AutoF – Hiện nay khi lưu thông trên đường chúng ta dễ dàng bắt gặp các loại rơ moóc, sơ mo rơ moóc, xe kéo rơ moóc. Các mẫu phương tiện trên đều là các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển container đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa. Vậy rơ moóc, sơ mi rơ moóc là gì và những quy định của pháp luật đối với các loại phương tiện này là như thế chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Rơ mooc, sơ mi rơ mooc, xe kéo rơ mooc là gì?
1. Rơ moóc là gì?
Rơ moóc là một phương tiện giao thông đường bộ được kéo ở phía sau một chiếc xe đầu kéo có động cơ thông qua một đòn kéo hay còn gọi là thanh kéo.
Rơ moóc được phân thành mấy loại?
Hiện tại thì rơ moóc được phân loại thành 3 nhóm chính sau đây:
-
Rơ moóc chở hàng là loại rơ moóc có kết cấu dạng sàng, khung, thùng với khả năng chịu tải rất cao
-
Rơ moóc chở khách là loại rơ moóc được sử dụng để chở người và hành lý đi cùng. Rơ moóc loại này được thiết kế ghế ngồi giống như xe khách
-
Rơ moóc caravan đây là mẫu rơ moóc được sử dụng để làm nhà di động
2. Sơ mi rơ moóc là gì?
Sơ mi rơ moóc là loại phương tiện giao thông được sự dụng để kết nối với xe đầu kéo. Sau khi sơ mi rơ moóc được kết nối với xe đầu kéo thì một phần trọng lượng của sơ mi rơ moóc sẽ được đặt lên phần đầu kéo và tải trọng của xe cũng sẽ phân đều lên đầu kéo và sơ mi rơ moóc
Sơ mi rơ moóc được phân thành hai loại là: sơ mi rơ moóc chở hàng và sơ mi rơ moóc chở hành khách và hành lý
3. Xe kéo rơ moóc là gì?
Xe kéo rơ moóc là một loại phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, để kéo sơ mi rơ moóc. Xe kéo rơ moóc được cấu tạo từ hai bộ phận tách rời nhau là phần xe đầu kéo và phần rơ moóc ở phía sau
Xe kéo rơ mooc được pháp luật quy định rất kỹ để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông
3.1 Đặc trưng cơ bản của xe kéo rơ moóc
Xe kéo rơ moóc có những đặc trưng cơ bản sau đây:
-
Chuyển chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với khối lượng hàng hóa lớn
-
Độc lập giữa việc lái xe và lên xuống hàng hóa. Việc này xuất phát từ thiết kế rời thành hai bộ phận bao gồm đầu kéo và rơ moóc. Từ đó nó giúp cho xe kéo rơ moóc khác với khác loại xe tải chở hàng thông thường khi mà đầu kéo có thể hoàn toàn tách rời ra để giúp cho việc lên xuống hàng hóa trên rơ moóc diễn ra một cách thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều, từ đó giảm thời gian tài xế phải chờ đợi việc bốc hàng lên xuống rơ moóc mà trong thời gian đó tài xế có thể lái xe chuyên chở những hàng hóa khác và khi rơ moóc được chất đầy hàng sẽ quay lại để kéo.
-
Một loại đầu kéo có thể kéo được nhiều kiểu rơ moóc khác nhau. Hầu như hiện nay thì rơ moóc đều có cấu tạo phần đầu giống nhau dù kiểu hàng hóa chuyên chở là khác nhau, việc này giúp cho một xe đầu kéo có thể kéo nhiều loại rơ moóc khác nhau, từ đó tăng tính hiệu cho công việc
-
Khi xe kéo rơ moóc bị hư hỏng phần đầu kéo giữa đường thì có thể tiến hành thay thế một đầu kéo mới ngay lặp tức và tránh trường hợp rơ moóc chứa nhiều hàng hóa mà phải nằm đường. Ngoài ra còn giúp cho việc chuyển hàng hóa đến nơi đúng giờ mặc dù đã gặp phải sự cố hư hỏng xe trên đường.
-
Vận chuyển và trao đổi hàng hóa một cách tương đối dễ dàng. Ví dụ như trường hợp hai tài xế xuất phát từ hai điểm A và B đích đến của họ cũng là 2 điểm trên thì khi đi đến điểm C là trung điểm của A và B họ có thể tiến hành đổi hàng cho nhau để rút ngắn đoạn đường mình cần di chuyển nhưng hãng hóa vẫn đường chuyển đến nên đúng thời hạn và an toàn.
-
Xe kéo rơ moóc còn được xem như là một nhà kho di động để chứa hàng hóa. Một ví dụ điển hình chính là rơ moóc thùng kín có khả năng che chắn cho hàng hóa tránh khỏi các tác động mưa, nắng của thời tiết. Đảm bảo chất lượng hàng hóa không bị ảnh hưởng khi lưu trữ trong rơ moóc thùng kín
4. Một số quy định đối với xe kéo rơ moóc
Trong quá trình tham gia lưu thông trên đường thì xe kéo rơ moóc phải tuân thủ một số quy định của pháp luật như sau:
4.1 Đối với phần tải trọng và trục xe
Đối với phần trục đơn của xe thì tải trọng của trục xe phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 tấn/trục
Đối với phần cụm trục ép hay còn gọi là hai trục xe sẽ phụ thuộc vào khoảng cách (d) của hai trục tâm như sau:
-
Trong trường hợp mà d < 1 m thì khi ấy tải trọng cụm trục xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 11 tấn
-
Trong trường hợp mà 1 m £ d £ 1.3 m thì khi ấy tải trọng cụm trục xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn
-
Trong trường hợp mà d ³ 1.3 m thì khi ấy tải trọng cụm trục xe sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 18 tấn
Đối với phần cụm trục ba sẽ phụ thuộc vào phần khoảng cách (d) của phần hai tâm trục liền kề nhau như sau:
-
Trong trường hợp d £ 1.3 m thì tải trọng của phần cụm trục xe sẽ là £ 21 tấn
-
Trong trường hợp d > 1.3 m thì tải trọng của phần cụm trục xe sẽ là £ 24 tấn
4.2 Đối phần tổng trọng lượng của xe
Đối với trường hợp tổ hợp bao gồm xe đầu kéo cùng với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc thì tổng trọng lượng xe được quy định như sau:
-
Nếu xe có tổng số trục là 3 trục thì tải trọng của xe khi ấy phải £ 26 tấn
-
Nếu xe có tổng số trục là 4 trục thì tải trọng của xe khi ấy phải £ 34 tấn
-
Nếu xe có tổng số trục bằng 5 trục hoặc lớn hơn thì tải trọng của xe khi ấy phải £ 40 tấn
Đối với trường hợp tổ hợp xe bao gồm xe đầu kéo cùng với rơ moóc và sơ mi rơ moóc thì tổng trọng lượng sẽ không được > 45 tấn
4.3 Đối với chiều cao hàng hóa trên xe
Đối với phần xe kéo rơ moóc thì phần chiều cao của hàng hóa thông thường được tính từ điểm cao nhất của mặt đường và được quy định như sau:
Chiều cao không được quá 4.35 m và quy định này được áp dụng đến hết năm 2010. Trong trường hợp phải di chuyển qua cầu vượt hoặc là hầm chui thì khi ấy xe không được di chuyển với tốc độ £ 30 km/h
Bắt đầu từ ngày 1/1/2011 thì chiều cao của xe đầu kéo rơ moóc theo quy định sẽ là không quá 4.2 m
4.4 Đối với chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa
Theo như quy định của pháp luật thì chiều rộng xếp hàng cho phép trên các phương tiện giao thông đường bộ chính là chiều rộng của thùng xe dựa theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc là theo sự chỉnh sửa đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định và đồng ý
Đối với chiều dài xếp hàng hóa thì không được > 1.1 lần chiều dài của toàn bộ xe theo như thiết kế của nhà sản xuất. Đối với các xe cải tạo đã được sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền thì chiều dài chở hàng sẽ không được > 20 m.
Trong trường hợp xe chở các loại hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe thì bắt buộc phải có báo hiệu theo đúng như quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho những phương tiện khi cùng tham gia giao thông.
Rơ moóc, sơ mo rơ moóc, xe kéo rơ moóc là những phương tiện giao thông thuộc loại lớn. Chính vì thế mà khi tham gia giao thông cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn giao thông
Câu hỏi thường gặp
Rơ moóc là gì?
Rơ moóc là một phương tiện giao thông đường bộ được kéo ở phía sau một chiếc xe đầu kéo có động cơ thông qua một đòn kéo hay còn gọi là thanh kéo
Sơ mi rơ moóc là gì?
Sơ mi rơ moóc là loại phương tiện giao thông được sự dụng để kết nối với xe đầu kéo. Sau khi sơ mi rơ moóc được kết nối với xe đầu kéo thì một phần trọng lượng của sơ mi rơ moóc sẽ được đặt lên phần đầu kéo và tải trọng của xe cũng sẽ phân đều lên đầu kéo và sơ mi rơ moóc
Xe kéo rơ moóc là gì?
Xe kéo rơ moóc là một loại phương tiện giao thông đường bộ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, để kéo sơ mi rơ moóc. Xe kéo rơ moóc được cấu tạo từ hai bộ phận tách rời nhau là phần xe đầu kéo và phần rơ moóc ở phía sau