Nhổ răng số 7 thường chỉ được chỉ định nhổ trong các trường hợp: răng sâu đến chân và viêm tủy, răng bị biến chứng mắc viêm chóp viêm nha chu, răng bị vỡ và khó phục hồi lại, răng bị lung lay và tiêu xương không thể giữ được. Nhổ răng số 7 hàm dưới giá 2 triệu đồng 1 răng còn nhổ răng số 7 hàm trên giá 1,5 triệu đồng 1 răng. Nếu răng số 7 bị mất thì sẽ gây giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng vị trí các răng khác và tiêu xương hàm khiến da chảy xệ nên việc trồng răng số 7 sau khi nhổ là cần thiết. Công nghệ nhổ răng số 7 mới nhất là sử dụng sóng siêu âm Piezotome tách nướu khóa mạch máu rồi mới nhổ nên vô cùng an toàn đối với khách hàng.
Nhổ răng số 7 nếu không trồng lại sẽ bị hóp má. Răng số 7 chỉ mọc 1 lần vào khoảng 12-13 tuổi. Răng số 7 không tự mọc lại nên buộc phải trồng mới. Răng số 7 đau khi nhổ răng khôn là do vết thương răng 8 gây ra cho răng 7 bắt đầu lộ. Răng số 7 có 2-3 chân răng, mỗi chân chứa 3 ống tủy. Một số lưu ý sau khi nhổ răng số 7: cắn chặt bông gòn trong 15-30 phút, dùng đúng liều thuốc giảm đau, chườm đá hoặc khăn ấm giảm đau, thư giãn không hoạt động mạnh sau nhổ, ăn thức ăn mềm lỏng, hạn chế thức ăn quá cứng cay lạnh, không hút thuốc, không dùng nước súc miệng, không tác động lên vết nhổ và chỉ vệ sinh với bàn chải mềm.
I – Tìm hiểu khái quát cấu tạo của răng số 7
Răng số 7 đảm nhiệm vai trò chủ lực trong quá trình ăn nhai cùng răng số 6. Do vậy đây là chiếc răng đặc biệt quan trọng, quyết định rất lớn tới sức khỏe răng miệng của mỗi người
♦ Vị trí & Thời điểm mọc của răng số 7
Răng số 7 là chiếc răng ở vị trí thứ 7 tính từ răng cửa vào. Với mỗi hàm trên hoặc dưới sẽ có 2 chiếc răng số 7 nằm ở 2 bên trái và phải.
Răng số 7 vĩnh viễn thường mọc khá muộn, trung bình sẽ bắt đầu nhú lên khi trẻ được 12 – 13 tuổi. Nhiệm vụ chính của răng hàm số 7 là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày
♦ Răng số 7 có mấy chân? Mấy ống tủy?
Theo kết quả giải phẫu, răng số 7 hàm trên có 3 chân và hàm dưới có 2 chân. Ngoài ra do cấu trúc răng tương đối lớn nên cũng thường có 3 ống tủy trở lên.
Điều này tương đối dễ hiểu, bởi răng cối số 7 đảm nhiệm vai trò ăn nhai chủ lực, do vậy sẽ cần số lượng chân lớn để giữ vững cấu trúc răng.
Việc nhổ răng số 7 thường khiến rất nhiều người lo lắng, vì đây là răng đóng vai trò lớn đến chức năng nhai. Mất đi vị trí răng số 7 có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định, bác sĩ vẫn phải chỉ định giải pháp loại bỏ vị trí răng này.
II/ Có nên nhổ răng số 7 không?
Nhổ răng số 7 là việc cần cân nhắc thật kỹ, bởi răng hàm số 7 là răng cối lớn có liên kết với răng số 6 và đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống. Trong một vài trường hợp, mất răng số 7 có thể gây ra nhiều ảnh hưởng như: tụt nướu, tiêu xương, răng bị xô lệch, biến dạng khuôn mặt.
Do đó, nếu phải nhổ răng vị trí số 7 trong cung hàm, bạn cần được tư vấn và thăm kỹ lưỡng từ nha sĩ. Thông thường, việc loại bỏ răng số 7 khi chúng có một số dấu hiệu sau:
- Răng mọc ngầm, mọc lệch và khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn.
- Răng bị vỡ, sứt, mẻ, gãy do sang chấn mạnh hoặc tai nạn.
- Răng bị sâu nặng, các vi khuẩn phá hỏng cấu trúc răng và gây chết tủy, những biện pháp nha khoa không thể hồi phục hoàn toàn.
- Răng sâu phát triển sinh ra những triệu chứng nguy hiểm khác như nha chu, viêm chân răng, … khó điều trị và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
III/ Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Nhiều người được nha sĩ xác định phải nhổ răng số 7 cảm thấy vô cùng lo lắng, vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, cung hàm. Tuy nhiên, với những công nghệ nhổ răng tiên tiến, an toàn và hiện đại, bạn hoàn toàn yên tâm trong quá trình thực hiện sẽ không gây ra bất cứ nguy hiểm nào.
Bên cạnh đó, trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được thực hiện thông qua các bước tỉ mỉ như chụp X-quang để xác định vị trí răng mọc. Điều này nhằm xác định xem răng nằm ở vị trí nào, có ảnh hưởng đến dây thần kinh không, nếu nhổ có tác động vào cấu trúc hàm và những chiếc răng xong quanh hay không. Sau đó mới tiến hành nhổ, nên rất an toàn và không hề nguy hại như mọi người vẫn như.
Tuy nhiên, để có được quá trình nhổ răng an toàn, bạn cũng cần lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín, có bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất mới nhất. Nên cân nhắc những địa chỉ nha khoa không tên tuổi, giá thành rẻ bất ngờ và đặc biệt tham khảo trước quy trình nhổ răng có đảm bảo hay không.
Hơn nữa, có một số bệnh nhân mắc các bệnh lý như: huyết áp cao, rối loạn chức năng máu, tiểu đường, … cần thông báo đến các bác sĩ về tình trạng của mình để bác sĩ xác định chính xác xem bạn có đủ điều kiện nhổ răng hay không.
Thông thường, răng số 7 nắm vị trí quan trọng của cung hàm, nên khi chúng bị loại bỏ sẽ cần đến một giải pháp phục hình răng giả để đáp ứng được nhu cầu ăn uống và thẩm mỹ. Hầu hết trong những trường hợp này, việc cấp ghép implant là giải pháp lý tưởng và an toàn nhất.
IV/ Phương pháp nhổ răng số 7 hàm trên & dưới
Trên thị trường có 2 phương pháp nhổ răng số 7 phổ biến:
- Phương pháp truyền thống: đây là phương pháp có từ lâu đời, kỹ thuật khá đơn giản như dùng dao rạch, kìm và bẩy đã tiệt trùng an toàn. Bên cạnh đó đây cũng là phương pháp có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, người bệnh sẽ dễ gặp phải hiện tượng đau đớn, chảy máu và những biến chứng nếu thực hiện tại những đơn vị nha khoa kém chất lượng.
- Phương pháp dùng sóng siêu âm Piezotome: đây là phương pháp mới nhất, giải quyết được mọi vấn đề của những phương pháp đã cũ. Sử dụng kỹ thuật tách nướu nhẹ nhàng để loại bỏ răng số 7, sau đó khóa mạch máu bằng sóng siêu âm. Đây là phương pháp được nhiều nha sĩ khuyên dùng và an toàn đối với sức khỏe người bệnh.
V/ Quy trình nhổ răng số 7
Tham khảo quy trình nhổ răng số 7 sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn đúng đơn vị nha khoa uy tín. Tránh việc phải chịu biến chứng và hậu quả nặng nề sau khi nhổ răng.
1. Kiểm tra và chụp CT
Trong bước này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát và xác định đúng vị trí của răng số 7. Tiếp đến, bác sĩ sẽ chụp CT để biết cấu trúc hàm và đưa ra phương pháp phù hợp. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ tất cả những thắc mắc của mình vào thời điểm này, để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn.
2. Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng
Bác sĩ sẽ thực hiện các bước vệ sinh, sát khuẩn khoang miệng kỹ lưỡng cho bệnh nhân. Nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn, tránh tối đa hiện tượng nhiễm trùng và các biến chứng khác.
3. Gây tê trước khi nhổ
Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được gây tê ở khu vực nhổ răng để không phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình thực hiện.
4. Nhổ răng số 7
Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng theo phương pháp truyền thống hoặc dùng sóng siêu âm. Tuy nhiên, hầu hết phương pháp dùng sóng siêu âm Piezotome vẫn được các nha sĩ khuyên dùng nhiều hơn, vì chúng được cải tiến rất nhiều và mang đến các ưu điểm tốt hơn so với phương pháp truyền thống.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
2.492 lượt đăng ký.
5. Tái khám theo yêu cầu của bác sĩ
Sau quá trình nhổ răng số 7 kết thúc, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân và hẹn lịch tái khám.
Bệnh nên nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo các bước tự chăm sóc răng miệng tại nhà để hồi phục tốt hơn.
VI. Biến chứng, rủi ro nếu loại bỏ chân răng số 7
Nhổ răng hàm hay bất cứ chiếc răng nào cũng làm ảnh hưởng đến khoang miệng không ít thì nhiều. Nhổ răng số 7 càng làm ảnh hưởng nhiều hơn đến cung hàm vì răng này rất quan trọng. Sau khi răng số 7 được lấy ra, khoang miệng khách hàng xảy ra những tình trạng sau:
– Thuyên giảm chức năng ăn uống hàng ngày
Răng số 7 là một trong 3 răng hàm to đảm nhận việc ăn nhai chính. Khi răng này mất đi, việc ăn, nghiền nát đồ ăn sẽ bị ảnh hưởng bởi chúng ta sẽ bị nhai “hụt” một chỗ. Thức ăn không được làm nhỏ tối đa. Nếu duy trì lâu dài sẽ dễ mắc các bệnh tiêu hóa do nuốt thức ăn to, dạ dày phải co bóp và tiết nhiều dịch để chuyển hóa năng lượng.
– Ảnh hưởng đến các răng của cả cung hàm
Răng số 7 không còn, chúng ta sẽ có thói quen tránh nhai bên hàm bị mất răng và tập trung nhai vào hàm bên kia. Các bộ phận gân, cơ, xương theo đó cũng hoạt động vào một bên.
Thói quen này trực tiếp làm lệch khớp hàm, cơ mặt một bên bị trùng xuống. Nhìn tổng thể như bị lệch nửa mặt.
Ngoài ra, chỗ xương ổ răng trống của răng số 7 là không gian thuận lợi cho các răng kế bên đổ nghiêng ngả, xô lệch theo. Thức ăn cũng dễ bị mắc, bám dính và lọt vào các kẽ hở. Lúc này, bệnh nha chu như viêm lợi, nhiệt miệng, sưng nướu, sâu răng, hôi miệng bắt đầu xuất hiện do ổ vi khuẩn từ thức ăn bám đọng lại.
– Mặt chảy xệ, da nhăn nheo, nhìn già hơn tuổi
Mất xương răng quá lâu ngày gây ra một biến chứng khủng khiếp đó là tiêu biến xương ổ răng – tức là tiêu biến xương hàm. Chỗ răng bị mất dần bị hóp lại diện tích ổ răng, các tổ chức dây chằng, mô xung quanh dần teo lại, để càng lâu càng tiêu biến dần.
Khi xương hàm tiêu biến, cung hàm nhìn hẹp dần, mặt theo đó cũng bị hóp đi đáng kể. Mặt hóp kéo theo da má chùng xuống, chảy xuống phần cằm, khi cười lộ rõ nếp nhăn khóe miệng. Khuôn mặt nhìn già hơn tuổi, hàm móm, môi thụt vào trong.
=> Theo các nha sĩ, nếu nhổ bỏ chân răng số 7 tại cơ sở uy tín bởi bác sĩ tay nghề cao thì khách hàng chỉ bị sưng đau má và đau răng trong khoảng 2-3 ngày.
Ngược lại, không may chọn phải nơi nhổ răng có bác sĩ kém tay nghề thì sẽ xảy ra nhiều hệ lụy như rỉ máu kéo dài, rách nướu, nhiễm trùng và mưng mủ quanh nướu, áp xe răng…
Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm tại nha khoa Paris lưu ý với khách hàng: Hãy chọn nơi uy tín để nhổ răng. Không “cả tin” nghe theo những lời quảng cáo nhổ giá rẻ tại những cơ sở nghèo nàn, không tên tuổi, kém chất lượng. Đặc biệt sau nhổ răng hãy chuẩn bị trồng răng implant để thay thế ngay chân răng mất => tránh được sự tiêu biến xương hàm.
VII/ Lưu ý sau khi nhổ răng số 7
Sau khi nhổ răng số 7, bệnh nhân có thể gặp phải hiện tượng hơi ê và nhức tại vị trí nhổ. Trong thời gian này, hàm cũng đang nhạy cảm và yếu hơn nên bạn cần lưu ý kỹ một số điều sau:
- Cắn chặt bông gòn trong vòng 15-30 phút khi vừa nhổ xong để cầm máu, nên thay gạc khi miếng gạc cũ đã ướt.
- Dùng thuốc giảm đau theo đúng liều bác sĩ kê.
- Chườm đá lạnh hoặc chườm khăn ấm nếu có hiện tượng sưng đau.
- Thư giãn sau quá trình nhổ, tránh làm việc quá sức ảnh hưởng đến vết thương.
- Tiêu thụ thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp. sữa, …
- Không ăn các loại đồ ăn cứng, quá cay, quá lạnh và các loại đồ uống có gas, đồ ngọt, chất kích thích để không ảnh hưởng đến vị trí nhổ.
- Không hút thuốc lá sau vài ngày nhổ răng.
- Không súc miệng bằng nước muối hay các dung dịch súc miệng chuyên dụng.
- Không đưa tay hay bất cứ vật dụng nào vào vị trí nhổ.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên mỗi ngày với bàn chải lông mềm, tránh tác động mạnh vào vị trí nhổ.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
3.799 lượt đăng ký
VIII/ Một số câu hỏi về răng số 7
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?
Như đã nêu trên, bạn sẽ phải tiến hành nhổ răng số 7 trong một số trường hợp sau:
- Răng bị sâu đến chân, sâu vào tủy và gây đau đớn dài ngày.
- Răng bị biến chứng và mắc viêm chóp, viêm nha chu.
- Răng bị vỡ và khó phục hồi lại.
- Răng bị lung lay và tiêu xương không thể giữ được.
Nhổ răng số 7 có bị hóp má không?
Khi răng số 7 bị mất đi, hai má có thể sẽ bị hóp lại, vùng da mặt từ đó cũng dễ bị chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da mặt dễ lão hóa và già đi đáng kể.
Nhổ răng số 7 có mọc lại không?
Răng số 7 mọc muộn hơn các vị trí khác và chỉ mọc duy nhất một lần. Chính vì vậy, nếu bạn bị mất răng số 7 do một số trường hợp nào đó, chúng sẽ không mọc lại và cần can thiệp các giải pháp trồng răng giả.
Đau răng số 7 sau khi nhổ răng khôn
Khi răng khôn mọc lệch, đâm thẳng vào răng số 7 sẽ khiến chân răng số 7 bị hỏng. Lúc này có thể xảy ra hiện tượng đau nhức, đặc biệt hiện tượng này sẽ rõ ràng hơn khi răng số 8 được loại bỏ.
Mất răng số 7 có niềng răng được không?
