Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Các biểu hiện và cách khắc phục

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, do đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định.

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, bao gồm những vấn đề liên quan đến các biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục.

Nôn ói – Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa

Nôn trớ sữa là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Nếu trẻ chỉ bị trớ sữa bình thường thì ba mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu đi kèm thêm một vài biểu hiện khác thì cần đi khám cho bé.

Dấu hiệu nhận biết

Nôn ói khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể kèm theo các biểu hiện:

  • Ọc dịch xanh rêu.

  • Bụng chướng.

  • Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.

Nguyên nhân

  • Bé bú no quá, các cữ bú gần nhau

  • Lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá so với miệng bé

  • Mẹ đổi loại sữa không phù hợp

  • Tư thế bế trẻ không đúng

Video Hướng Dẫn Cách Khắc Phục Khi Trẻ Nôn Trớ

Cách khắc phục

  • Cho trẻ bú đúng tư thế

  • Không ép bé bú quá nhiều ở mỗi cữ và không bú nhiều lần trong ngày. Trẻ sơ sinh nếu sinh ra trên 2,9kg thì xu hướng sẽ đói sau mỗi 3 giờ.

Hậu quả 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh tuy là hiện tượng phổ biến nhưng có nhiều trường hợp để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Nôn ói thường xuyên, kéo dài có thể gây ra một số dị dạng đường tiêu hóa như: teo thực quản, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, teo tắc ruột… Những bệnh lý này cần điều trị sớm để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong..

Ðau bụng

Đau bụng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện

Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Vì trẻ sơ sinh chưa biết nói nên không thể thông báo cho ba mẹ tình trạng của mình. Phụ huynh có thể nhận biết qua những biểu hiện sau: mặt trẻ đỏ hoặc tái, bụng chướng, bàn tay nắm chặt, chân co lên bụng…

Nguyên nhân

Ðau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do các nguyên nhân như: đói, nuốt nhiều hơi khi bú hoặc bú quá nhiều. Ngoài ra, có một số bệnh lý gây nên tình trạng đau bụng như đầy hơi, táo bón, lồng ruột…

Cách khắc phục

  • Mẹ nên ngồi khi cho bé bú.

  • Tắm nước ấm cho trẻ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Sử dụng bình bú thoát hơi tốt để trẻ không nuốt không khí quá nhiều.

  • Massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ.

  • Không ép bé bú nhiều.

  • Đặt em bé nằm sấp trên đầu gối rồi xoa lưng nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên bụng của bé.

Tiêu chảy – Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 5 – 10 lần trong ngày. Điều này cũng hết sức bình thường nếu phân của trẻ có tính chất bình thường, màu vàng sậm, trẻ tăng cân đều… Còn trong trường hợp đi ngoài quá nhiều lần kèm theo những biểu hiện bất thường thì đó là do bé đang bị tiêu chảy.

Biểu hiện

Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần/ngày, ăn kém, mệt mỏi, đôi lúc nôn trớ. Một số trẻ có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như trướng bụng, sốt, phân có nhầy, lẫn máu… Khi bị tiêu chảy, bé thường mệt mỏi, kém ăn, dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Nhiều trường hợp tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất điện giải rất nguy hiểm.

Nguyên nhân 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể do nhiễm virus Rotavirus, nhiễm ký sinh trùng như Amip, L.Giardia hoặc nhiễm vi khuẩn E.Coli, phẩy khuẩn tả… Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do bị dị ứng sữa, bé bú quá nhiều, mẹ ăn phải đồ tanh dễ gây tiêu chảy khi bé bú mẹ.

Cách khắc phục

Khi trẻ bị tiêu chảy, trước tiên mẹ nên xem lại chế độ ăn của mình xem có ăn đồ gì tanh, sống, có khả năng gây tiêu chảy hay không. Cùng với đó, cho bé bú nhiều cữ để bù nước cho con. Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy thì có thể bổ sung thêm điện giải cho bé.

Hậu quả

Tiêu chảy không chỉ khiến bé mệt mỏi, kiệt sức, không hấp thu được nhiều dưỡng chất mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu bé bị mất nước nặng mà không được bổ sung kịp thời.

Táo bón – Triệu chứng thường gặp khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu ngày 1 lần, 2-3 lần, thậm chí 2-3 ngày mới đi một lần. Điều này sẽ là bình thường nếu phân của bé bình thường, cơ thể vẫn khỏe mạnh, trẻ vui vẻ… Tuy nhiên, nếu nhiều ngày bé không đi tiêu có thể là do con đang bị táo bón.

Dấu hiệu nhận biết

  • Trẻ không đi tiêu thường xuyên, nhiều ngày mới đi một lần.

  • Phân khô rắn, cứng như sỏi hoặc phân to.

  • Bụng trẻ cứng, có biểu hiện đau bụng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón có thể do trẻ bú quá ít, hoặc mẹ đang bị táo bón có sử dụng kháng sinh hoặc thuốc ho chứa codein, thực đơn ăn dặm của bé không có rau xanh, trái cây. Nếu bé uống sữa công thức chứa nhiều chất béo, nhiều protein cũng có thể gây táo bón.

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng táo bón, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình để bé được bú nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng và đủ chất xơ. Bên cạnh đó, cho trẻ bú mẹ thường xuyên hoặc cho con uống thêm nước. Nếu trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì trong bữa ăn của bé cần có nhiều rau, trái cây…

Bên cạnh đó, mẹ nên massage bụng và tăng cường vận động cho trẻ để giúp con dễ đi tiêu hơn.

Hậu quả

Hậu quả của táo bón là khiến trẻ bị đau bụng, khó chịu. Ngoài ra, còn khiến bé biếng ăn, chậm lớn và quấy khóc.

Rate this post

Viết một bình luận