Rắn lục đuôi đỏ sống ở đâu, ăn gì, cắn có độc không, trị bệnh gì? | Hoa Kỳ 68

Rắn lục đuôi đỏ sống ở đâu, ăn gì, cắn có độc không, trị bệnh gì?

Nguyễn Duy Kỳ

Bởi

In

Xem: 2022

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn rất phổ biến tại Việt Nam. Là một trong những loài rắn có nhiều người bị cắn nhất là nỗi sợ của rất nhiều người. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những thông tin wiki về loài rắn lục đuôi đỏ sống ở đâu, thức ăn, sinh sản, trị bệnh gì.

Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ là một loài rắn cực độc tại Việt Nam có tên tiếng anh là White-lipped pit viper, tên khoa học là Cryptelytrops albolabris. Một loài rắn leo cây và hầu hết vòng đời của chúng đều ở trên cây. Tên cũ: Trimesurus albolabris.

Rắn lục đuôi đỏRắn lục đuôi đỏ

Đặc điểm: Rắn lục đuôi đỏ được bao phủ 1 lớp da có vảy màu xanh lục, riêng phần đuôi có màu nâu đỏ, phần da bụng có màu trắng hoặc vàng. Đầu hình tam giác, mắt có con người dọc màu vàng cam, trông rất hung dữ. Là loài rắn có nọc độc mạnh và răng nanh rất dài. Chiều dài con to khoảng 1 mét nặng khoảng 700g. Đây cũng có thể coi là mọt loài rắn có kích thước trung bình.

Thức ăn: Thức ăn của loài rắn này chủ yếu là chim, chuột, bò sát, thằn lằn ếch nhái.

Nguồn gốc của rắn lục đuôi đỏ

Có nhiều người tin rằng rắn lục đuôi đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc thả rắn lục đuôi đỏ sang Việt Nam. Đây là những tin đồ không có căn cứ bởi vì rắn lục đuôi đỏ chủ yếu xuất hiện tại Miền Trung và Nam Bộ. Miền Bắc loài rắn này xuất hiện khá ít, nhiều khu chưa thấy bao giờ.

Răng nanh rắn lục đuôi đỏ rất dàiRăng nanh rắn lục đuôi đỏ rất dài

Nguồn gốc của việc rắn lục đuôi đỏ gần đây xuất hiện nhiều ở Quảng Ngãi được chuyên gia lí giải là do lượng mưa ít hơn mọi năm, khiến rắn lúc đuôi đỏ có điều kiện thuận lợi để sinh xôi phát triển xuống đồng bằng. Tình trạng phá rừng khiến chúng không còn nơi để ẩn nấp và phải xuống khu dân cư nơi có nguồn thức ăn nhiều.

Rắn lục đuôi đỏ sống ở đâu?

Rắn lục đuôi đỏ phân bố chủ yếu tại các khu vực miền Trung Nam Bộ và Tây Nguyên. Miền Bắc Việt Nam có nhưng rất ít khi phát hiện. Chúng chủ yếu sống ở khu vực rừng rậm đồi núi trên cây săn mồi bằng cách ngụy trang giữa những tán lá cây nhờ thân hình màu xanh. Khi con mồi đi ngang qua không để ý và chũng sẽ nhao tới và cắn. Chất độc của chúng cực mạnh có thể làm chết con mồi rất nhanh. Răng nanh dài thậm chí những con mồi nhỏ sẽ bị giữ lại và không thể chạy thoát.

Đây là nỗi ám ảnh của những người dân khi đi làm rẫy. Loài rắn này có màu sắc khá giống với cây cối khiến người dân không để ý và rất dễ bị cắn. Nhất là vào mùa mưa, khi nước ngập chúng còn ít diện tích để cư trú và thường va chạm với con người. Phòng chống rắn vào nhà bằng cách bịt kín các khe hở mà rắn có thể chui qua.

Sinh sản

Vào mùa mưa cũng là mùa sinh sản của chúng rắn mẹ vô cùng hung giữ và dễ cắn người hơn hết. Điều đặc biệt nhất của loài rắn này chính là khả năng đẻ con. Chúng không đẻ trứng như các loài khác, cũng không cần phải ấp trứng. Đặc biệt khác với các loài rắn khác là rắn mẹ sẽ chết ngay sau khi đẻ con. Điều mà các loài rắn các không xảy ra.

