Rớt Đại Học Thì Làm Gì? – CodeGym Đà Nẵng

    Rớt đại học, bạn cảm thấy cánh cổng tương lai như đóng sầm lại trước mặt. Cảm giác mặc cảm, tự ti và thất bại như bủa vây quanh bạn. Điều này không chỉ xảy ra với riêng bạn đâu, nó là cảm giác chung của hầu hết những bạn trẻ khi gặp vấn đề này. Bạn không hề đơn độc trên con đường này.

    Hy vọng những dòng chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn định hướng và tìm kiếm được những cơ hội mới. 

    Ông bà mình có câu “học tài thi phận”. Ý để chỉ những người thực sự có năng lực nhưng lại không được may mắn trong khoa cử. Vì vậy bạn đừng quá nặng nề khi rớt đại học. Đôi khi nó là cái duyên giúp bạn có ngã rẽ cuộc đời mới thú vị hơn.

    Trong thế giới phẳng hiện nay, cơ hội học tập và làm việc ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Quan trọng là bạn có phù hợp hay biết nắm bắt cơ hội đúng lúc không.

    Đăng ký chương trình TƯ VẤN MIỄN PHÍ KHOÁ HỌC LẬP TRÌNH CAM KẾT VIỆC LÀM ĐẦU RA.

    Trong kỷ nguyên số, hội nhập quốc tế như hiện nay. Cơ hội dành cho các bạn là không thiếu. Dưới đây là một số hướng đi nếu bạn rớt đại học.

    Nếu bạn thật sự cảm thấy bản thân phù hợp với môi trường giảng đường. Bạn muốn tiếp tục con đường học vấn và sở hữu một tấm bằng. Điểm thi của hệ Cao đẳng Trung cấp thấp hơn so với Đại học. Vì vậy sau khi rớt nguyện vọng 1 ngành bạn yêu thích hệ Đại học, bạn có thể tham khảo ngành giống hoặc tương tự hệ CĐ- TC ở những nguyện vọng 2, 3.

    Nếu bạn thật sự đam mê với ngành học nào đó, bạn khao khát học ở môi trường đại học nhưng chẳng may thi trượt. Đừng vội nản, bạn có thể dành 1 năm để tập trung ôn luyện lại. Bạn có thể tự ôn luyện hoặc đến các trung tâm luyện thi. 

    Tuy nhiên điều này đồng nghĩa rằng bạn sẽ đánh đổi 1 năm. Làm chậm trễ việc học và xây dựng sự nghiệp trễ hơn 1 năm.

    Nếu gia đình bạn có đủ điều kiện thì bạn cũng có thể xem xét hướng đi này. Đi du học là cơ hội để bạn bước ra với thế giới bên ngoài. Học hỏi và mở ra nhiều trải nghiệm bổ ích, cơ hội giá trị khác.

    Để đi du học dĩ nhiên đòi hỏi bạn sẽ cần có ngoại ngữ và một số kỹ năng mềm khác để có thể thích nghi và hòa nhập với văn hoá, môi trường mới.

    Theo Tổng cục Thống kê, cả nước có 192.500 người có trình độ Đại học trở lên thất nghiệp, chiếm 1/5 tổng số người thất nghiệp trên toàn quốc.

    Đây là một con số đáng báo động. Tỷ lệ người có trình độ ĐH thất nghiệp tăng cao một lần nữa khẳng định nước ta vẫn đang rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” trầm trọng. 

    Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, rất nhiều ngành nghề đề cao nguồn lao động có năng lực và tay nghề cao. Họ không quá quan tâm đến những tấm bằng Đại học, Cao đẳng. Đó cũng là lý do hiện nay nhiều người quyết định đi học nghề để có thể nhanh chóng đi làm.

    Học đại học hay học gì thì cái đích cuối của bạn cũng là để đi làm trong lĩnh vực đó. Vậy thì ngoài việc khám phá xem bản thân phù hợp với ngành nghề nào, bạn cũng nên xem xét ngành nghề nào hiện nay có cơ hội lớn, dễ xin việc để định hướng cho đúng đắn. 

    Nghề lập trình viên

    Nghề lập trình viên là nghề liên quan đến lĩnh vực phát triển phần mềm. Nói một cách dễ hiểu là sau khi học bạn có thể thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa lỗi và nâng cấp các phần mềm máy tính bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau.

    Bạn có thể nhanh chóng đi làm chỉ ngay sau khóa học ngắn hạn 6-10 tháng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị mở các khóa đào tạo lập trình ngắn hạn cho người mới bắt đầu từ con số 0. 

    Ưu điểm:

    Nhược điểm:

    Nghề Digital Marketing

    Internet, mạng xã hội, các nền tảng thương mại điện tử phát triển đã thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đây được xem như thời kỳ hoàng kim của lĩnh vực này. 

    Với nhu cầu ngày càng tăng cao, các khoá học nghề digital marketing nở rộ khắp nơi. Từ những khoá học cấp tốc vào tuần đến vài tháng,…Bạn cần xem xét kỹ nơi đào tạo nào uy tín, chất lượng để tránh tiền mất tật mang.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Nghề nấu ăn

    Học nghề nấu ăn dễ bắt đầu (Nguồn ảnh: Hướng nghiệp  Á Âu)

    Đây là một trong những nghề nằm đầu trong danh sách những ngành nghề không đòi hỏi bằng đại học. Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, vì vậy nghề này bạn sẽ không quá lo lắng mình sẽ thất nghiệp.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Nghề Bartender

    Cùng với nghề nấu ăn, nghề bartender được đánh giá là nghề dễ dàng bắt đầu với hầu hết mọi người. Với sự phát triển của ngành dịch vụ nhà hàng, nhu cầu tuyển dụng nghề này cũng tăng cao.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Nghề điện

    Chúng ta bắt gặp điện có ở mọi nơi, mọi lúc. Điều đó để thấy rằng nó đóng góp vai trò rất quan trọng cho cuộc sống và công việc. Vì vậy việc làm bên ngành điện luôn có nhu cầu cao. 

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Nghề du lịch

    Thời điểm mình đang viết những dòng này rơi vào chính thời điểm ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên nếu không có dịch bệnh thì ngành này trước giờ hay thậm chí sau này nó vẫn sẽ phát triển mạnh trở lại thôi. Vì sao ư? Nhu cầu của chúng ta là đi chơi, du lịch, vui chơi, giải trí. Vì vậy khi mọi thứ ổn định lại thị trường du lịch cũng sẽ nhộn nhịp trở lại. Và nó là cơ hội “ngon” cho những ai biết nắm bắt lĩnh vực này để bắt đầu sự nghiệp.

    Ưu điểm

    Nhược điểm

  • Di chuyển nhiều

  • Đòi hỏi cập nhật kiến thức liên tục

  • Cần ngoại ngữ để phát triển trong sự nghiệp

  • Đòi hỏi sức khoẻ tốt, sức bền cao

  • Có thể bị ảnh hưởng các yếu tố khách quan như dịch bệnh

  • Tuổi nghề không cao

Rate this post

Viết một bình luận