Rừng nguyên sinh là gì và tại sao chúng ta nên bảo vệ chúng?
Your browser does not support the audio element.
Rừng nguyên sinh là rừng rậm rạp và có ý nghĩa sinh thái nhất trên Trái Đất. Chúng trải rộng trên toàn cầu từ vùng cực Bắc đến vùng nhiệt đới ẩm ướt. Nhưng điều gì khiến cho chúng trở nên đặc biệt và cần được bảo vệ so với loại hình rừng khác.
Hình thái cao nhất của rừng
Độ tuổi là một yếu tố trong sự hình thành của một khu rừng nguyên sinh, mặc dù không có một ngày sinh nhật nào tại nơi nó là ‘Nguyên sinh’. Tất cả các khu rừng lớn lên và trưởng thành ở các mức độ khác nhau dựa trên môi trường sống của chúng, có một số loại cây thậm chí có thể sống hàng ngàn năm, do đó thuật ngữ “rừng già” là rất tương đối.
Điều quan trọng hơn tuổi tác là giai đoạn của một khu rừng trong một quá trình gọi là sự kế thừa. Về mặt sinh thái, sự kế thừa là cách mà các hệ sinh thái thay đổi từ trạng thái này sang một trạng thái tiếp theo sau một sự xáo trộn. Lấy ví dụ, một ngọn lửa cháy qua các khu rừng ở Tây Bắc – Bắc Mỹ, nếu nó đủ nóng nó sẽ thiêu cháy mọi thứ nó quét qua, chỉ để lại thân gỗ cháy âm ỉ và đất. Khi khói tan, thiên nhiên bắt đầu xây dựng lại từ tro bụi.
Các sinh vật đầu tiên hồi sinh trở lại được gọi là “loài tiên phong”, điển hình là các loài cỏ phát triển nhanh, cây hàng năm và các cây thuộc tầng thấp nhờ tận dụng nhanh chóng ánh sáng mặt trời. Những loài cây cỏ này sống và chết đi, chúng tích tụ chất dinh dưỡng trong đất, tạo điều kiện đất mới cho các loài sinh sôi.
Sự thay thế của các loài lặp đi lặp lại theo năm tháng. Mỗi cộng đồng mới thừa hưởng một môi trường phù hợp hơn cho sự phát triển của nó so với các loài xuất hiện trước nó. Và như vậy, theo thời gian hệ sinh thái bắt đầu thay đổi. Từ những loại cỏ ưa ánh nắng, đến những cây gỗ thân mềm mọc nhanh và cuối cùng là những cây gỗ thân cứng mọc cao, những tán lá đan quyện vào nhau tạo thành những tán cây dày.
Hình thái cao nhất của rừng thường được gọi là “cộng đồng đỉnh cao” và đó là cộng đồng được gọi là rừng nguyên sinh. Thời gian để trở lại rừng nguyên sinh một cách đầy đủ tùy thuộc vào loại rừng. Ở hạ lưu sông Congo, quá trình hồi sinh rừng có thể mất 50 năm, đối với rừng sồi và rừng nhiệt đới, quá trình này được ghi nhận là mất khoảng 150 năm, nhưng một nghiên cứu về rừng Đại Tây Dương của Brazil cho thấy nó có thể mất hàng thiên niên kỷ.
Những nơi nguyên sơ nhất trên Trái Đất
Rừng nguyên sinh cũng phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định về tính toàn vẹn sinh thái cho thấy ít có sự can thiệp của con người, chúng không thể bị quấy rầy bởi nạn khai thác gỗ, khai thác mỏ, hỏa hoạn do con người gây ra, làm đường bộ hoặc các giống loài bản địa bị xâm lấn bởi các loài bên ngoài hệ sinh thái của chúng. Chúng chiếm ưu thế bởi tầng lớp cây bao phủ liên tục, luôn phải giữ cho đất và nước không bị ô nhiễm.
