnh vực được phân công có kế hoạch triển khai các hoạt động: Cung
ứng vắc xin theo kế hoạch, kiểm tra, giám sát hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo tiêm chủng
an toàn, đặc biệt trong điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

1.3. Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin
và Sinh phẩm Y tế có trách nhiệm kiểm định, đảm bảo đúng tiến độ và giám sát chất
lượng vắc xin tại các tuyến.

1.4. Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đảm
bảo cung ứng đủ vắc xin theo Kế hoạch.

1.5. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
có trách nhiệm hướng dẫn triển khai việc thực hiện Kế hoạch. Chương trình Tiêm
chủng mở rộng các khu vực phối hợp với địa phương lập kế hoạch và giám sát tổ
chức triển khai Kế hoạch. Đảm bảo phân bổ đủ vắc xin Td và vật tư tiêm chủng
cho các tỉnh, thành phố. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động
theo Kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo thường xuyên theo quy định.

2. Tuyến địa phương

– Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố tại
các địa phương phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt Kế hoạch và chỉ đạo
Sở Y tế, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin
Td năm 2022 tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho triển khai kế hoạch tiêm vắc
xin Td đạt mục tiêu đề ra. Tại Kế hoạch có giao Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở,
ngành, đoàn thể liên quan tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm bổ
sung vắc xin Td cho đội ngũ cán bộ, giáo viên khối Tiểu học, vận động phụ huynh
đồng ý cho con em tham gia tiêm vắc xin. Đồng thời hỗ trợ việc điều tra, lập
danh sách đối tượng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước,
trong và sau khi triển khai tiêm bổ sung vắc xin Td, đặc biệt tại các trường học.

– Sở Y tế tỉnh, thành phố có nhiệm vụ
xây dựng Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về hoạt động tiêm chủng
bổ sung vắc xin Td, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng
bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử
trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng
cường giám sát tổ chức triển khai thực hiện.

– Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh,
thành phố xây dựng kế hoạch triển khai tiêm bổ sung vắc xin Td theo Quyết định
của Bộ Y tế. Phối hợp với ngành giáo dục trong công tác chỉ đạo, điều tra đối
tượng tại các trường Tiểu học. Tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm
bổ sung vắc xin Td. Chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận/huyện tổ chức thực hiện kế
hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.
Lưu ý chỉ đạo và giám sát tiêm vét sau khi kết thúc đợt tiêm chính để đạt mục
tiêu đề ra.

– Trung tâm Y tế quận/huyện tổ chức
thực hiện kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và
báo cáo theo quy định.

– Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện hoạt động tiêm bổ sung vắc xin Td theo kế hoạch
và báo cáo theo quy định.

– Các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành
phố, bệnh viện huyện chịu trách nhiệm bố trí cán bộ phối hợp với cơ sở tiêm chủng
thực hiện việc khám sàng lọc trước tiêm chủng, cấp cứu và xử trí các trường hợp
phản ứng sau tiêm chủng.

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH TỈNH, THÀNH PHỐ TRIỂN KHAI TIÊM
VẮC XIN TD NĂM 2022

*: Vắc xin dự trữ 60.600 liều bảo
quản tại kho quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để điều phối trong
trường hợp các địa phương điều chỉnh số đối tượng thực tế hoặc tỷ lệ tiêm chủng
đạt được cao hơn mục tiêu 95%

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG HỌC LỚP 2 CẦN
TIÊM VẮC XIN TD TẠI TRƯỜNG HỌC(1)

Tỉnh/TP
…………………………………………..      Huyện …………………………………….

Xã/phường/thị trấn
……………………………..     Trường …………………… Lớp(2):
………

HƯỚNG
DẪN GHI DANH SÁCH TRẺ CẦN TIÊM VẮC XIN TD TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Đối tượng là tất cả học sinh đang
học lớp 2.

2. Danh sách đối tượng được lập theo
từng lớp.

3. Các đối tượng: i) Mới được tiêm vắc
xin chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong vòng 1 tháng tính đến ngày
tiêm; hoặc ii) Tiêm vắc xin Td trong đợt bổ sung năm 2021-2022 vẫn đưa vào danh
sách nhưng ghi rõ ngày tiêm liều vắc xin (không tính vào số đối tượng).
Khuyến khích dùng mực khác màu khi lập danh sách cho những trẻ này để dễ phân
biệt, đồng thời ghi vào cột “Ghi chú” số 6 loại vắc xin có chứa thành phần uốn
ván hoặc bạch hầu đã tiêm.

4. Viết theo định dạng 2 ký tự ngày,
2 ký tự tháng, 2 ký tự năm. Ví dụ: ngày sinh 02/03/14.

5. Cột ngày tiêm sẽ do cán bộ y tế điền
ngay sau khi đối tượng được tiêm vắc xin.

6. Nếu đối tượng bị hoãn tiêm, vắng mặt,
chuyển nơi ở, chuyển trường/lớp, bị ốm, bị mắc bất cứ bệnh nào tại thời điểm
tiêm vắc xin hoặc có tiền sử phản ứng với mũi tiêm uốn ván, bạch hầu trước đó
thì ghi thông tin vào cột ghi chú.

PHỤ LỤC 3

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG 7 TUỔI CẦN TIÊM VẮC
XIN Td TẠI CỘNG ĐỒNG(1)

Tỉnh/TP
…………………………………………        Huyện …………………………………….


……………………………………………….        Thôn/ấp/tổ(2)………………………………

TT

Họ
và tên(3)

Ngày
tháng năm sinh(4)

Họ
tên bố (hoặc mẹ)

Địa
chỉ nơi ở

Số
điện thoại

Ngày
tiêm vắc xin Td(5)

Ghi
chú(6)

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

 

/  
/

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận