Rối loạn tiền đình uống nước gì để kiểm soát bệnh? | TCI Hospital

Rối loạn tiền đình uống nước gì để kiểm soát bệnh?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh số 8 có thể khiến người bệnh mất kiểm soát trạng thái và tư thế cân bằng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đi đứng lảo đảo,… Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp cải thiện các triệu chứng. Vậy người bị rối loạn tiền đình uống nước gì để kiểm soát bệnh? 

2. Người bị rối loạn tiền đình uống nước gì tốt?

Tiền đình là một trong những hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Hệ thống này có nhiệm vụ chính là duy trì dáng bộ, tư thế và phối hợp cử động đầu, mắt với thân mình. Hay có thể hiểu đơn giản là khi chúng ta cúi, xoay người hay di chuyển,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý gây ra tình trạng mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, đi đứng lảo đảo,… Bệnh thường xuyên tái phát và gây ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để hạn chế các triệu chứng của bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Dưới đây là một số loại nước tốt cho người bị tiền đình.

2.1. Người bị rối loạn tiền đình uống nước gì? – Sữa hạt

Sữa hạt là một loại đồ uống được chế biến từ một hoặc nhiều loại hạt kết hợp lại với nhau. Do đó, sữa hạt là một thức uống thơm ngon và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa hạt thường chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo không bão hòa, chất xơ, chất chống oxy, vitamin và khoáng chất,…

Người bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì để hạn chế các triệu chứng của bệnh?Người bị rối loạn tiền đình nên uống nước gì để hạn chế các triệu chứng của bệnh?

Ngoài ra, protein và omega được tìm thấy trong các loại hạt, nhất là hạt mắc ca, óc chó là một dưỡng chất quan trọng. Chất này sẽ giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ, kích thích khả năng tư duy, tập trung ở người bị rối loạn tiền đình.

2.2. Người bị rối loạn tiền đình nên uống các chế phẩm từ đậu nành hay không?

Trong đậu nành có chứa một lượng lớn vitamin K là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào thần kinh và chống lại bệnh Alzheimer. Hơn nữa, axit béo omega-3 trong đậu nành còn có vai trò quan trọng trong việc làm giảm tình trạng hoa mắt và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đây cũng chính là một trong những triệu chứng rối loạn tiền đình thường gặp.

Tuy nhiên, khi sử dụng các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, bạn cần lưu ý không kết hợp chúng với một số thực phẩm như:

– Thuốc và sữa đậu nành: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh erythromycin, tetracycline sẽ làm phân hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

– Trứng và sữa đậu nành: Albumin có tính nhờn dính trong trứng gà sẽ kết hợp với men phân giải của protein trong đậu nành khiến cơ thể khó hấp thu được các chất dinh dưỡng.

Các chế phẩm từ đậu nành nên uống nước gì?Các chế phẩm từ đậu nành nên uống nước gì?

2.3. Người bị rối loạn tiền đình uống nước gì? – Nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ giàu vitamin

Bên cạnh đó, người bệnh bị rối loạn tiền đình nên bổ sung nhiều loại nước ép, sinh tố hoa quả giàu vitamin như:

– Vitamin B6

Có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Nếu thiếu vitamin B6 thì có thể làm ảnh hưởng đến hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt. Do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin B6 trong các loại nước ép, sinh tố hoa quả như táo, cam, chuối, bơ, bí ngô, cà chua,…  để khắc phục tình trạng trên.

– Vitamin B9 (Folate)

Là một chất có nhiều trong trái cây họ cam quýt sẽ giúp giảm bớt những vấn đề về cân bằng ở người cao tuổi. Bởi vitamin B9 có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình.

– Vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C là một cách để giảm bớt các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bổ sung 600mg vitamin C mỗi ngày cùng các hợp chất khác trong 8 tuần sẽ giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong các loại trái cây có múi (chanh, cam, bưởi,…) hay dứa, dâu tây, kiwi, đu đủ, ổi, cà chua, ớt chuông,…

– Vitamin D

Là một chất giúp khắc phục tình trạng xơ cứng tai – một triệu chứng khá phổ biến ở những người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy, bổ sung vitamin D rất quan trọng đối với người bệnh, giúp hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh. Một số loại nước ép, sinh tố hoa quả chứa nhiều vitamin D như cam, bơ, đu đủ,…

Nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ có tốt cho bệnh tiền đình?Nước ép, sinh tố hoa quả, rau củ có tốt cho bệnh tiền đình?

3. Người bị rối loạn tiền đình không nên uống nước gì?

3.1. Đồ uống có cồn

Người bị rối loạn tiền đình không nên sử dụng đồ uống có cồn như bia, rượu. Vì chúng sẽ tác động lên hệ thần kinh gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

3.2. Caffeine

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như caffeine. Chúng sẽ khiến triệu chứng ù tai của bệnh rối loạn tiền đình tăng lên.

4. Những tác hại từ bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong vài ngày rồi chấm dứt nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tuần, vài tháng và tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, sinh hoạt thường ngày của người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Khi đang bị rối loạn tiền đình, nếu người bệnh cố gắng di chuyển thì có thể bị ngã, gây chấn thương, trầy xước da, hay thậm chí là gãy chân, tay, chấn thương sọ não (do đập đầu vào nền đất cứng/vật cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này là gây đột quỵ do lượng máu cung cấp đến não quá ít. Do đó, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hi vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã biết rối loạn tiền đình uống nước gì và không uống nước gì để ngăn ngừa cũng như làm giảm các triệu chứng của bệnh. Lưu ý, các loại nước uống trên đây chỉ mang tính tham khảo, để biết tình trạng bệnh của mình và cách điều trị phù hợp, bạn nên thăm khám sớm tại các chuyên khoa nội thàn kinh uy tín.

Rate this post

Viết một bình luận