Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
Đề bài: Dàn ý Phân tích truyện cười Tam đại con gà
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu về thể loại truyện cười: Là thể loại tự sự dân gian thông qua tiếng cười để đả kích, phê phán
– Giới thiệu khái quát về truyện cười Tam đại con gà: Là truyện cười trào phúng đặc sắc, phê phán sự dốt nát và thói bảo thủ che che đậy sự dốt nát của một ông thầy và cũng là của một bộ phận nhân dân bằng tiếng cười sâu cay.
I.. Thân bài
1. Tình huống truyện
– Anh học trò dốt nát nhưng lại hay khoe khoang lên mặt văn hay chữ tốt, có người mời anh ta về dạy học
→ Sự xuất hiện của nhân vật đã gây ra tiếng cười bằng cách tạo ra những mâu thuẫn: Dốt mát – hay khoe khoang, dốt nát, hay khoe khoang – được là thầy.
– Anh ta bị đẩy vào hai tình huống éo le:
+ Đi dạy học trò nhưng không biết mặt chữ vì có nhiều nét rắc rối, lại bị học trò hỏi gấp, cuống quá phải nói liều.
+ Bị người nhà phát hiện giảng sai, thầy phải bao biện, giấu dốt.
→ Thầy đồ dốt nát, đến chữ vỡ lòng còn không biết. Không những thế còn giấu dốt và lừa gạt người.
2. Giải quyết tình huống
– Giải quyết tình huống 1:
+ Thầy nhắm mắt nói liều, sợ sai nên bảo học trò đọc khẽ, trong lòng vẫn thấp thỏm.
→ Thầy đồ dốt nát nhưng lại biết cách che đậy sự dốt nát ấy.
→ Cách nói mỉa mai “thầy cũng khôn” là sự châm biếm của dân gian về sự khôn lỏi của kẻ dốt.
+ Khấn thổ công, xin đài âm dương xem chữ đó có đúng không. Được đài, thầy đắc chí ngồi bệ vệ trên giường bảo học trò đọc to.
→ Thầy đã dốt còn mê tín, huênh hoang, tự đắc. Tiếng cười được mở rộng, cái dốt của thầy càng lộ rõ.
– Giải quyết tình huống 2:
+ Người lật tẩy cái sai của thầy là chủ nhà, một người nông dân vô học.
+ Thầy thầm nghĩ “ mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn mình”
→ Thầy đồ ý thức được cái dốt của mình nhưng lại bảo thủ, cố tình bao biện, che giấu. Cách nghĩ của thầy khiến cho ta phải bật cười
+ Thầy ngụy biện bằng việc giảng giải tận gốc vấn đề: dạy cháu để biết đến tận tam đại con gà “dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”
→ Thầy là kẻ ma lanh, láu cá, lí sự cùn để che đậy bản chất dốt nát của mình. Tiếng cười bật ra.
3. Ý nghĩa phê phán của câu chuyện
– Phê phán thói dốt hay chơi chữ, dốt học làm sang của một bộ phận nhân dân.
– Phê phán thói giấu dốt, một tật xấu phổ biến trong nhân dân.
– Phê phán hiện thực xã hội: kẻ dốt, kẻ ma lanh, láu cá được trọng dụng.
– Khuyên mọi người phải không ngững học hỏi, không nên giấu dốt
4. Nghệ thuật
– Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ
– Xây dựng những tình huống mâu thuẫn, trái tự nhiên, gây ra tiếng cười
– Cách giải quyết tình huống bất ngờ, hài hước
– Cách sử dụng từ ngữ tạo ra tiếng cười sâu cay.
I.I. Kết bài
– Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện cười Tam đại con gà
– Mở rộng: Ngoài “Tam đại con gà, truyện cười trào phúng dùng tiếng cười để đả kích phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội rất phong phú như: Nhưng nó phải bằng hai mày, lợn cưới áo mới, đẽo cày giữa đường,…Mỗi truyện lại đem lại những bài học sâu cay đằng sau tiếng cười sảng khoái. Tất cả đã làm nên đặc sắc của thể loại truyện cười.
Đề bài: Phân tích truyện cười Tam đại con gà
Bài văn mẫu
Tam đại con gà là truyện cười có kết cấu ngắn gọn, mục đích chủ yếu lên án phê phán thói giấu dốt của anh thầy đồ. Bằng nghệ thuật tạo tình huống truyện tài tình, hấp dẫn đã giúp người đọc bật ra tiếng cười thật tự nhiên sảng khoái, mà cũng thật nhiều ý nghĩa.
Mở đầu tác phẩm tình huống gây cười đã được bộc lộ: Xưa có anh học trò học hành dốt nát, những trò đời xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt. Ngay trong bản thân anh thầy đồ đã chứa đựng mẫu thuẫn giữa hình thức với nội dung: nội dung dốt nát, kém cỏi nhưng lại hình thức lại khoe mẽ, luôn cho mình là giỏi giang.
Với thói khoe mẽ ấy anh ta cũng lấy được lòng tin của một người nông dân, người này đã mời anh về nhà dạy chữ cho con. Bản thân vốn dốt nát kém cỏi, nhưng khi được mời anh ta nhận lời đi ngay, và hệ quả tất yếu anh ta sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi, nhiều tình huống xảy ra trong quá trình dạy. Bài học Tam thiên tự với chữ kê nhiều nét, khó đọc đã làm khó anh ta. Lúc bấy giờ anh ta cuống cuồng trước lời hỏi của các trò, bị đặt vào thế bí anh ta đành phát biểu bừa: Dủ dỉ là con dù dì. Điều hài hước là ở chỗ: thầy đi dạy chữ người khác nhưng những chữ tối thiểu thầy cũng không biết, đã vậy lại còn giấu dốt, nói bừa cho trò.
Mặc dù nói ra như vậy nhưng thầy vẫn hết sức thấp thỏm, lo âu, thầy đã trấn an mình bằng cách cầu khẩn đến thần linh, và dường như thổ địa, thần linh cũng đứng về phía thầy đồ dốt nát, cho ba quẻ âm dương đều được ưng thuận. Đây là chi tiết dẫn dắt hợp lí, giúp cho câu chuyện tăng phần kịch tính. Khi khấn thổ công xong thầy vô cùng đắc chí, và yêu cầu học trò đọc thật to: thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Đồng thời ta cũng cần thấy rằng thầy tỏ ra hết sức khôn ngoan và thận trọng, trước khi xin quẻ thầy đã dặn lũ trẻ đọc bé bé, vì sợ sai: thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ. Như vậy, ở tình huống này, thầy đồ càng bộc lộ rõ nét hơn sự dốt nát và thói giấu dốt của mình.
Nhưng nào ngờ, anh thầy đồ dốt nát lại tiếp tục vấp phải tình huống thứ hai, ấy là khi người cha nghe thấy vậy liền vào và nói rằng đó là chữ kê – gà càng khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Người bố vốn là nông dân, chân lấm tay bút, ít chữ nghĩa sách vở mà còn biết đó là chữ kê, còn anh thầy đồ vốn được cho là văn hay chữ tốt lại không biết. Mẫu thuẫn này vừa vạch rõ bộ mặt dốt nát của anh thầy đồ, vừa tăng kịch tính cho câu chuyện. Chi tiết thầy nghĩ thầm: Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa góp phần làm cho tiếng cười thêm phần thú vị hơn. Và ngay lập tức anh ta chữa cháy với ông chủ nhà: Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ kê, mà kê nghĩa là gà, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia; Thế này nhé ! Dủ dỉ là con dù dì. Dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Anh thầy đồ dốt nhưng lại luôn giấu dốt, khoe mình văn hay chữ tốt, bởi vật chính anh ta đã tự đặt mình vào tình huống bất lợi, tự bộc lộ điểm yếu cả bản thân. Càng cố che giấu bao nhiêu thì người đọc lại càng thấy sự liều lĩnh, dốt nát của anh ta bấy nhiêu. Truyện phê phán những kể dốt nát mà vẫn luôn giấu dốt.
Tác phẩm đã xây dựng được mẫu thuẫn trào phúng đặc sắc ngay từ đầu tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn bằng cách tăng tính mẫu thuẫn ấy lên theo từng bước hợp lí, lôgic. Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mọi tình tiết đều giàu giá trị, ý nghĩa. Nghệ thuật phóng đại, cường điệu đã lột trần bản chất giấu dốt của anh thầy đồ.
Tác phẩm mang ý nghĩa phê phán cái xấu trong một bộ phận người dâ : dốt nhưng không biết học hỏi nâng cao hiểu biết bản thân mà còn giấu dốt. Tiếng cười bật ra không phải đả kích, châm biếm mà như một bài học sâu sắc để tự bản thân mỗi chúng ta tự răn mình phải cố gắng học hành trau dồi tri thức cho bản thân.
Bài văn mẫu
Từ xưa cha ông ta đã sáng tác ra những câu truyện cười truyện ngụ ngôn mang tính chất giải trí và đồng thời cũng để phê phán chê bai một sô loại người trong xã hội. Đó thường là những câu truyện dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ kết thúc bất ngờ kể về những sự việc hành vi tự nhiên của con người. Trong số đó truyện cười Tam đại con gà là một câu truyện khá phổ biến hướng đến sự châm biếm đả kích vào những kẻ “xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ”. Cái xấu cái đốt càng che đậy càng dễ lộ ra kệch cỡm và đáng cười hơn rất nhiều lần.
Truyện Tam đại con gà châm biếm một anh học trò loại người “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Anh ta học hành dốt nát nhưng lại có tính khoe khoang đi đâu cũng ra vẻ cũng lên mặt “văn hay chữ tốt”. Nhưng vì không biết được bộ mặt thật của anh ta mà có nhiều người tưởng anh ta là hay chữ là học rộng tài cao mới mời anh ta về làm thầy dạy dỗ bọn trẻ.Và từ đó những câu chuyện bi hài liên tiếp xảy ra thể hiện tài năng kém cỏi của “ông thầy “nhưng lại luôn ra oai phản ánh một lớp người trong xã hội thời bấy giờ.
Mấu chốt của câu chuyện chính là ông thầy được mời về gõ đầu trẻ.Bi kịch đã bắt đầu từ đó và khiến ông thầy không thể xoay xở được.Bắt đầu là việc nhận biết mặt chữ.Thầy đồ di dậy học trò nhưng “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối quá học trò lại hỏi gấp,thầy cuống nói liều”. Thầy gặp chữ “kê” mà cũng không biết là chữ gì nên nói bừa “dủ dỉ là con dù dì”. Chữ kê là con gà mà thầy lại trả lời học trò là con dù dì.Vốn trên thế giới các loài động vật không hề có con nào như thê cả. Ta thấy thầy đồ ở đây dốt tận cùng của cái dốt không những không hiểu biết gì về kiến thức căn bản trong sách vở mà thầy còn dốt ở cả những kiến thức đơn giản căn bản trong xã hội. Dốt nát là thế mà cũng có thể làm liều nhận lời dậy học. Ta thấy được anh học trò này hiện lên ngay từ những câu đầu tiên là một anh chàng dốt nát đến cực độ nhưng cái dốt trong anh luôn được giấu kín và khi đi dậy trẻ cái dốt ấy lại được thể hiện rõ nét.
Cái dốt của thầy càng được nâng cao khi mà thầy sợ mình dậy sai nên bảo trò đọc khẽ thôi không người khác nghe thấy lại chê bai nói thầy đi dậy mà không biết chữ. Đến dây tiếng cười càng giòn giã hơn khi ta biết được cái giấu dốt của thầy rất đáng cười cười vì cái giấu dốt rất láu cá. Đây là sự giấu dốt mà ta đáng chê trách đáng phê bình. Nhân vật Thổ Công xuất hiện khiến cho ý nghĩa phê phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc. Như một mũi tên bắn trúng hai đích, truyện “khoèo” cả Thổ Công vào với thầy mà chế giễu. Té ra thần thánh tưởng là thiêng liêng mà cũng dốt. Cái dốt ấy thể hiện ở chi tiết thầy đổ xin ba đài âm dương, Thổ Công cho được cả ba. Như vậy là Thổ Công đồng ý với thầy đồ chữ ấy đúng là dù dì. Thế là thầy đồ vững bụng, không sợ nữa mà đắc chí lắm… bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Với chi tiết ấy, cái dốt của thầy đã được khuếch đại lên gấp nhiều lần.
Cái dốt cuối cùng cũng là phần kết thúc của câu chuyện khi mà thầy tin vào thổ công tin vào thần thánh nên tin tưởng chữ đó đúng là “dủ dỉ”. Vậy nên thầy đã bảo học trò đọc to,thế là đứa nào đứa đấy gào cổ lên mà đọc.Chủ nhà thấy thầy dậy cái gì mà lạ quá cho nên mới đến xem sự tình.Thế là thầy đồ đã bị lật tẩy là dốt náy không biết chữ gì cả.Lúc này thấy mới nhận sự dốt nát của mình và tiếng cười giòn giã hơn khi mà thầy thầm trách thổ công “mình đã dốt nó còn dốt hơn.Nhưng bản tính lại vốn dựng chèo khéo trống thế nên trước mặt nhà chủ cái sai rành rành cái dốt lộ thiên mà anh học trò vẫn còn cố cãi giải oan cho mình bằng cách giải nghĩa thật luẩn quẩn và buồn cười.Cách chống chế của thầy nhằm mục đích giấu dốt và thầy vẫn ra vẻ ta đây hay chữ, trái ngược với sự tự nhận thức về mình lúc trước. Chính sự trái ngược này đã tạo ra tiếng cười trào phúng hả hê..Ta thấy ở đây anh học trò không biết chữ này thì phải hỏi người biết hoặc tìm trong sách vở .Vậy mà thầy lại đi hỏi thổ công đó là cách hỏi ngược đời trái tự nhiên và xưa nay chưa từng có.Chi tiết thầy xin ba đài âm dương để hỏi về chữ dủ dỉ dù dì là một sáng tạo của tác giả dân gian,Với nghệ thuật sáng tạo này tác giả dân gian đã sảy câu chuyện lên một bước phát triển cả về nội dung lẫn nghệ thuật.Như vậy ta thấy rằng ở đây tác giả dân gian cũng không nới thẳng ra vấn đề mà để nhân vật tự bộc lộ dần đó là cái dốt cái sĩ cái kênh kiệu đáng che bai phê phán.
Ta thấy cái dốt của người học trò thì không đáng cười mà đáng cười ở đây là đã dốt lại còn ra vẻ sĩ diện hão huyền cái giấu dốt mới là cái dáng cười. Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là mẫu thuẫn giữa cái dốt và sự giấu dốt. Thầy càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng phơi bày và thầy tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
Trong toàn bộ câu chuyện, cái dốt của thầy đồ bị lộ dần ra khi lâm vào các tình huống khó xử nhưng thầy đã cố che giấu một cách phi lí. Vì thế, thầy càng che giấu thì bản chất dốt nát càng bị phơi bày. Cuối cùng, thầy đành tìm một lối thoát phi lí hơn. Nhưng thầy càng “lấp liếm” thì càng trở nên thảm hại vì ai cũng biết rằng đó chi là “lí sự cùn” chứ không phải là một cách chống chế thông minh có thể chấp nhận được. Ở đây, ta thấy có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói của thầy đồ. Đó cũng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong truyện cười dân gian.
Tam đại con gà phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật và khá phổ biến trong nội bộ nhân dân. Ý nghĩa phê phán của truyện toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ “dốt đặc cán mai” mà lại cố tình giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu thi sự dốt nát lại càng lộ ra. Anh học trò dốt nát đến thế mà lại cả gan đi làm thầy dạy trẻ thì tác hại quả là khôn lường.Tác phẩm đã mở thêm đối tượng bi chê bai phê phán đó là cả ông thổ công cũng dốt .Và thầy đồ không những dốt về chữ mà còn dốt về phương pháp học hỏi.Việc đưa nhân vật thổ công vào trong truyện là chi tiết hư cấu không thật nhưng sự xuất hiện của nhân vệt thổ công khiến cho tác phẩm phát triển nhanh hơn mạnh hơn và độc đáo hơn.
Qua truyện Tam đại con gà nhân dân muốn phê phán chê bai một tật xấu trong nội bộ nhân dân phê phán những người không chịu học hỏi mà lúc nào cũng tự cho ta đây là tài giỏi mặc dù không biết gì.Câu chuyện phê phán cao những kẻ dấu dốt không dũng cảm đối diện với cái dốt để mình tốt hơn.
Bài văn mẫu
Nhân vật chính trong truyện Tam đại con gà là anh học trò dốt đặc mà lại dám làm thầy đồ. Các nhân vật khác chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động. Điểm độc đáo của truyện là tác giả dân gian tạo ra tình huống đặc biệt để nhân vật thầy đồ tự bộc lộ “trình độ” của mình.
Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách, chứ không đáng cười. Người xưa nói:” Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng anh học trò dốt lại đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt Cả gan hơn, anh ta dám làm nghề “gõ đầu trẻ”, mà nghề này muốn dạy một thì phải biết mười. Thói xấu ấy của anh ta không dừng ở lời nói, mà đã thành hành động.
Truyện Tam đại con gà không hướng tiếng cười vào hành động “ngược đời” và liều lĩnh ấy, mặc dù nó là nguyên nhân gây ra tiếng cười. Cái bị phanh phui, phê phán chính là thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”.
Các tỉnh huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ hày tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên khi tình huống cuối cùng khép lại.
Tình huống thứ nhất nói về trình độ của thầy đồ. Giờ dạy học, thầy gặp chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối, gần giống với chữ tước là chim sẻ. Học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì.
Các tác giả dân gian cố tình để thầy bẽ mặt với chữ kê. Tuy cỏ nhiều nét nhưng chữ này không khó. Sách Tam tự kinh dùng cho trẻ học vỡ lòng chữ Hán, phần giải nghĩa rõ ràng, lại có vần vè rất dễ thuộc, vậy mà thầy mù tịt.
Học trò hồn nhiên hỏi gấp, vố tình dồn thầy vào chỗ bí. Thầy sẽ chẳng còn giữ được cái oai của mình nếu không trả lời được. Đọc chữ kê thành dủ dỉ, rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt Kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người đọc đọc đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy kì quặc này.
Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhớ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bào học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấu dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ và giấu nhẹm cái dốt của mình.
Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt.
Tình huống thứ ba là thầy khấn hỏi Thổ Công của gia chủ để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì ” không.
Lẽ ra, không biết thì thầy phải tìm sách mà học, tìm người mà hỏi. Nhưng truyện không có cái lẽ ra ấy. Tình huống này làm cho mâu thuẫn phát triển lên tới điểm đỉnh.
Nhân vật Thổ Công xuất hiện khiến cho ý nghĩa phê phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc. Như một mũi tên bắn trúng hai đích, truyện “khoèo” cả Thổ Công vào với thầy mà chế giễu. Té ra thần thánh tưởng là thiêng liêng mà cũng dốt. Cái dốt ấy thể hiện ở chi tiết thầy đổ xin ba đài âm dương, Thổ Công cho được cả ba. Như vậy là Thổ Công đồng ý với thầy đồ chữ ấy đúng là dù dì. Thế là thầy đồ vững bụng, không sợ nữa mà đắc chí lắm… bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Với chi tiết ấy, cái dốt của thầy đã được khuếch đại lên gấp nhiều lần.
Tình huống thứ tư nằm ở phần kết thúc truyện. Khi thầy đồ bộc lộ đến tận cùng sự ngoan cố của thói giấu dốt thì cũng là lúc tiếng cười bật lên.
Sự tin tưởng mù quáng vào thần thánh đã đưa thầy đến cuộc chạm trán bất ngờ với chủ nhà. Cái dốt nát của thầy đã bị lật tẩy. Lúc này, thầy đã tự nhận thức được sự dốt nát của mình và thầm trách Thổ Công: Mình đã dốt, Thổ Công nhà nó cũng dốt nữa.
Vốn “vụng chèo khéo chống”, thầy vẫn cố gượng gạo giấu dốt bằng cách giải nghĩa quanh quẩn rất buồn cười. Không ngờ chữ dủ dỉ vô nghĩa mà lại được thầy tìm ra lắm nghĩa đến thế (!). Cách chống chế của thầy nhằm mục đích giấu dốt và thầy vẫn ra vẻ ta đây hay chữ, trái ngược với sự tự nhận thức về mình lúc trước. Chính sự trái ngược này đã tạo ra tiếng CƯỜI trào phúng hả hê. Truyện khai thác cả vần điệu, cả yếu tố thứ bậc trong tam đại con gà mà chế giễu, chọc cười: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Yếu tố bất ngờ nhất của truyện khép lại thì cũng là lúc tiếng cười phê phán vang lên không dứt.
Câu chuyện ngắn gọn chi xoay quanh một chữ kê nhưng đã vẽ ra được chân dung thảm hại của nhân vật thầy đồ có tính cách hẳn hoi. Đó là một con người “dốt lòi” nhưng lại hay “lên mặt vốn hay chữ tốt” và luôn cố tìm cách giấu dốt bằng thói ba hoa.
Đặc điểm của truyện này là mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính được nói ra ngay từ đầu câu chuyện. Bản chất “dốt nát” của thầy đồ đã được khẳng định. Toàn bộ câu chuyện chứng minh cho định đề này.
Tuy nhiên, khi thể hiện bản chất của nhân vật thầy đồ, vấn đề có khác đi một chút. Thầy đồ dốt đến mức những chữ tối thiểu trong sách dùng để dạy cho trẻ con mà cũng không phân biệt nổi. Dốt nhưng lại tự cho là mình giỏi (sau khi khấn Thổ Công). Khi bị người khác chỉ ra cái dốt thì ngầm tự nhận là mình dốt nhưng vẫn tìm cách chống chế bằng được.
Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là mẫu thuẫn giữa cái dốt và sự giấu dốt. Thầy càng ra sức che đậy thì bản chất dốt nát càng phơi bày và thầy tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ.
Trong toàn bộ câu chuyện, cái dốt của thầy đồ bị lộ dần ra khi lâm vào các tình huống khó xử nhưng thầy đã cố che giấu một cách phi lí. Vì thế, thầy càng che giấu thì bản chất dốt nát càng bị phơi bày. Cuối cùng, thầy đành tìm một lối thoát phi lí hơn. Nhưng thầy càng “lấp liếm” thì càng trở nên thảm hại vì ai cũng biết rằng đó chi là “lí sự cùn” chứ không phải là một cách chống chế thông minh có thể chấp nhận được. Ở đây, ta thấy có sự tăng tiến về mức độ phi lí trong hành động và lời nói của thầy đồ. Đó cũng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong truyện cười dân gian.
Tam đại con gà phê phán thói giấu dốt một tật xấu có thật và khá phổ biến trong nội bộ nhân dân. Ý nghĩa phê phán của truyện toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ “dốt đặc cán mai” mà lại cố tình giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu thi sự dốt nát lại càng lộ ra. Anh học trò dốt nát đến thế mà lại cả gan đi làm thầy dạy trẻ thì tác hại quả là khôn lường.
Truyện cười này cùng nhiều truyện cười khác đã lật tẩy thực chất của không ít hạng “thầy đồ dốt” trong xã hội phong kiến ngày xưa. Và tất nhiên, truyện không chỉ mua vùi và phê phán thói giấu dốt của các thầy đồ mà nó còn nhắc nhở, cảnh tỉnh những ai không nhiều thì ít cũng mẳc phải căn bệnh ấy.
Hai truyện phân tích ở trên là những truyện hài hước trào phúng khá tiêu biểu cho truyện cười dân gian Việt Nam. Cả hai truyện đều chứa đựng những bài học nhân sinh thâm thúy và bổ ích thông qua nghệ thuật gây cười bằng cử chỉ, lời nói, tình huống đáng cười và yếu tố bất ngờ được sử dụng rất đắc địa. Nội dung hai truyện cười này là biểu hiện sinh động của trí thông minh, tính lạc quan và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động đối với những thói xấu trong xã hội để cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp hơn.
Đề bài: Phân tích truyện Tam đại con gà
Bài văn mẫu
– Mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “Thầy”
Bản chất nhân vật thầy đồ được khẳng định ngay từ đầu là dốt nát. Dốt nát nhưng lại hay khoe giỏi, đó là mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật. Câu chuyện muốn minh chứng cho mâu thuẫn đó nhưng qua các tình huống, mâu thuẫn này lại biến đổi đi một chút trở thành: dốt nhưng luôn tìm cách giấu dốt. Đó cũng là nội dung đả kích được bộc lộ qua những tình huống cụ thể.
Khi gặp chừ “kê” – một chữ đơn giản trong sách dạy trẻ con học chữ Hán – thầy không biết. Không biết nhưng phải dạy cho học trò nên thầy đành nói bừa, nói liều. Nói bừa, nói liều nên thầy phải dặn học trò đọc khẽ, để không ai nghe thấy. Như vậy thầy đã tự bộc lộ cái dốt nát thảm hại ở nhiều phương diện (kiến thức và cách xử trí) và cũng bộc lộ cái láu cá vặt khi tìm cách giấu đi cái dốt của mình.
Sau đó để kiểm tra sai đúng, thầy xin âm dương và “đắc chí” vì thổ công cũng đồng tình với mình. Có cơ sở để tin tưởng và yên tâm thầy không còn “sợ nhỡ sai”, “bảo học trò đọc khẽ” mà “bệ vệ ngồi trẽn giường bảo trẻ đọc cho to” và “lũ trẻ vâng lời thầy gân cổ lẽn đọc”. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn dốt nhưng lại thích khoe chữ. Và cũng chính vì thói thích khoe như vậy nên bao nhiêu cái dốt của thầy không chỉ được phô bày đầy đủ mà còn được khuếch đại, được nhân lên gấp bội. Đã dốt về chữ, cách chữa dốt của thầy cũng thật buồn cười, ngớ ngẩn, đặc biệt niềm tin và sự “đắc chí” của thầy lại càng khiến thầy bị đẩy lên đỉnh cao của sự ngu dốt.
Khi được chủ nhà nhắc, lúc đó thầy mới biết mình dốt thật. Thế nhưng vì sĩ diện thầy vẫn không nhận mình là dốt. Bằng cái láu cá vặt, thầy nhanh trí bảo vệ mình. Cách phản ứng tức thời của thầy để nói gỡ cho mình: “Dạy cho cháu biết đến tậm tam đại con gà” vô hình chung đã tự phơi bầy khong chỉ bản chất dốt nát mà quan trọng hơn còn cả thói giấu dốt, sĩ diện hão. Tiếng cười phê phán đến đây bật lên thật mạnh mẽ và sâu sắc.
Như vậy, qua các tình huống và cách giải quyết tình huống của nhân vật, người đọc có thể nhận ngay ra một điều: thầy đồ dốt và tìm cách giấu dốt, nhưng càng ra sức che đậy thì bản chất của thầy lại càng hiện ra một cách nhanh chóng.
– Ý nghĩa phê phán
Bằng tiếng cười, truyện tập trung phê phán thói giấu đốt phổ biến ở nhiều đối tượng trong cuộc sống. Bản thân cái dốt và sự thiếu hiểu biết chưa phải là cái đáng cười, cái đáng phê phán, đả kích. Cái đáng cười, đáng phê phán mà nhân dân đề cập ở đây là khi người ta dốt mà biết mình dốt mà vẫn khoe là mình giỏi, lại dám nhận làm thầy dạy người khác, đặc biệt là cố tìm mọi cách để giấu đi cái dốt, che đậy cái dốt của mình. Cố giấu dốt để đề cao mình, bảo vệ mình, thực chất đưa đến một kết cục ngược lại. Tự mình hại chính mình, tự mình lật tẩy chính mình. Đó cũng là bài học mà Tam đại con gà muốn nhắc nhở tất cả mọi người.
Đề bài: Dàn ý Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Là sản phẩm của khối óc hài hước và là vũ khí đấu tranh hữu dụng của nhân dân ta.
– Giới thiệu về truyện Tam đại con gà: Là truyện cười trào phúng, dùng tiếng cười để phê phán bản chất dốt nát nhưng lại thích khoe chữ của thầy đồ.
I.. Thân bài
1. Cách giới thiệu nhân vật
– Một anh chàng dốt nát nhưng đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt
– Có người tưởng anh ta hay chữ mời về làm thầy.
→ Mâu thuẫn trái tự nhiên, dốt nát, khoe khoang nhưng được làm thầy. Tiếng cười bật ra.
2. Hành động gây cười.
– Đi dạy học, thấy mặt chữ nhiều nét, không biết chữ gì, lại bị học trò hỏi gấp, thầy cuống nói liều.
– Bảo học trò đọc khẽ vì sợ sai, thận trọng để giấu dốt
– Khấn đài âm dương để thổ công giúp đỡ.
– Nhận được cả ba đài của thổ công, thầy đắc chí bệ vệ ngồi trên giường bảo học trò gân cổ đọc to
→ Tiếng cười bật ra từ sự ngu dốt lại mê tín của thầy. Thầy coi chuyện dạy học như một cuộc đánh bạc cầu may. Thầy còn tự đắc chí, khoe khoang về những hành động ngốc nghếch của mình.
→ Phê phán sự ngu dốt nhưng lại giấu dốt của thầy đồ.
3. Lời nói gây cười.
– Thầy giảng về chữ “kê” – đây là kiến thức rất cơ bản của người học chữ Nho. Nhưng thầy đồ lại giảng chữ “kê” nghĩa là “dủ dỉ là con dù dì”: tối nghĩa, vô nghĩa.
→ Lời giải thích của thầy đem lại tiếng cười cho người đọc. Thầy là một kẻ dốt nát nhưng lại biết che đậy cái dốt ấy.
– Khi bị người nhà học trò phát hiện lại thầm nghĩ “mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn mình”
→ Lời tự nhủ vô cùng hài hước, biết mình sai, ngu dốt nhưng không chịu thừa nhận.
– Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Lấy ý từ bài đồng dao “lúa ngô là cô đậu nành, đậu nành là anh dưa chuột, dưa chuột là ruột dưa gang, dưa gang là nàng dưa hấu” để gỡ bí, lí sự cùn.
→ Tiếng cười cất lên từ lời giải thích vô căn cứ, láu cá của thầy
→ Qua đó cho thấy sự sảo biện, ma lanh ngoan cố, láu của ông thầy đồ.
⇒ Tiếng cười cất lên từ hành động và lời nói của thầy đồ có sự tăng tiến bởi mức độ phi lí của lời nói và hành động của nhân vật ngày càng cao.
⇒ Thầy đồ bộc lộ bản chất của một kẻ ngu dốt, sĩ diện, huênh hoang, láu cá.
4. Ý nghĩa của tiếng cười.
– Phê phán những kẻ ngu dốt nhưng lại thích khoe khoang.
– Phê phán hiện thực xã hội: Kẻ dốt làm thầy
– Khuyên mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi
5. Nghệ thuật
– Dùng ngôn ngữ và hành động của nhân vật để tạo tiếng cười
– Xây dựng các mâu thuẫn trong những tình huống truyện
– Cách kể chuyện tự nhiên, vào bài và kết thúc đều tạo ấn tượng bất ngờ
– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần nhịp trong lời nói của nhân vật
I.I. Kết bài
– Khái quát lại nội dung và nghệ thuật xây dựng những tiếng cuời trong câu chuyện tam đai con gà.
– Thể hiện suy nghĩ của bản thân về những tiếng cười ấy: Tiếng cười trong truyện vừa đem lại những cảm giác sảng khoái, vừa là những bài học để mỗi người phải tự ngẫm lại, tự suy nghĩ.
Đề bài: Phân tích tiếng cười trong truyện Tam đại con gà
Bài văn mẫu
Truyện cười là một trong những thể loại dân gian đặc sắc thường kể về những việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười hoặc phê phán một cách nhẹ nhàng. Truyện cười Tam đại con gà là một câu chuyện như vậy, truyện đem đến tiếng cười hài hước, dí dỏm, phê phán những thầy đồ đã dốt còn hay giấu dốt.
Trong một câu chuyện cười, tiếng cười chỉ bật lên khi có hai điều kiện, trước hết đó phải là hiện tượng đáng cười, cái đáng cười phải chứa đựng trong nó những mâu thuẫn trái tự nhiên, nó thường đối lập với những thứ tốt đẹp. Thứ hai, người nghe phải phát hiện ra cái vô lí, cái đáng cười, chỉ khi đó câu chuyện mới có ý nghĩa.
Truyện tam đại con gà đã tạo nên tiếng cười bằng nghệ thuật gây cười đặc sắc. Trước hết tiếng cười được tạo nên mâu thuẫn tiềm tàng: anh thầy đồ đã dốt nhưng huênh hoang, hay khoe mẽ, đi đâu cũng cho rằng mình văn hay chữ tốt. Một người người tưởng anh ta tài giỏi thật, nên đã mời anh ta về nhà dạy con. Mâu thuẫn này chính là điều kiện, cơ sở để bật ra tiếng cười ở phần tiếp theo.
Vì dốt nên khi đi dạy, tất anh ta sẽ gặp nhiều tình huống phải xử lí. Tình huống đầu tiên chính là gặp chữ “kê” trong “Tam thiên tự”. Bởi dốt nát nên anh ta không biết đọc chữ ấy thế nào. Anh ta là kẻ dốt nát về kiến thức sách vở, nhưng lại vô cùng liều lĩnh đáp: “Dủ dỉ là con dù dì”, sự dốt nát đã được bộc lộ. Anh ta không chỉ dốt về kiến thức sách vở mà còn dốt về kiến thức đời sống, vì trên đời này làm gì có cón dủ dỉ, dù dì. Nhưng anh ta cũng tỏ ra vô cùng thận trọng, bảo học sinh học nhỏ, trong lòng thấp thỏm, bất an vì sợ mọi người sẽ phát hiện ra sự dốt nát của mình. Đỉnh điểm của sự dốt nát chính là hành động cúng thổ địa, xin đài âm dương ba lần, cả ba lần đều nhận được một đồng xấp và một đồng ngửa, tức là nhận được sự đồng tình của thổ địa. Có chỗ dựa về mặt tâm linh anh ta tỏ ra tự tin hơn, yêu cầu học trò đọc to, huênh hoang rằng mình tài giỏi.
Nhưng chính lúc anh ta đang ung dung, huênh hoang nhất lại bị bố của đứa trẻ, người nông dân vạch trần sự dốt nát. Sự hài hước được tăng cường hơn trong ý nghĩa : “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”. Đây là chi tiết quan trọng làm cho tiếng cười thêm phần thú vị, sảng khoái. Câu nói này cho chúng ta thấy, bản thân anh thầy đồ cũng biết mình dốt nhưng cố tìm cách chống chế nên tiếng cười vì thế mà bật lên giòn giã hơn. Dù bị vạch trần nhưng anh ta vẫn chống đối lại một cách yếu ớt: “Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ kê, mà kê nghĩa là gà. Tôi muốn dạy cho cháu đến tam đại con gà: Dủ dỉ là con dù dì/ Dù dì là chị con công/ Con công là ông con gà”. Câu nói của anh ta đã cho thấy bản chất đã dốt nhưng lại hay khoe mẽ, sĩ diện.
Với kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ, ngay từ đầu mâu thuẫn gây cười đã được bộc lộ. Nhưng các tác giả dân gian đã khéo léo tăng kịch tính cho tình huống đó bằng cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, hợp lí. Kết hợp ngôn ngữ kể chuyện tài tình, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc. Nghệ thuật phóng đại, cường điệu cho thấy rõ hơn cái dốt, và thói sĩ diễn hão của ông thầy đồ.
Tác phẩm lên tiếng phê phán thói giấu dốt và sĩ diện hão. Thực ra bản thân cái dốt không đáng cười mà đáng cười sự che giấu cái dốt, khoe mẽ, sĩ diện. Qua tác phẩm các tác giả dân gian cũng ngầm gửi gắm, khuyên răn mỗi chúng ta hãy mạnh dạn học hỏi để tiến bộ hơn nữa, tránh thói giấu dốt, sĩ diện hão.
Đề bài: Phân tích hành động và lời nói của nhân vật trong truyện cười Tam đại con gà để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười
Bài văn mẫu
Hành động: nhân vật đã có những hành động cụ thể là: bảo học trò đọc khẽ, khấn xin âm dương thổ công, bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc thật to. Hai hành động đầu tiên là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Hành động thứ ba, ngược lại là biểu hiện của sự đắc chí, sự yên tâm tuyệt đối vào mình và vào thổ công. Và chính vì vậy hành động thứ ba là hành động có khả năng bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật và khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.
Lời nói:
Dủ dỉ là con dù dì.
Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.
Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà…
Các lời nói càng về sau càng chứa đựng nhiều sự phi lý, ngô nghê, vô nghĩa, thế nhưng nhân vật đem ra làm vũ khí để ngụy biện, chống chế, che giấu cái dốt của mình. Vì thế sự dốt nát lộ càng rõ, càng đầy đủ.
Như vậy hành động và lời nói của nhân vật càng về sau càng đáng cười. Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật là thủ pháp gây cười trong truyện cười này.