Ông già và biển cả hay “the Old Man and the Sea” chắc hẳn đã không còn là một tác phẩm quá xa lạ với mỗi chúng ta. Tác phẩm này đã được Nhà xuất bản Văn Học phát hành từ những năm 1999 do dịch giả Lê Huy Bắc cùng các cộng sự biên dịch. Có thể nói đây là tác phẩm để đời của tác giả Ernest Miller Hemingway và là đại diện tiêu biểu cho kỹ thuật viết văn đã tạo nên tên tuổi của ông: Nguyên lý tảng băng trôi. Hãy cùng với Sách Hay 24H tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm “Ông già và biển cả” trong bài viết dưới đây nhé!
Ông già và biển cả – Một kiệt tác văn học của thế giới
Đôi điều về tác giả Ernest Hemingway
Ernest Miller Hemingway sinh ngày 21/7/1899, mất ngày 2/7/1961, ông được coi là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Không chỉ là một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn mà ông còn là một nhà báo và một phóng viên chiến trường xuất sắc.
Tác giả Ernest Hemingway (21/7/1899 – 2/7/1961)
Trong cuộc đời của mình, Hemingway đã viết tất cả 10 tiểu thuyết, 10 tuyển tập và ghi chép 17 câu chuyện có thật của chính ông. Và trong đó “Ông già và biển cả” có lẽ là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp cầm bút của Hemingway khi đã đem về cho ông 2 giải thưởng danh giá.
Tác phẩm Ông già và biển cả
Tổng quan về tác phẩm
Sau 10 năm sống và làm việc tại Cuba, vào năm 1952 tác giả Hemingway đã cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Nhờ tác phẩm này, Hemingway đã được trao giải Giải Pulitzer (một giải thưởng văn học cao quý của Mỹ) vào năm 1953 và Giải Nobel Văn học cho những cống hiến trọn đời của ông vào năm 1954.
Tác phẩm này đã được in trên Tạp chí đời sống trước khi được in thành sách và là tác phẩm tiêu biểu cho cách viết văn “tảng băng trôi” của Hemingway.
Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee
Tóm tắt nội dung tác phẩm Ông già và biển cả
Ngoại ô thành phố La Habana xinh đẹp, có một ông lão đánh cá tên là Santiago sống cô độc một mình trong một túp lều bên bờ biển. Đã 84 ngày đi đi về về trên biển mà lão chưa đánh được con cá nào. Lần này lão quyết định ra khơi tới vùng Giếng Lớn, nơi có rất nhiều cá. Ra khơi một mình, lão buông câu từ sáng sớm để bắt cá.
Và lần này vận may đã mỉm cười với lão, phao câu động đậy vào trưa non. Con cá mắc câu này khỏe lắm, nó kéo cả thuyền chạy, lão Santiago phải gập người cong lưng kéo dây câu lại. Lần này lão câu được con cá Kiếm lớn lắm, dài hơn độ 7 tấc so với thuyền của lão. Lão giữ dây câu từ trưa tới chiều, từ đêm sang ngày, từ ngày sang đêm.
Bàn tay lão bị dây cứa ứa máu, bụng lão sôi lên vì đói khi không có mẩu bánh mì nào vào bụng, tay chân lão tê dại nhưng lão quyết không buông dây. “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”.
Cuối cùng con cá Kiếm tuyệt đẹp cũng đuối sức khi sang tới ngày thứ 3, lão dùng lao đâm chết con cá rồi trở về. Khó khăn chưa dừng lại ở đây khi con cá Kiếm mà lão buộc ở đuôi tàu dụ đàn cá mập tới, chúng thi nhau đớp rỉa con cá.
Lão dùng mái chèo đập vào đàn cá dữ cả đêm nhưng vô vọng. Khi thuyền về tới bến, con cá Kiếm chỉ còn lại xương. Lão mệt quá nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, trong mơ lão nhìn thấy “đàn sư tử”. Hôm sau, thằng bé Manolin sang lều rồi gọi những người bạn chài sang chăm sóc cho lão Santiago.
Ý nghĩa ẩn sau tiểu thuyết Ông già và biển cả
Con cá Kiếm phóng vút lên khỏi mặt nước khi Ông Lão đâm lao
Ý nghĩa nhan đề “Ông già và biển cả”
Nhan đề mà tác giả Hemingway đặt ra là một sự ẩn dụ và một sự đối kháng quyết liệt. “Ông già” là biểu tượng của sự cô độc, già yếu, là con người nhỏ bé còn “biển cả” là biểu tượng của sự hùng vĩ, rộng lớn vô bờ của thiên nhiên.
“Ông già và biển cả” ý muốn đặt con người bé nhỏ ngang hàng với thiên nhiên hung dữ. Khẳng định tư thế chủ động của con người trước cuộc đời đầy chông gai, đề cao sức mạnh, sự kiên trì, khát vọng chinh phục của con người.
Ý nghĩa hình tượng con cá Kiếm trong “Ông già và biển cả”
Trong tác phẩm của mình, Hemingway miêu tả con cá Kiếm rất lớn và đẹp. Nó dũng mãnh, kiêu hùng giữa đại dương, hiên ngang đối mặt với nguy hiểm. Con cá Kiếm có sức mạnh phi thường, vượt trội với Lão Santiago khiến lão khó khuất phục.
Hình ảnh con cá Kiếm chính là biểu tượng cho ước mơ của con người. Những chông gai, thử thách trong cuộc đời cũng giống như đại dương, lúc hiền hòa, lúc hung dữ, lúc bị ảnh hưởng bởi các thế lực bên ngoài (đàn cá mập). Con người phải nỗ lực vượt qua các thử thách để đạt được ước mơ của mình.
Ông già và biển cả – những tầng nghĩa đáng suy ngẫm
Ý nghĩa hình tượng Lão chài Santiago trong “Ông già và biển cả”
Ông lão có một khát vọng vô cùng cao đẹp là trong cuộc đời luôn muốn 1 lần săn được con cá to đẹp nhất. Ông luôn có một nghị lực phi thường với ý chí không chịu khuất phục trước đại dương.
Tác giả Hemingway đã xây dựng hình ảnh lão chài Santiago như một biểu tượng đẹp đẽ về con người: luôn có khát vọng chinh phục mãnh liệt, không bao giờ từ bỏ, không ngừng chiến đấu để đạt được ước mơ.
Lão chài Santiago và đàn cá mập
Ý nghĩa hình tượng “đàn sư tử” trong “Ông già và biển cả”
Ông lão Santiago đã 3 lần mơ về đàn sư tử trong giấc mơ của mình. Một lần trước lúc ra khơi, một lần khi ở trên thuyền và lần cuối khi lão đã trở về túp lều. Hình ảnh đàn sư tử là biểu tượng của sức mạnh tuổi trẻ, là đan xen giữa quá khứ với thực tại già nua, là khát vọng và nguồn sức mạnh giúp lão vượt qua mỗi lần cảm thấy khó khăn nhất.
Tác giả Hemingway đã thực sự mang đến cho người đọc một câu chuyện vô cùng xuất sắc với lối kể chuyện độc đáo, là sự kết hợp tuyệt vời giữa độc thoại nội tâm, đối thoại và nghệ thuật miêu tả cảnh vật.
Cộng với ẩn ý sau mỗi hình tượng mà mình khắc họa, Hemingway khiến tác phẩm “Ông già và biển cả” thực sự như một “tảng băng trôi”. Người đọc sẽ luôn nhớ mãi về hình ảnh ông lão đánh cá Santiago luôn một mình đơn độc, nhưng dũng cảm và có ý chí mãnh liệt săn đuổi con cá lớn nhất cuộc đời của mình.
Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee
Lời kết
Hành trình đi tìm và chinh phục ước mơ của mỗi một chúng ta sẽ vô cùng khó khăn và gian khổ nhưng hãy như ông lão Santigo, luôn kiên trì, lạc quan có niềm tin và hy vọng trong những lúc khó khăn nhất. Đừng ngần ngại đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống bạn nhé! Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho thật đáng để sau này về già chúng ta sẽ không hối tiếc về những dự định dang dỡ của tuổi trẻ. Tác phẩm khép lại sau hơn 100 trang sách nhưng những ý nghĩa biểu tượng của nó không dễ gì mà hiểu hết được. Hãy thử đọc và ngẫm, biết đâu bạn sẽ tìm ra những ý nghĩa thú vị hơn nhiều đấy.
Xem thêm: