Rối loạn tiền đình nên làm gì? Chế độ ăn hữu ích

Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là với người cao tuổi.

1. Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Các tổn thương từ hệ thần kinh, tai, mắt, tim mạch là nguyên nhân gây nên hội chứng rối loạn tiền đình. Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do bị thiếu máu và có nguy cơ bị đột quỵ. Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả.

Những người bị rối loạn tiền đình phải bổ sung vitamin để góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống rối loạn tiền đình.

  • Thực phẩm bổ sung vitamin B6: Hệ điều hành tiền đình sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu vitamin B6. Một số triệu chứng bệnh xuất hiện như chóng mặt, buồn nôn. Những người bị thiếu vitamin B6 cũng xuất hiện những triệu chứng như thế này. Để cải thiện tình trạng trên cần phải bổ sung vitamin B6. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như thịt gà, cá, trái cây như cam, táo, chuối, hạnh nhân, bơ…các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô…
  • Những thực phẩm chứa vitamin C: Bổ sung vitamin C để cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin C đầy đủ sẽ giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn.

Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, đu đủ, rau cải….

  • Thực phẩm chứa vitamin D: Xơ cứng tai là triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vitamin D giúp cải thiện tình trạng này, vì vậy việc bổ sung vitamin D là rất quan trọng đối với người bệnh.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá, trứng sữa, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành…

  • Thực phẩm chứa nhiều folate: Để giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi do sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình.

Thực phẩm chứa nhiều folate như các loại hạt ( hướng dương, đậu phộng…), các loại đậu, các loại rau màu xanh…trái cây ( cam, quýt…)

Lưu ý: Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi đây chính là nguyên nhân khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh. Nên ăn thịt nạc, ít ăn thịt đỏ, ăn thịt gia cầm nên bỏ da. Khi dùng sữa nên chọn các loại sữa tách béo hoặc làm từ sữa gầy.

2. Rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì?

Rối loạn tiền đình nên làm gì? Chế độ ăn hữu ích

Chóng mặt là triệu chứng của rối loạn tiền đình. Việc điều trị rối loạn tiền đình chủ yếu là điều trị nội khoa và ngoại khoa do sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh phải tuyệt đối tuân theo y lệnh của bác sĩ, không được tự ý điều trị bệnh.

Tình trạng chóng mặt do rối loạn tiền đình cần phải uống thuốc và khi uống thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình:

  • Thuốc chống viêm khi chóng mặt do dây thần kinh tiền đình: Thuốc glucocorticoid có chứa methylprednisolon.
  • Thuốc betahistin, almitrin – raubasin: Đây là loại thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn đến bộ phận tiền đình, loại thuốc này thường sử dụng giai đoạn cấp, thường để điều trị duy trì lâu dài.
  • Thuốc piracetam, ginkgo biloba dùng để hỗ trợ điều chỉnh suy giảm chức năng tiền đình.

Khi xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai hay đi đứng không vững….cần phải đến cơ sở y tế để được xác định chính xác nguyên nhân nhằm xác định được hướng điều trị thích hợp.

3. Phòng bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cần phải được chữa trị dứt điểm để phòng bệnh tái phát và gây nên biến chứng. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc để điều trị bởi có nhiều loại thuốc có thể cải thiện triệu chứng bệnh tuy nhiên, tác dụng phụ của chúng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.

Cần thường xuyên luyện tập thể dục, tập nhẹ nhàng đốt sống cổ để khí huyết lưu thông.

Không cần phải kiêng khem quá mức gây thiếu dinh dưỡng, không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày. Đối với người cao tuổi nên tắm rửa bằng nước ấm, kín gió, vào mùa lạnh nên mặc ấm, ngủ trong phòng ấm…khi ra đường cần có khăn quàng cổ, quần áo ấm…

Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp đồng thời khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh cần có sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Khoa nội thần kinh – bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là một trong những cơ sở y tế chuyên khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương uy tín, hiệu quả.

Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS.TS Chu Hoàng Vân, Bác sĩ Vũ Dũng Kiên với chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận