Rapper là gì? Tìm hiểu nguồn gốc của văn hóa nhạc Rap

Dòng nhạc rap ngày càng thịnh hành trên thị trường, chiếm được trái tim của đông đảo khán giả. Vậy rapper là gì và có phải ai cũng có thể trở thành rapper? Bạn đã biết về khởi nguồn của thế giới rap? Để tạo nên tác phẩm rap hay cần biết và áp dụng những thuật ngữ cơ bản nào? Cùng tìm hiểu về thế giới xung quanh các rapper nhé!

1. Định nghĩa rapper là gì?

Rapper là các nghệ sĩ đọc nên những lời nhạc một cách đầy nghệ thuật, tạo nên dòng nhạc rap khí chất mạnh mẽ. Họ khéo léo kết hợp giai điệu, âm vần và kĩ thuật tôi luyện nhiều năm, đưa nhạc rap ngày một gần gũi với công chúng. 

Để lấy thiện cảm của khán giả cũng như thị trường thương mại là điều không hề dễ. Nếu như trước kia rap thường nghe khá chói tai, làm người ta liên tưởng đến những lời… chửi mắng. Thì ngày nay, các rapper đã nhanh nhạy nắm bắt xu thế, tạo ra các sản phẩm dễ nghe, dễ hiểu hơn, nhưng vẫn không mất đi tính năng động vốn có của rap. Rap không nhất thiết phải luôn nhanh hay “gào thét”, nhạc rap ngày càng phát triển đa dạng thể loại. Có những bài rap với chủ đề và nhịp điệu nhẹ nhàng sâu lắng, rap RnB chẳng hạn. 

Rap là đọc, vậy ai cũng có thể trở thành rapper? Nhận định này chưa chính xác. Nghề rapper đòi hỏi kĩ thuật cao, linh hoạt trong hình thức “nhả chữ”. Thêm vào đó là cảm xúc và vốn sống dày dặn để đặt vào bài rap cũng là yếu tố cần thiết giúp sản phẩm thêm chất lượng. Ngoài ra các rapper phải có kiến thức sâu rộng về âm nhạc, nhất là dòng nhạc mình theo đuổi. Nắm bắt nhạc lý và nghệ thuật trong rap, chứ không phải muốn đặt bút sáng tác gì cũng được. Thường rapper sẽ tự viết nên lời và giai điệu bài cho mình hoặc kết hợp để viết, vì không ai hiểu phong cách âm nhạc của họ bằng… bản thân họ.

Trên thực tế không có trường lớp nào đào tạo ra rapper, trường lớp chỉ cho kiến thức cơ bản về nhạc. Sau đó các rapper với tình yêu hip hop và rap sẽ tự định hướng tiếp, tự rèn luyện bản thân. Học tập từ đồng nghiệp trong giới, qua các cuộc thi và không ngừng thực hành ra sản phẩm, cải thiện phát triển từng ngày,… Những kinh nghiệm và cảm xúc từ cuộc sống cũng là chất xúc tác lớn cho tác phẩm của các rapper. Từ những khoảnh khắc rất đời thường, kết hợp với vần điệu, flow bắt tai, tạo nên tác phẩm nghệ thuật rap đỉnh cao. Cũng như các bài hát bình thường, chủ đề của bài rap cũng xoay quanh cuộc sống, tình yêu, gia đình, bạn bè, sự nghiệp,… chỉ là có phần phá cách hơn, thể hiện cá tính của rapper mạnh mẽ hơn.

2. Rap được hình thành như thế nào?

Bạn từng nghe qua rap, nhưng bạn có biết xuất xứ của dòng nhạc này không? Điểm xuất phát của rap là nước Mỹ, từ tầng lớp Ghetto. Đây là tầng lớp tận cùng của xã hội, những người lao động nghèo khổ. Quyền công dân tối thiểu và tiếng nói của Ghetto trong xã hội gần như bằng 0. Cuộc sống của họ cơ cực gắn liền với súng đạn và kết thúc bằng cái chết thương tâm. Những lao động nghèo có xu hướng nghiện thuốc lá, cần sa, tù tội,… Trong cuộc sống luẩn quẩn của Ghetto có thể thao và âm nhạc. Rap ra đời từ đó, Ghetto mượn giai điệu nói lên nỗi lòng mình, sau này họ còn được gọi là rapper. 

Chủ đề khởi nguyên của các bài rap thường là về những băng đảng, bế tắc, thù hận, sự chết chóc, tình yêu không mấy lạc quan,… Mục đích của dòng nhạc rap thời điểm này là tìm lại công bằng, gairi thaost bản thân khỏi những bất hạnh, tìm sự ấm áp trong thế giới lạnh nhạt, tìm tự do để thoát khỏi những trói buộc. Nhạc rap lột tả sự thật mất lòng về xã hội bất công bấy giờ, nhất là nạn phân biệt giai cấp. Đó có thể chứa đựng cả ước mơ, nói thay tiếng lòng bằng ngôn từ khéo léo mà hạn chế sự chú ý, bắt bớ hay ngăn cản. Rap chứa nhiều hàm ý sâu xa thâm thúy không phải ai cũng nhận ra. 

Nhạc rap dần bước ra khỏi “bóng tối” và được đón nhận hơn, có vị thế nhất định trong giới nghệ thuật. Ngôn từ của các rapper cũng dần tươi sáng lạc quan hơn, vẫn là thể hiện ước mơ nhưng phần nào không còn quá nhiều lòng thù hận trách móc trong lời nhạc. Các rapper tự rèn luyện nâng cao trình độ để đem đến sản phẩm tích cực cho công chúng, hay còn gọi là “rap sạch”.

3. Thuật ngữ thông dụng của rap

Giới rap có rất nhiều thuật ngữ, tuy nhiên 3 yếu tố sau đây được xem là cơ bản nhất trong quá trình rèn luyện của các rapper:

  • – Flow: Nhịp của bài, nói một cách nghệ thuật là “dòng chảy” trong bài rap đó. Mỗi người có cá tính âm nhạc và kĩ thuật khác nhau, nên flow cũng riêng biệt không ai giống ai muốn bắt chước cũng rất khó. Flow trong bài nhạc vừa là sự liên kết giữa các đoạn để người nghe dễ bắt cảm xúc, vừa phải có điểm nhấn đột phá để lại dấu ấn tốt trong lòng khán giả. Và thời gian để làm nên 1 bài rap có flow hay là không hề nhanh.
  • – Twist: Kĩ thuật thay đổi nhịp giữa các đoạn rap, thường là tăng tốc. Phần này khán giả sẽ khó kịp câu từ do tốc độ quá nhanh. Tuy nhiên rapper vẫn phải tuân thủ đủ nghĩa toàn câu twist đó dù nhịp có tăng bao nhiêu, không được ăn gian bớt nghĩa của câu.
  • – Battle: Là hình thức thi tài giữa các rapper, có thể coi là “trận chiến trên tinh thần hòa bình”. Nghĩa là dù ngôn từ có thể “cà kịa”, “đá xéo”, khá khích tướng nhau, nhưng mục đích cuối cùng của các rapper trong cuộc thi là học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ cho bản thân. Họ không thực sự ghét nhau trước và sau cuộc thi, thậm chí có trường hợp battle xong lại có thêm chiến hữu mới cùng làm nhạc. Rap battle sẽ dựa trên chủ đề, flow, nền nhạc/beat từ những người có chuyên môn, gọi là “lão làng” và DJ cùng ra đề. Các rapper theo đó mà “đối đáp” rap với nhau, ở điểm này vô tình trận battle khơi dậy khả năng sáng tạo và ứng phó nhanh cho người tham gia. Rap battle thường diễn ra ngẫu hứng tại các buổi tiệc, tụ tập,…

Vừa rồi là một số chia sẻ về khái niệm rapper là gì, văn hóa nhạc rap từ đâu mà có. Những thông tin này giúp ích được cho bạn chứ? Đừng ngần ngại để lại bình luận giao lưu của bạn về chủ đề này. Hoặc gợi ý bất kì chủ đề khác mà bạn muốn tìm hiểu ở những bài tiếp theo nhé!

Rate this post

Viết một bình luận