Rắn lục đuôi đỏ đẻ conRắn lục đuôi đỏ đẻ con

Rắn con ngay sau khi sinh chui ra khỏi lớp màng và đã có thể săn mồi theo bản năng. Tiếp tục chu kì tuần hoàn.

Rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm như thế nào?

Triệu chứng khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là loài có nọc độc cực mạnh. Khi bị rắn cắn người dân thường có các dấu hiệu rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử hay trụy tim mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Trong nọc độc của loài rắn này có khoảng 20 loại chất độc khác nhau. Mỗi chất sẽ có 1 triệu trứng khác nhau khiến vết cắn chảy máu nhiều và bị xưng to. Trong vòng 6 tiếng đầu chất đọc sẽ lan ra khắp chân hoặc tay nếu không được sơ cứu và khiến nó bị xưng và tím do xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ. Nọc độc có thể gây hoại tử hoàn toàn vùng tế bào vì thế cần phải đi bệnh viện sớm.

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần kiêng ăn gì có chết không? Bị rắn lục cắn bạn không cần phải ăn kiêng gì cả, cứ sơ cứu như trên rồi đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu như bạn ở nhà ăn kiêng và đợi nó tự khỏi thì không có chuyện đó đâu. Bạn sẽ chết nếu không tới bệnh viện, tuyệt đối không được sử dụng các phương pháp dân gian hay tự chữa tại nhà bằng thuốc Nam. Đây là loài rắn cực độc vì vậy nếu bị cắn thì hậu quả rất khôn lường.

Các bác sĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng huyết thanh. Bạn chỉ càn tới sớm để vết thương không lan rộng hay hoại tử.

Bài tương tự: Rắn hổ trâu, rắn ráo có độc không? Tác dụng, cách làm thịt, thức ăn

Những loại rắn lục

Rắn lục đuôi đỏ là 1 loại rắn thuộc loài rắn lục. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam có ghi nhận các loài rắn lục ở Việt Nam như:

  • Rắn lục đuôi đỏ
  • Rắn lục đầu bạc
  • Rắn lục núi
  • Rắn lục sừng
  • Rắn lục Trùng Khánh
  • Rắn lục xanh
  • Rắn lục mũi hếch

Tát cả chúng đều có cái đầu hình tam giác. Mắt rất hung dữ và đặc biệt là đều sỡ hữu nọc độc nguy hiểm chết người. Những con rắn lục có đuôi xanh thì có thể đó chính là rắn lục xanh đó.

Ăn thịt rắn lục đuôi đỏ có tác dụng gì?

Nhiều người vẫn tin rằng rắn lục đuôi đỏ có công dụng làm thuốc trị bệnh ung thư nên săn bắt nhiều. Rồi thấy thuốc không có tác dụng nên thả đi, đây cũng là nguyên nhân khiến loài rắn này phát triển rất mạnh gần đây.

Thịt rắn lục đuôi đỏ có thể ăn được nhưng không nên ăn bởi vì khi bắt thịt, làm thịt lượng chất độc vẫn còn dính trong răng ngay cả khi rắn đã chết. Nếu sơ ý bị đâm vào tay sẽ không khác gì bị cắn cả.

Rất ít người đã từng ngâm rượu rắn lục đuôi đỏ bởi vì đây là một loài rắn có nọc độc gây hoại tử. Không nên ngâm rượu loài rắn này và cũng không hề có bằng chứng công bố tác dụng của nó. Một số tin đòn cho rằng rắn lục đuôi đỏ chữa bệnh viêm xoang nhưng khi bị viêm xoang thì ra hiệu thuốc làm lọ thuốc cho nhanh, bắt loài rắn này có thể bị cắn bất cứ lúc nào. Nó là loài không biết sợ gì cũng không sợ cây gì cả.

Cách xử lí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Khi bị rắn cắn bạn cần bạn cần ép chặt phía trên vết thương khoảng 10cm để hạn chế sự lây lan của chất độc. Rửa sạch vết thương bằng nước sạch tiếp đó đưa người bị cắn tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Thời gian vàng để cứu người bị rắn lục cắn là khoảng 4 giờ đầu tiên sau khi bị cắn. Nếu đến sớm tỷ lệ bị hoại tử vùng tế bào sẽ thấp hơn đáng kể đấy.

Messenger,

Chia sẻ

Chia sẻ bài viết lên: Facebook

Quảng cáo sản phẩm, thương hiệu của bạn, hãy liên hệ chúng tôi

1/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận