Review trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Cống hiến thanh xuân cho những ước mơ cao cả
5/5 – (10 lượt đánh giá)
Là một ngành nghề gánh trên vai nhiều trọng trách nặng nề, ngành Y có những đòi hỏi khắt khe đối với chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, và trên hết là sự kiên trì theo đuổi đam mê đến cùng. Hãy cùng tìm hiểu về một trong những trường đại học đào tạo ngành Y hàng đầu Việt Nam – trường Đại học Y Hà Nội (HMU) qua bài viết này nhé!
Xem thêm: Review Đại học Dược Hà Nội (HUP): Nơi đào tạo Dược sĩ hàng đầu cả nước
1. Giới thiệu
Trường Đại học Y Hà Nội (HANOI Medical University – HMU) là một trong những trường đại học lâu đời bậc nhất về đào tạo Y khoa tại miền Bắc cũng như tại Việt Nam với tuổi đời hơn 100 năm.
Được thành lập vào năm 1902, trường có tên sơ khai là trường Y Đông Dương, hiệu trưởng đầu tiên là bác sĩ Alexandre Yersin, được quản lý bởi trường Đại học Paris của Pháp. Từ sau cách mạng tháng 9, trường đổi tên thành trường Đại học Y Dược Việt Nam, vị trí hiệu trưởng do thầy Hồ Đắc Di đảm nhận. Trường tách ra thành Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y Hà Nội vào năm 1961.Trải qua chặng đường dài xây dựng và phát triển, đến năm 2004, trường thành lập Phân hiệu Đại Học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.
Đại học Y Hà Nội với sứ mạng là đào tạo ra những bác sĩ, cử nhân Y khoa có trình độ đại học, sau đại học, nhằm đáp ứng những nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
2. Review chân thực đến từng milimet về HMU
-
– Hà Nội có bốn mùa quanh năm là xuân, hạ, thu, đông, còn tại HMU chỉ có hai mùa duy nhất là: mua ôn thi và mùa thi.
-
– Theo phóng sự và cũng những thông tin mà chúng tôi khảo sát được, vào mùa thi, trong thùng rác của sinh viên HMU đảm bảo có ít nhất một vỏ lon bò húc hoặc cà phê.
-
– HMU luôn được người ta biết đến là trường của “con nhà người ta” đấy.
-
– Sinh viên Y tỉ lệ ế cực cao, vì sao thì như các bạn thấy đấy, ôn thi còn không có thời gian, lấy đâu ra thời gian mà yêu với đương.
-
– Người ta hẹn hò dịp lễ, sinh viên HMU hẹn hò mùa thi.
3. Khám phá cơ sở vật chất “khủng” của HMU
Trụ sở chính tọa lạc tại số 1 phố Tôn Thất Tùng, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội, khuôn viên trường Đại học Y Hà Nội có tổng diện tích lên tới 146.686m2, sở hữu 11 hội trường; 2 thư viện, trung tâm học liệu; 53 phòng học từ lớn tới nhỏ; 126 trung tâm nghiên cứu, phòng thực nghiệm, thực hành, thí nghiệm; 213 phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên.
Phân hiệu Đại học Y Hà Nội đặt tại 718 đường Quang Trung 3, Phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa đang dần trở thành một cơ sở đào tạo uy tín.
Ngoài ra, trường còn có cơ sở thực nghiệm là bệnh viện Đại học Y Hà Nội – một cơ sở y tế nhà nước, mang đến cơ hội thực tập, tiếp xúc với những kiến thức thực tiễn cho sinh viên tại mái trường này.
4. Các ngành học của HMU có gì?
Đại học Y Hà Nội hiện đang tuyển sinh và đào tạo 9 ngành khác nhau:
5. Học phí
Tại HMU, học phí của các chuyên ngành chính quy ở mức 12 triệu đồng/năm. Hệ chính quy chuyên ngành điều dưỡng tiên tiến ở mức cao hơn là 26 triệu đồng/năm.
6. Những cựu sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
Bác sĩ, liệt sĩ, anh hùng dân tộc Đặng Thùy Trâm sinh ra trong gia đình có truyền thống làm ngành y, chị là một sinh viên thuộc chuyên Khoa Mắt trường Đại học Y Hà Nội. Trong cuộc chiến tranh đầy máu lửa của dân tộc, chị đã cống hiến hết sức trẻ, tài năng và truyền cảm hứng cho bao thế hệ sau này.
Nhắc tới tượng đài của ngành Y học Việt Nam thì không thể không nhắc tới Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất Tùng. Ông có những cống hiến đáng ngưỡng mộ cho nền Y học Việt Nam cũng như thế giới, cụ thể là những phát minh mới mẻ trong lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi.
Hay Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp nghiên cứu lĩnh vực Ký sinh trùng và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Hy vọng bài viết “Review trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Đánh đổi thanh xuân cho những ước mơ cao cả” giúp các em hiểu hơn về mái trường có lịch sử lâu đời và có thêm quyết tâm để theo đuổi những ước mơ đầy thiêng liêng tại Đại học Y Hà Nội.