Ngành Kinh tế đối ngoại luôn là một trong những ngành vô cùng ‘hot’ trong list danh sách ngành nghề hiện nay. Và sự lựa chọn tốt nhất cho các bạn khi đăng ký học ngành kinh tế đối ngoại là trường Đại học Ngoại Thương.
Trong bài viết dưới đây, Dân Ngoại Thương sẽ mang đến có các bạn các thông tin liên quan đến ngành kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương.
>>> Xem thêm: Các ngành của Đại học ngoại thương và điểm chuẩn các năm
I. Lý do nên chọn ngành Kinh tế đối ngoại
1. Ngành Kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại là (tiếng Anh International Economics) ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác.
Ngành Kinh tế đối ngoại đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế có năng lực, tự tin, năng động và nhạy bén trước những thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu; có kiến thức chuyên môn vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực Kinh tế đối ngoại.
Những năm gần đây, ngành Kinh tế đối ngoại luôn là một trong những ngành ‘hot’ nhất và thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ bởi tính năng động và đa dạng của ngành.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới. Chính vì vậy, các hoạt động giao thương với nước ngoài là không thể thiếu. Đặc biệt hơn khi hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhà đang diễn ra vô cùng sôi động.
Chính vì vậy, nhu cầu của thị trường lao động cho ngành nghề này là vô cùng nhiều. Việc các bạn học sinh nắm bắt được thực tế và đăng kí vào ngành học này là điều dễ hiểu.
2. Ngành Kinh tế đối ngoại FTU đào tạo những gì?
Đào tạo cử nhân ngành kinh tế đối ngoại có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Có kiến thức chuyên môn vững vàng. Có kỹ năng thực hành tốt để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Học ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về:
-
Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế.
-
Có khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
-
Đánh giá sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế.
-
Xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước.
-
Áp dụng dụng kiến thức cơ bản về kinh tế và năng lực ngoại ngữ để học tập, nghiên cứu và làm việc, có khả năng áp dụng và thực hành các hoạt động kinh tế có tính quốc tế trong nền kinh tế và doanh nghiệp.
-
Áp dụng kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro và bảo hiểm, pháp luật trong các hoạt động kinh tế đối ngoại.
-
Áp dụng kiến thức thực hành nghiệp vụ kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và nước
ngoài.
-
Các kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới,…
II. Review ngành kinh tế đối ngoại Đại học ngoại thương
Trong ngành giáo dục hiện nay, Đại học Ngoại thương chính là sự lựa chọn tốt trong việc đào tạo ra các cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại.
Để tạo nên những thành tựu cũng như có có được sự thu hút hồ sơ xét tuyển như ngày hôm nay có thể kể đến những nét nổi trội của Đại học ngoại thương như:
-
Chương trình đào tạo toàn khóa sắp xếp khoa học và đảm bảo đào tạo cho học viên nắm chắc kiến thữ từ cơ bản, tổng quan đến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
-
Tạo điều kiện và cơ hội cho học viên tiếp cận với các buổi tọa đàm, cuộc thi học thuật hoặc sân chơi hữu ích liên quan đến ngành Kinh tế đối ngoại
-
Bên cạnh việc được trau dồi các kiến thức chuyên môn một cách bài bản, các bạn sinh viên còn được trau dồi ý thức phục vụ cộng đồng và làm việc được trong môi trường hội nhập quốc tế.
-
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Khuyến khích học viên sử dụng được một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga.
-
Hợp tác với nhiều đơn vị doanh nghiệp trong ngành trong việc tạo điều kiện để sinh viên có thể tiếp cận với những môi trường làm việc thực tế được trao đổi giao lưu với các chuyên gia trong ngành
-
Mục tiêu đào tạo là đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự hội nhập quốc tế của Việt Nam.
-
Đại học Ngoại thương là một trường danh tiếng. Đặc biệt khoa Kinh tế đối ngoại quy tụ rất nhiều những giảng viên xuất sắc. Họ đã có kinh nghiệm nhiều năm học tập và nghiên cứu tại nước ngoài.
Theo số liệu 4 năm gần đây của Đại học Ngoại thương. Điểm chuẩn chuyên ngành Kinh tế đối ngoại luôn cao nhất trong tất cả các chuyên ngành. Tâm lý của các bạn học sinh cấp 3 khi thấy ngành học có điểm chuẩn cao ‘ngất ngưởng’ sẽ dễ tò mò và đăng kí nguyện vọng vào đó. Đặc biệt là với những bạn có lực học khá giỏi trở lên.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Đại học Ngoại thương sẽ có cơ hội việc làm cao ở các vị trí:
- nên học xuất nhập khẩu ở đâu
Kinh doanh xuất nhập khẩu.
-
Vận tải và giao nhận, hải quan.
-
Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại.
-
Các tập đoàn đa và xuyên quốc gia.
-
Các công ty xuất nhập khẩu và logistics.
-
Các tổ chức nghiên cứu thị trường.
-
Các đại diện thương mại của nước ngoài hay các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
-
Các tổ chức định chế quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên quan đến:
-
Hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường.
>>> Xem thêm: Những lý do nên chọn ngành kinh doanh quốc tế FTU
Trên đây là chia sẻ của Dân ngoại thương về ngành Kinh tế đối ngoại cũng như giới thiệu trường Đại học ngoiaj thương_điểm sáng trong đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại.
Hy vọng bài viết có thể giúp bạn chọn đúng ngành, đúng nơi đào tạo!