Kích thước và độ nguyên vẹn cũng là những yếu tố trong việc xác định một khu rừng nguyên sinh. Mở một con đường từ bên này của Amazon sang bên kia, nghĩa là bạn chia một khu rừng nguyên sinh khổng lồ thành hai khu rừng nhỏ hơn. Làm điều đó nhiều lần, chia khu rừng thành những lát nhỏ hơn và cuối cùng bạn kết thúc với những mảng rừng nguyên sinh nhỏ đến mức chúng không còn xứng đáng với cái tên đó nữa. Mặc dù không có ngưỡng kích thước chính thức cho rừng nguyên sinh, việc giới hạn thường được xem xét rằng liệu diện tích của rừng có cho phép các loài bản địa cộng sinh với nhau dễ dàng, cấu trúc rừng tự nhiên và chức năng hệ sinh thái có còn nguyên vẹn.
Tuy nhiên, bản chất nguyên sơ này không có nghĩa là rừng nguyên sinh phải hoàn toàn không có sự hiện diện của con người. Nhiều cộng đồng người bản địa đã sống trong các khu rừng nguyên sinh hàng trăm năm, sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững để hỗ trợ sinh kế truyền thống của họ, các cộng đồng người này còn là những người bảo vệ rừng nguyên sinh hiệu quả.
Tại sao phải bảo vệ rừng nguyên sinh
Các khu rừng nguyên sinh chiếm khoảng 26% diện tích rừng tự nhiên của thế giới, các khu rừng “thứ sinh” còn lại là những khu rừng đang ở đâu đó giai đoạn tái sinh trung gian từ sự xáo trộn gần đây của con người. Vì vậy, nếu rừng nguyên sinh chỉ bằng 1/3 diện tích rừng hiện tại, tại sao chúng ta lại ưu tiên bảo vệ chúng hơn bất kỳ khu rừng nào khác?
Một phần câu trả lời nẳm ở sự hiện diện của nó như một tấm khiên chống lại biến đổi khí hậu. Rừng nguyên sinh rất giàu carbon; ước tính chỉ riêng rừng nguyên sinh nhiệt đới đã lưu trữ hơn 141 tỉ tấn carbon. Cây lấy carbon dioxide từ khí quyển khi chúng lớn lên và lưu trữ nó trong thân, lá và đất của chúng. Khi một khu rừng đạt đến trạng thái chính nó có thể tiếp tục cô lập carbon trong nhiều thế kỷ, chúng không chỉ dọn sạch môi trường từ việc giải phóng carbon được lưu trữ, chúng còn làm giảm khả năng chuyển đổi, đồng thời thu được nhiều carbon hơn trong tương lai.
Các giai đoạn kế tiếp sau đó cũng có xu hướng ở mức độ đa dạng sinh học cao hơn. Việc không có sự can thiệp của con người cho phép các hệ sinh thái phát triển tự nhiên, tạo ra các loài đặc hữu hình thành các tương tác loài phức tạp. Độ phức tạp càng cao trong hệ sinh thái sẽ càng giúp khả năng phục hồi và ổn định cao hơn khi đối mặt với những xáo trộn trong tương lai. Bảo tồn những khu rừng này, đồng thời bảo tồn sự đa dạng văn hóa, lối sống truyền thống của người bản địa không bị phá vỡ.
Với tư cách rừng nguyên sinh, mất cây là bởi sự chi phối của con người trong đó họ là một mối lo ngại từ các cuộc phá rừng. Và bởi vì các khu rừng nguyên sinh có thể mất hàng thập kỷ và thậm chí hàng thế kỷ để trở về trạng thái không bị xáo trộn, bất cứ điều gì chúng ta mất bây giờ, chúng ta có thể không gặp lại trong thế kỷ này nữa. Sự tái sinh còn bị ảnh hưởng bởi kiểu cách và cường độ của sự xáo trộn. Nếu không còn môi trường xung quanh để cung cấp hạt giống mới hoặc phát tán hạt giống bị gián đoạn, rừng có thể không bao giờ mọc lại theo cách ban đầu. Việc bảo vệ các khu rừng nguyên sinh giờ đây dễ dàng hơn giúp chúng ta tiếp tục bảo vệ chúng và có khả năng khôi phục chúng, nếu không trong tương lai chúng ta phải trả giá bằng một thế hệ mới.
Sarah Ruiz – Lược dịch: Trung Phi