Răng sữa có bao nhiêu cái?

Răng sữa là những chiếc răng được mọc sau khi bé chào đời được tầm 5-6 tháng. Răng sữa không chỉ có tác dụng giúp bé nhai, cắn thức ăn mà còn giúp bé nói chuẩn và định hình răng vĩnh viễn sau này.

Mẹ có biết thông thường răng sữa có bao nhiêu cái không? và đâu là cách chăm sóc răng cho bé tốt nhất? Răng sữa còn được gọi là răng tạm thời bởi vì răng chỉ gắn liền với bé khoảng vài năm rồi sau đó sẽ thay răng mới gọi là răng vĩnh viễn.

Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhai thức ăn cũng như phát triển của bé, giúp xương hàm phát triển. Đặc biệt trong những chiếc răng sữa này còn có chứa các tế bào gốc được khoa học đánh giá là có thể chữa được các bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, ung thư…

Răng sữa bao nhiêu cái?

Răng sữa của trẻ chính xác là có 20 chiếc, trong đó sẽ mọc 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới. Như vậy so với răng vĩnh viễn thì răng sữa ít hơn 12 cái (bộ răng vĩnh viễn là 32 chiếc). Trong số 20 răng sữa thì có 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới, 2 răng nanh trên, 2 răng nanh dưới, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, tổng là 20 chiếc.

 Răng sữa bắt đầu mọc khi bé được 5-6 tháng tuổi.
Răng sữa bắt đầu mọc khi bé được 5-6 tháng tuổi.

Sở dĩ người ta hay gọi là răng sữa bởi những chiếc răng này thường mọc vào lúc bé còn đang bú mẹ, răng trắng và nhỏ nhắn. Bắt đầu từ tháng thứ 5-6 trở đi là con yêu sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, tuy nhiên có những bé mọc răng sớm khi vừa 2-3 tháng đã mọc răng. Muộn nhất là trước 3 tuổi bé sẽ hoàn chỉnh được bộ răng sữa với 20 chiếc.

Quy trình mọc răng sữa của bé hầu như đều tuân theo nguyên tắc và khoảng thời gian nhất định, thậm chí người ta còn có hẳn lịch mọc răng riêng của trẻ để các mẹ có thể theo dõi. Cụ thể:

+ Tầm 6-8 tháng tuổi là bé sẽ mọc 2 răng cửa chính ở hàm phía dưới trước.

+ Sau đó tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa chính ở hàm trên.

+ Từ 9-13 tháng tuổi là con lại mọc tiếp 2 chiếc răng cửa bên mỗi hàm.

+ Khoảng từ 16-22 tháng tuổi thì con mọc tiếp 4 răng nanh.

+ Từ 13-19 tháng tuổi trẻ mọc thêm 4 răng hàm số 1.

+ Và từ  25-33 tháng tuổi là con sẽ mọc nốt 4 răng hàm số 2.

Một bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm 20 chiếc.
 
Một bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm 20 chiếc.

Muộn nhất trước 36 tháng là con sẽ mọc hoàn chỉnh bộ răng sữa. Nếu như các bé hơn 1 tuổi mà răng chưa mọc tức là bé chậm mọc răng, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp điều trị giúp con sớm mọc răng, tránh gây ảnh hưởng tới việc ăn và nhai của bé.

Hướng dẫn chăm sóc răng sữa cho trẻ

– Răng sữa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nếu răng sâu hoặc rụng sớm sẽ khiến bé nói ngọng, ăn uống kém và khiến cho răng vĩnh viễn về sau mọc lệch. Do đó cần chủ động giúp bé chăm sóc răng đúng cách. Cụ thể:

– Cho bé đánh răng hàng ngày ít nhất 2 lần là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Mẹ nên chọn loại kem đánh răng và bản chải mềm phù hợp với bé, để nếu có không may nuốt phải kem cũng không có vấn đề.

– Cho trẻ súc miệng thường xuyên với dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng, nhất là sau khi ăn xong đồ ngọt, bánh kẹo, ăn vặt…

– Hạn chế cho bé ăn các đồ bánh kẹo ngọt, nước đường, đồ uống có gas… bởi đây là các đồ ăn ngọt sẽ dễ tạo men răng, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.

– Tránh ăn nhiều đồ dai cứng bởi răng sữa của bé còn non, yếu nên nếu ăn phải đồ cứng sẽ dễ sứt, gãy hoặc là lung lay răng.

Cho bé đánh răng hàng ngày để bảo vệ răng sữa. 
Cho bé đánh răng hàng ngày để bảo vệ răng sữa.

– Tăng cường cho bé ăn nhiều thức ăn giàu chất Fluor như cá, nhất là cá biển, thịt, trứng, sữa tươi hay gan… Fluor sẽ giúp bảo vệ men răng và giúp răng của bé chắc khoẻ hơn.

Ngoài ra nếu như thấy bé có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về răng như bé kêu đau răng, răng chuyển màu, chảy máu… cần cho bé đi khám ngay tại các cơ sở nha khoa uy tín. Qua đó bác sỹ sẽ có giải pháp điều trị kịp thời tránh làm hỏng răng của bé ảnh hưởng đến việc mọc răng sau này.

Đọc thêm:

>>> Nguyên nhân răng sữa của bé bị mủn

Rate this post

Viết một bình luận