Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Rùa tai đỏ nuôi chung với cá hot nhất được tổng hợp bởi M & Tôi
Xem 299,673
Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Cá Cảnh Chung Với Rùa Cảnh: Những Điều Cần Biết mới nhất ngày 16/06/2022 trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 299,673 lượt xem.
Bạn đang xem: Rùa tai đỏ nuôi chung với cá
– Bài mới hơn –
Sự Thật Về Hình Vẽ Con Mèo Kì Lạ Khổng Lồ Hàng Ngàn Năm Tuổi Trên Đồi Ở Peru Chuột Lang Ăn Gì? Bán Ở Đâu? Giá Rẻ Nhất Bao Nhiêu Tiền? Sau Scandal Bắt Cá Hai Tay, Vì Sao Trường Giang Vẫn ‘sống Sót’ Và Toả Sáng? Cá Trường Giang Hổ Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Cá Heo Sông Trường Giang Trở Lại Sau Một Thập Kỷ Mất Tích Ở Trung Quốc
Trước hết, rùa là loài ăn tạp. Không thể tránh khỏi việc rùa đuổi theo những con cá trong khu vực sinh sống của nó. Để tránh điều này, rõ ràng, bạn cần tạo ra một không gian sinh sống rộng lớn. Trong đó bao gồm cả những khu vực để rùa hoạt động và nơi cá trú ẩn. Không gian ước chừng cần khoảng 76l nước cho mỗi 2,5cm độ dài mai rùa.
Nuôi cá cảnh chung với rùa yêu cầu công tác vệ sinh bể thường xuyên hơn. Điều này đồng nghĩa nhu cầu một hệ thống lọc bể hoạt động tốt hơn. Mặt khác, một số loài rùa không thể cho sống cùng sinh vật khác trong môi trường nuôi nhốt. Điển hình như các loài rùa Snapping, phổ biến nhất là Alligator Snapping Turtle (Rùa cá sấu).
Đặc biệt, quá trình chuẩn bị không gian bể nuôi phù hợp cho cả cá cảnh và rùa không dễ dàng. Nguyên nhân là bởi những điều kiện để rùa phát triển khỏe mạnh như chất nền, ánh sáng UVB hay đèn nhiệt không thường thấy ở bể cá cảnh.
Những cân nhắc khi nuôi cá cảnh chung với rùa
Các loài cá cảnh có thể sống cùng rùa
- Những con cá trong họ Suckerfish như cá Pleco: sinh trưởng tốt và có thể sống cùng bể với các loài rùa có kích cỡ bằng hoặc nhỏ hơn chúng. Do thói quen ăn tảo nên loài cá này cũng có khả năng giữ cho bể nuôi sạch sẽ hơn.
- Cá bảy màu: thích nghi tốt, bơi nhanh nên có thể thoát khỏi sự truy đuổi của rùa một cách dễ dàng.
- Cá da trơn Pictus (Pictus Catfish): Loài cá này phát triển khỏe mạnh trong những bể nuôi dung tích lớn vốn được dùng cho rùa. Chúng là một trong những loài cá vô cùng năng động và nhanh nhẹn. Do đó, nếu sống chung với rùa, người nuôi không cần quá lo lắng.
- Cá cảnh Neon xanh (Neon Tetra): Màu sắc đẹp mắt, khả năng bơi lội tuyệt đỉnh là những gì người ta nhắc về loài cá này. Sự nhanh nhẹn của cá Neon Tetra sẽ giúp chúng thoát khỏi nguy cơ bị rùa tấn công.
- Những con cá thuộc phân loài Peppie như cá hồng cam (Rosy Barb): có khả năng thích nghi tốt trong môi trường sống có rùa. Cá hồng cam cũng là loài cá cảnh phổ biến do đẹp mắt, khỏe mạnh, dễ chăm sóc.
- Cá vàng sao chổi (Comet goldfish) và cá vàng Shubunkin: là lựa chọn tốt nếu bạn muốn nuôi chung các dòng cá vàng với rùa.
Các loài rùa phù hợp sống chung bể với cá
- Rùa bụng hồng (Pink Belly Sideneck Turtles): Rùa bụng hồng là loài rùa được không ít người yêu thích do chúng rất dễ nuôi và có tính cách ngoan ngoãn. Rùa bụng hồng được đánh giá là có thể sống chung cùng 1 bể với cá cảnh. Tuy nhiên, chúng cần được chăm sóc và huấn luyện đúng cách ngay từ nhỏ.
- Rùa vẽ (Painted turtles): là lựa chọn tuyệt vời để nuôi cá cảnh chung một bể. Loài rùa này chỉ có tập tính săn mồi và ăn những loài cá có kích cỡ cực nhỏ.
- Rùa tai đỏ: loài rùa này có xu hướng ít hứng thú với protein/đạm khi chúng già đi. Thay vào đó, rùa tai đỏ trưởng thành và già thích rau xanh và thực vật thủy sinh hơn. Vì vậy, những con rùa tai đỏ đã lớn tuổi sẽ rất thích hợp để nuôi cùng 1 bể với cá cảnh.
- Rùa bùn và Rùa xạ hương: Đây là hai loài rùa tiêu biểu bạn có thể cân nhắc nuôi chung cùng cá cảnh. Lý do là bởi chúng không mấy thích thú với công việc săn mồi. Đồng thời, chúng cũng thường thất bạt khi cố gắng thử công việc này.
Xem thêm: Bé mấy tháng ăn được ngao
Lưu ý: Như đã đề cập trước đó, các loài rùa Snapping hoàn toàn không phù hợp để sống chung một không gian với cá cảnh.
Chi phí phải trả
Về cơ bản, khoản chi phí thiết kế bể cho cả hai loài này là không nhỏ. Thêm vào đó, trong trường hợp xấu nhất, rùa tấn công và khiến cá cảnh bị thương, chủ nuôi sẽ cần thay thế loài cá khác. Đây sẽ là tổn thất lớn về mặt kinh tế với chủ nuôi sở hữu loài cá cảnh đắt tiền, quý hiếm. Do đó, không ít người chọn cá vàng hoặc cá minnow khi muốn nuôi cá cảnh chung với rùa.
Một số loài cá có thể là mối đe dọa với rùa
Thông thường, nuôi cá cảnh chung với rùa thì bạn chỉ cần lo lắng cho những chú cá. Tuy nhiên, có thể bạn sẽ bất ngờ với một vài trường hợp ngược lại. Đó là khi cá trở thành mối đe dọa với rùa nuôi cùng bể. Một số loài cá điển hình có khả năng tấn công ngược lại rùa là cá Koi kích cỡ lớn hoặc cá tai tượng Châu Phi (Oscar Fish) hung dữ.
Một số cách giúp nuôi cá cảnh chung với rùa
Đảm bảo lượng thức ăn cho rùa
Rùa cần được đảm bảo lượng thức ăn và tần suất cho ăn để không tấn công cá. Bạn nên để ý và cho rùa ăn đủ no. Một số loại thức ăn phù hợp cho rùa bao gồm: bột viên dành cho rùa, dế, sâu, côn trùng nhỏ, rau củ quả,…
Tạo khu vực ẩn nấp cho cá trong bể nuôi
- Đặt một chiếc ống nhựa có khoan những lỗ nhỏ vào trong bể cá. Những lỗ nhỏ này cần có kích cỡ chỉ vừa đủ để cá chui vào.
- Bạn có thể mua các vật dụng trang trí có thiết kế đặc biệt như một ngôi nhà nhỏ cho cá trú ẩn.
- Tận dụng những chậu hoa bằng đất sét có lỗ ở trên không sử dụng tới. Úp ngược chúng lại và đặt xuống bể để tạo thành những không gian trú ẩn an toàn cho cá.
- Xếp những tảng đá lớn gần với nhau sao cho khoảng cách giữa chúng vừa đủ để cá bơi qua lại.
- Những mảnh gỗ lũa có hình dạng bất thường có thể là nơi trú ẩn tuyệt vời cho cá khỏi sự săn tìm của rùa.
Xem thêm: Rắn trun có độc không
Thảm thực vật thủy sinh không phải là lựa chọn lý tưởng để làm nơi trú ẩn cho cá. Chẳng có cây thực vật thủy sinh nào ngăn được bản năng săn mồi của rùa. Chúng sẽ dễ dàng vượt qua, thậm chí phá nát mảng thực vật.
Không bao giờ lấy cá làm thức ăn cho rùa
Hổ và sư tử là những động vật săn mồi theo mùi vị chúng từng được thưởng thức. Rùa cũng tương tự như vậy. Một khi bạn cho chúng ăn cá, chúng sẽ quen với mùi vị này và tìm kiếm chúng. Bất cứ loài cá nào cũng sẽ trở thành mục tiêu săn đuổi.
Thử nghiệm khả năng tương thích của hai loài này
Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi thêm một chú rùa trong bể cá cảnh thì bạn cần thử nghiệm khả năng tương thích trước. Đừng vội vàng cho chúng sống chung ngay. Bạn có thể chỉ chọn ra 1 hoặc 2 chú cá cảnh thuộc giống khác nhau và cho sống thử cùng rùa. Kết quả của việc thử nghiệm sẽ giúp bạn quyết định được có nên nuôi cá cảnh chung với rùa không.
Cân nhắc thứ tự thêm vào bể
Một số chủ nuôi đã thành công khi nuôi cá cảnh chung với rùa. Họ đặt rùa con vào bể nuôi vài tháng trước khi “giới thiệu” bạn đồng hành. Việc làm này như một điều kiện để rùa không coi cá như một nguồn thức ăn. Mặt khác, rùa ít có xu hướng tấn công và săn cá hơn khi chúng trưởng thành.
– Bài cũ hơn –
Peru: Phát Hiện Hình Khắc Con Mèo Khổng Lồ Tại Di Sản Thế Giới Nazca Bất Ngờ Bắt Được Loài Cá Mập Cực Hiếm Sau Gần Một Thập Kỷ Tất Cả Về Mèo 2 Màu Mắt Kim Cương Khao Manee Ở Việt Nam Một Vài Mẹo Nhỏ Giúp Mèo Bỏ Ăn Mau Chóng Hồi Phục ? Mèo Nga Giá Bao Nhiêu? Tính Cách Và Những Đặc Điểm Nổi Bật
Bạn đang xem bài viết Nuôi Cá Cảnh Chung Với Rùa Cảnh: Những Điều Cần Biết trên website Fcbarcelonavn.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Xem thêm: Giá cá chạch lấu thương phẩm