Bệnh nhân hoàn toàn có thể niềng răng khi đã loại bỏ vị trí răng số 7. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải cấy lại răng số 7 đã mất trước khi thực hiện niềng răng để đảm bảo cung hàm được ổn định, các vị trí răng đều sẵn sàng để thực hiện chỉnh nha.
Mất răng số 7 có ảnh hưởng gì không?
Nếu bị mất răng số 7, khả năng nghiền nát thức ăn sẽ kém hơn nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn tới đường ruột dạ dày. Hơn nữa, nếu không có biện pháp cấy lại răng số 7, rất có thể bạn sẽ gặp tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chức năng ăn uống.
Độ tuổi mọc răng số 7
Răng số 7 sẽ chỉ mọc một lần trong đời và không thể tự mọc lại nếu bị mất đi. Răng vị trí này sẽ mọc trong độ tuổi từ 12-13, khi trẻ đã thay toàn bộ răng sữa. Trong cung hàm mỗi người sẽ có đến 4 răng số 7 bao gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Răng số 7 có mấy chân?
Răng số 7 có kích thước khá lớn và cấu tạo phức tạp. Đây là răng có nhiều chân và có hơn 3 ống tủy. Răng số 7 hàm dưới sẽ có 2 chân, còn răng số 7 hàm trên có 3 chân, mỗi chân răng bao gồm 3 ống tủy.
Nhổ răng số 7 hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhờ vào các phương pháp nhổ răng hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, để an toàn tuyệt đối, bạn cần lưu ý chuẩn bị một sức khỏe tốt và lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín trước khi thực hiện.
Hơn bao giờ hết, hãy chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để đáp ứng được cả về nhu cầu sức khỏe và thẩm mỹ, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
IX – Nhổ răng số 7 giá bao nhiêu tiền?
Thuộc nhóm răng cối nhiều chân, nhiều ống tủy và nằm tại vị trí khó tiếp cận nên chi phí nhổ răng số 7 thường cao hơn các răng khác.
Tại Nha Khoa Paris, mức giá để nhổ răng hàm 7 hiện đang là 1.000.000 VNĐ/ răng. Tùy từng thời điểm sẽ có những chương trình khuyến mãi, giảm giá khác nhau.
X – Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi nhổ răng số 7 BẮT BUỘC bạn phải trồng lại sớm nhất có thể. Nếu chần chừ không phục hình lại sớm, bạn có thể gặp một vài vấn đề sau
♦ Tiêu xương hàm
Không chỉ riêng răng hàm số 7, nếu thiếu bất kỳ chiếc răng nào cũng đều gây ra hiện tượng tiêu xương hàm. Cơ chế của xương hàm dựa vào sự kích thích, dao động của chân răng.
Khi ăn nhai, chân răng sẽ chuyển động nhẹ và kích thích xương hàm phát triển, sản sinh thêm để bù đắp lượng xương đang hao hụt.
Do vậy thiếu đi kích thích của chân răng, cơ thể sẽ ngưng sản xuất xương hàm. Lâu ngày phần nướu ở khu vực mất răng dần bị tụt xuống, gây ra hiện tượng tiêu xương hàm.
♦ Ảnh hưởng tới ăn nhai
Toàn bộ thực phẩm, thức ăn đều do răng số 6 và 7 làm nhiệm vụ nghiền nát. Do vậy khi thiếu đi răng 7, răng số 6 sẽ phải làm việc nhiều hơn nên sẽ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
Không những vậy, dồn toàn bộ lực cho 1 răng cũng làm hàm nhanh bị mỏi, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng viêm khớp hàm.
Chưa kể tới vấn đề răng số 6 không có điểm tựa dần sẽ bị đổ nghiêng. Khi đó toàn bộ hàm theo xu hướng sẽ bị nghiêng dần theo, gây ra hiện tượng sai lệch khớp cắn.
Có lẽ tới đây bạn đã hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng nếu nhổ răng số 7. Hãy gọi ngay tới tổng đài 19006900 của Nha Khoa Paris để được tư vấn kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định loại bỏ chiếc răng này.