Sa tế là một loại gia vị được nhiều người yêu thích bởi vị cay hăng vô cùng “quyến rũ” của nó. Dù sa tế cay nhưng khi ăn các món có sa tế bạn phải vừa suýt xoa vừa không ngừng ăn tiếp. Sa tế là sự kết hợp giữa nhiều nguyên liệu hòa quyện lại với nhau tạo nên vị cay – mặn – ngọt. Hôm nay bạn sẽ được giới thiệu chi tiết sa tế gồm những gì cũng như cách chế biến sa tế ngon nhất.
Giải đáp sa tế gồm những gì?
Sa tế có rất nhiều loại khác nhau như sa tế sả, sa tế cay, sa tế tôm, sa tế dừa, sa tế Tomyum… Nhiều người có thắc mắc rằng sa tế gồm những gì? Dù là làm loại sa tế nào thì cũng cần đến hai nguyên liệu chính là ớt và dầu. Ớt sẽ được làm chín trong dầu tạo nên hỗn hợp có vị cay nồng, mùi hăng và màu đỏ bắt mắt. Để giảm đi tính hăng cũng như giúp sa tế có vị hấp dẫn hơn thì người ta đã nêm thêm đường, nước mắm, hạt nêm, dầu màu điều… và một số nguyên liệu khác. Muốn hiểu rõ sa tế được làm từ gì thì theo dõi tiếp nội dung dưới đây:
- Ớt tươi: Đây là nguyên liệu không thể thiếu. Vị cay của ớt tươi sẽ bớt nồng và giúp sa tế thơm hơn.
- Ớt khô: Trong nguyên liệu làm sa tế bạn cũng có thể kết hợp với ớt khô để tăng thêm phần đặc sắc cho món sa tế.
- Ớt bột: Muốn sa tế của bạn lên màu đẹp, trông bắt mắt nhất thì hãy lựa chọn ớt bột khi nấu sa tế. Ớt bột cũng sẽ giúp sa tế của bạn nồng nàn hơn.
- Sả: Sả khi được chiên lên cùng với dầu sẽ tạo vị ngọt nhẹ và mùi rất thơm, giảm được độ hăng. Vì thế trong hầu hết cách làm sa tế của người Việt Nam thường thêm nguyên liệu này vào.
- Gừng: Gừng được xem là một vị thuốc và có tính ấm. Thêm nguyên liệu gừng vào trong sa tế bạn sẽ cảm nhận được sự đặc biệt hơn về vị.
- Riềng: Riềng cũng tương tự như gừng, khi cho thêm vào sa tế sẽ giúp món sa tế cay, ấm hơn mà không bị hăng nồng.
- Cơm dừa: Cơm dừa đã xay nhỏ, cho vào sa tế sẽ tạo nên hương vị ngọt ngọt, beo béo vô cùng kích thích.
- Tôm khô: Nguyên liệu của món sa tế có thể thêm vào tôm khô. Tôm khô sẽ giúp sa tế có vị cay ngọt, dậy được mùi thơm từ nguyên liệu này.
- Tỏi, hành tím: Tuy tỏi và hành tím lúc chưa được nấu chín thì mùi rất hăng, khó chịu. Tuy nhiên sau khi thả vào dầu để nấu sa tế bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thơm mạnh mẽ và có thể khiến bạn không ngừng thèm thuồng. Nên vì vậy tỏi và hành tím rất thích hợp để cho vào sa tế.
- Me, mắm tôm: Hai nguyên liệu này được thêm vào trong quy trình nấu sa tế kiểu Thái. Loại sa tế này không chỉ có vị cay, ngọt, mặn như bình thường mà còn có thêm vị chua. Đây là loại sa tế chuyên dùng cho món lẩu Tomyum giúp món lẩu có hương vị chuẩn nhất.
- Nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, hoa tiêu, bạch đậu khấu…: Đây là những loại nguyên liệu thường được thêm vào trong cách làm sa tế của người Trung Quốc. Các loại nguyên liệu này làm tăng mạnh về hương vị cũng như độ cay. Rất thích hợp để dùng làm nước lẩu cay tê – một món ăn phổ biến ở Trung Quốc.
Học ngay hai công thức chế biến sa tế chuẩn vị
Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm sa tế gồm những gì và cách chế biến như thế nào cho từng loại sa tế riêng. Đừng quên lưu vào sổ tay để cùng học hỏi nhé!
Cách làm sa tế tôm
Vị cay ngọt thơm đặc trưng của sa tế tôm rất thích hợp để nấu bún, phở, trộn bánh tráng hay dùng trong món bánh mì nướng muối ớt. Không cần mất nhiều thời gian và công sức bạn có thể tự nấu sa tế tại nhà. Cùng ghi lại công thức hướng dẫn chi tiết sau đây và thực hiện nha.
Nguyên liệu cần có
- Tôm khô: 50g.
- Dầu ăn: 100ml.
- Dầu điều: 150ml.
- Ớt băm: 15 trái.
- Tỏi băm: 1 củ.
- Sả băm: 4 cây.
- Hành tím băm: 4 củ.
- Ớt khô: 50g.
- Nước mắm: 1 thìa.
- Đường: 2 thìa.
Hướng dẫn cách làm sa tế tôm
Bước 1: Đầu tiên bạn phải ngâm tôm khô với nước nóng một lúc để tôm mềm. Rửa lại tôm khô cho sạch đất cát rồi cho vào cối giã nhuyễn.
Bước 2: Cho phần dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng già thì cho sản, tỏi, hành tím vào xào. Khi ngửi được mùi thơm thì bạn cho tiếp tôm khô, ớt băm vào đun với lửa vừa.
Bước 3: Khi thấy ớt đã săn lại các bạn tiếp tục cho đường, dầu điều, ớt khô, nước mắm vào. Khuấy đều đến khi đường tan thì tắt bếp. Vậy là các bạn đã hoàn thành xong cách nấu sa tế tôm đơn giản, có vị và màu sắc đậm đà.
Cách làm ớt sa tế
Ớt sa tế rất phù hợp dùng để ướp hải sản, nấu nước lèo, làm nước nhúng lẩu hoặc thêm vào bún, phở… Vị cay hăng của ớt sa tế khi càng thưởng thức thì càng “nghiện”, khó có thể dừng lại được. Sau đây là cách làm ớt sa tế cực kỳ đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm.
Nguyên liệu cần có
- Tỏi: 2 củ.
- Dầu ăn: 150ml.
- Sả: 4 cây.
- Ớt tươi: 10 trái.
- Ớt bột: 4 muỗng.
- Nước mắm: 2 muỗng.
- Đường: 1 muỗng.
- Hạt nêm: 2 muỗng cà phê.
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm ớt sa tế
Tỏi các bạn bóc vỏ, băm nhỏ. Sả bóc bỏ lớp vỏ ngoài cùng, cũng đem băm nhỏ. Tiếp theo ớt rửa sạch, để ráo và băm nhuyễn hết.
Bước 2: Nấu sa tế ớt
Cho phần dầu ăn đã chuẩn bị vào chảo, đun nóng. Tiếp theo cho sả, tỏi vào phi trước. Tiếp theo cho ớt tươi đã băm vào. Bạn có thể dùng ớt sừng hay ớt hiểm đều được. Sau đó bạn cho ớt bột, nước mắm, đường, hạt nêm vào đảo nhẹ với lửa nhỏ. Trong khoảng bốn đến bảy phút các bạn có thể tắt bếp được rồi.
Bước 3: Hoàn tất
Đợi sa tế thật nguội thì bạn rót vào hũ thủy tinh sạch. Cần lưu ý mỗi lần lấy sa tế thì hãy dùng muỗng sạch và đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng nhé!
Với những món ăn ngon thì không thể nào thiếu vị cay hấp dẫn từ sa tế. Sau khi tìm hiểu sa tế gồm những gì hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm được đóng chai sẵn từ thương hiệu A Tuấn Khang nhỏ gọn, tiện lợi. Bên cạnh đó bạn còn có nhiều sự lựa chọn như sa tế dừa, sa tế cay, sa tế tôm phù hợp cho nhiều món ăn khác nhau.