Rượu bia và những điều cần biết

Rượu, bia  là gì?

   Rượu, bia có chứa cồn, tên hoá học là ethanol (C2H5OH) là một chất gây nghiện làm ức chế hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Rượu, bia được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Với đa số, uống một lượng nhỏ rượu, bia không gây ra tác hại gì đáng kể, nhưng nếu uống nhiều rượu, bia thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ cá nhân và quan hệ xã hội.

Tại sao người  ta uống rượu, bia?

   – Do có nhiều quan niệm cho rằng” rượu là một chất kích thích, tăng cường sinh lực, xóa được những mệt mỏi, buồn phiền và căng thẳng” nên thường được dùng trong các buổi lễ hội, tiệc tùng, bạn bè họp mặt…
   – Việc uống rượu được xem như một tập tục, thể hiện sự hiếu khách của chủ nhà.
   – Do rượu bia được sản xuất tràn lan, bày bán khắp nơi, quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin  đại chúng..mà Nhà nước không có một biện pháp chế tài nào kiểm soát việc uống rượu bia.
   – Một số người lấy rượu làm vui, tìm cảm xúc mạnh hoặc tìm sự ngon miệng trong ăn uống.
   – Một số người lấy rượu để giải sầu, để giảm đau, để dễ ngủ.
   – Ở thanh thiếu niên phụ nữ, uống rượu được xem như một hành động để thể hiện mình.
   – Những người nghiện rượu, việc uống rượu trở thành một nhu cầu không thể thiếu được.

Tác hại tức thì của rượu, bia:

   Rượu, bia làm mất khả năng kiềm chế để giữ gìn ý tứ. làm giảm hoặc mất khả năng điều phối hoạt động(Phản ứng chậm chạp, loạng choạng, đờ đẫn), nôn mữa, đau bụng. Làm giảm khả năng nhận  thức giác quan( nhìn, nghe, ngửi) do đó dễ bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, va chạm trong sinh hoạt…
Rượu, bia làm suy yếu chức năng đại não và sự bền bỉ hoạt động của hệ thần kinh trung ương: do đó dễ mệt mỏi, hung hăn cọc cằn, không kiềm chế được bản thân.

Tác hại lâu dài của rượu , bia:

   Khi sử dụng rượu, bia kéo dài sẽ làm giảm hoặc mất sự thèm ăn uống, thiếu sinh tố do không hấp thu được, đặc biệt là các vitamin nhóm B (B1,B6, B2, B12, PP..) dẫn đến viêm đa dây thần kinh, uể oải mệt mỏi, thiếu sinh lực.
Dùng lâu dài rượu, bia  gây viêm loét niêm mạc dạ dày, tổn thương thoái hóa gan, xơ gan, viêm tụy cấp, bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim). Thoái hóa, suy đồi tính cách( ích kỷ, thô lỗ, vô trách nhiệm với gia đình và xã hội). Gây rối loạn nội tiết( giảm khả năng tình dục ở nam, lãnh khí ở nữ) làm anh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Phụ nữ và rượu, bia
   Các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên uống rượu ít hơn nam giới. Điều này là do nồng độ rượu ở các bộ phận trong cơ thể ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Khi uống rượu, đối với phụ nữ:
   – Nồng độ rượu tăng trong máu nhanh hơn so với nam giới
   – Say rượu nhanh hơn so với nam giới
   – Rã rượu (hết say rượu) chậm hơn so với nam giới

Rượu, bia và phụ nữ mang thai

   Uống rượu thường xuyên trong thời kỳ thai nghén sẽ gây tác hại cho cả mẹ và con. Uống nhiều rượu trong khi mang thai có thể gây đẻ non hoặc sinh ra có hội chứng bào thai do rượu(tăng trưởng chậm trước và sau khi sinh, và có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần).
   Các bác sỹ khuyên rằng phụ nữ có thai, hoặc phụ nữ dư định có thai không nên uống một chút rượu, bia nào.

Cốc/ly tiêu chuẩn

   Một”cốc/ly tiêu chuẩn” là đơn vị đo lường được sử dụng để xác định lượng uống và mức độ an toàn trong việc sử dụng rượu, bia.
   Các cốc/ ly rượu bia dưới đây mặc dù có các kích cỡ khác nhau, nhưng nếu cùng chứa khoảng 10g cồn. Sở dĩ chúng có các kích cỡ khác nhau là do mỗi lọai rượu/bia có nồng độ cồn khác nhau. Mỗi một cốc/ly được tính là một đơn vị cốc/ly tiêu chuẩn.

      Rượu sâm panh
      100ml
      13độ cồn

      Rượu vang trắng
      100ml
      13độ cồn

     Bia nhẹ(bia hơi)
      425ml
      2.7 độ cồn

      Bia
       285ml
       4.9 độ cồn

      Rượu vang đỏ
       60ml
       20độ cồn

      Rượu mạnh
       30ml
       40độ cồn

 

Hướng dẫn sử dụng rượu, bia ít gây ảnh hưởng (nguy cơ cấp)

   Liều dùng và mức độ nguy cơ trong bảng dưới đây KHÔNG áp dụng trong các trường hợp sau:
   – Người mắc các chứng bệnh mà việc uống rượu sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
   – Người đang uống thuốc
   – Người dưới 18 tuổi
   – Phụ nữ đang mạng thai
   – Người đang thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và sự tập trung(điều khiển xe máy, ôtô, máy bay, các môn thể thao dưới nước, vận hành máy móc…)
   Rượu- Nguy cơ nếu sử dụng trong thời gian ngắn:

 
Số cốc tiêu chuẩn trung bình trong ngày

Nguy cơ thấp
Nguy cơ vừa
Nguy cơ cao

  Nam  
6 cốc với không quá 3 ngày trong 1 tuần  
7-10 cốc cùng thời gian
11 cốc hoặc hơn cùng thời gian

  Nữ  
4 cốc với không quá 3 ngày trong 1 tuần  
5-6 cốc cùng thời gian
7 cốc hoặc hơn cùng thời gian

 

 

 
Trung bình số cốc/ly chuẩn sử dụng

 
Nguy cơ thấp
Nguy cơ TB
Nguy cơ cao

  Nam
Trung bình trong 1 ngày
  4
5-6
  >,= 7

Tổng số cốc trong 1 tuần
tối đa 28  
  29-42
  >,=43

    Nữ
Trung bình trong 1 ngày
Tối đa 2
  3-4  
>,=7

Trung bình trong 1 tuần
Tối đa 14
15-28
>,=20

(Nguồn hướng dẫn về sử dụng rượu của Úc: Nguy cơ sức khoẻ và lợi ích, Hội đồng Ytế Quốc gia và Nghiên cứu Y học, Canberra 2001)

Uống rượu, bia say xỉn

   Uống rượu, bia say xỉn là tình trạng một số người thỉnh thoảng uống rất nhiều bia, rượu khi có điều kiện gì đó mà bình thường họ không phải là ngưòi nghiện rượu hoặc uống rượu, bia thường xuyên. Với người nghiện rượu là khi họ uống liên tục say khướt trong nhiều ngày, nhiều tuần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người quá chén, say xỉn dễ bị tai nạn, dẫn đến chấn thương, thậm chí tử vong.

Cai rượu

   Việc cai rượu hay đào thải rượu ra khỏi co thể mất rất nhiều thời gian. Chỉ một lượng nhỏ rượu(khoảng 10%) đào thải qua đường thở, mồ hôi hoặc nước tiểu, còn chủ yếu rượu được đào thải qua gan.Tốc độ trung bình gan chỉ có thể chuyển hoá và đào thải tối đa là 1 cốc/ly tiêu chuẩn trong 1 giờ- không có cái gì có thể làm tăng tốc độ chuyển hoá của gan như uống cà phê, xối nước lạnh, tập thể dục hay nôn.

Nồng độ cồn trong máu và điều khiển phương tiện giao thông

   Để xác định mức độ rượu bia sử dụng, người ta có thể đo lường nồng độ cồn trong máu. Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) được đo bằng số gram rượu có trong 100 cc máu. Ngoài ra, nồng độ cồn trong cơ thể của một người còn có thể kiểm tra qua hơi thở bằng máy đo nồng độ rượu, bia qua hơi thở. Lái xe máy, ôtô trong tình trạng nồng độ còn trong máu cao có thể nguy hiểm như gây tai nạn giao thông, dẫn đến chấn thương, hay chết người. Theo qui định, khi điều khiển xe ôtô, người điều khiển tuyệt đối không được uống rượu, bia (BAC = 0). Khi điều khiển xe gắn máy, nếu BAC>0,1 là vi phạm luật và bị phạt theo quy định. Người ta vẫn có thể bị phạt do uống quá giới hạn pháp luật cho phép các ngay cả khi chỉ điều khiển phương tiện vài giờ sau khi uống và không cảm thấy bị say.

Làm thế nào để tránh bị lạm dụng rượu?

   Cần nâng cao nhận thức của mỗi người trong cộng đồng về các tác hại của rượu.
   Phải biết làm chủ và tự lượng sức mình mỗi khi uống rượu.
   * Lời khuyên của hiệp hội các thầy thuốc  Úc:
   “ Trong một dịp giao tiếp cỉ nên uống từ 1-2 mức nước uống tiêu chuẩn có rượu và không nên lặp lại quá 3 lần trong một tháng để tránh tác dụng gây hại của rượu do lạm dụng rượu”

Nguy cơ nếu sử dụng rượu trong thời gian dài:

Rate this post

Viết một bình luận