Sahara – tiềm ẩn những nguồn năng lượng tái tạo vô tận cho nhân loại!

“Sa mạc Sahara” chúng ta được biến đến như là một nơi chỉ có khô hạn và nắng nóng nằm ở phía Bắc Châu Phi. Với số ít thực vật và động vật có thể tồn tại được còn lại con người, cây cỏ, động vật khó có thể sinh sống được ở nơi đây. Một nơi tưởng như vô ích không có năng lượng sống tuy nhiên lại có thể tiềm ẩn những nguồn năng lượng tái tạo cực có ích cho nhân loại. Vậy nguồn năng lượng tiềm ẩn đó là gì?. Mời bạn đọc cùng Bình Minh – đơn vị ủy quyền duy nhất của máy phát điện Hyundai tại Việt Nam tìm hiểu về nguồn năng lượng tái tạo này nhé!

Nguồn năng lượng tái tạo từ sức gió

Đặc điểm vùng đất sa mạc Sahara

Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đới lục địa khô. Hoang mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 250 mm/năm (10 in/năm). Do vậy nước ở hoang mạc rất hiếm, thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước.

Nguồn năng lượng tái tạo tại Sahara

Ở một số sa mạc nóng, khí hậu thường nóng có thể tới 58°C như ở sa mạc México, Turfan (Thổ Nhĩ Kỳ) nhiệt độ ban ngày mùa hạ lên tới 82,3 °C, có nơi lại lạnh đến -45 °C như ở sa mạc Gobi thuộc Châu Á. Ở vùng sa mạc Sinai, biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể đến hơn 80 °C, đất đai cằn cỗi. Sa mạc thường có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão cát, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích Trái Đất (lục địa) là sa mạc. Người ta thường dùng lạc đà làm phương tiện di chuyển trong sa mạc bởi sức sống của lạc đà có thể chịu được với khí hậu và sức nóng tại sa mạc.

Khai thác nguồn năng lượng tái tạo tại vùng đất sa mạc Sahara

Một nghiên cứu mới của trường Đại học Maryland cho thấy hiệu ứng tuyệt vời chưa từng có, đó là các trang trại gió và mặt trời trên thực tế có thể gây mưa và mang màu xanh trở lại sa mạc Sahara.

Sahara hiện đang là sa mạc nóng lớn nhất thế giới. Do điều kiện thời tiết khô hạn và nắng nóng ở nơi đây, nhiều tổ chức đã đưa ra các dự án năng lượng đang tìm cách khai thác tiềm năng khổng lồ của ánh nắng mặt trời trên sa mạc này.

khai thác nguồn năng lượng tái tạo

Eugenia Kalnay, nhà khoa học khí quyển và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện thấy việc lắp đặt các trang trại gió và mặt trời trên quy mô lớn, có thể gây mưa nhiều hơn và thúc đẩy sự sinh trưởng của thực vật ở sa mạc Sahara. Sự gia tăng lượng mưa là kết quả của các tương tác phức tạp giữa đất và khí quyển do các tấm pin mặt trời và tuabin gió làm cho các bề mặt đất trở nên cứng và tối hơn”.

Các nhà khoa học đều đã biết rằng các trang trại gió và mặt trời đã tạo ra những hiệu ứng cục bộ như nhiệt độ và độ ẩm tại các khu vực mà chúng được lắp đặt, nhưng không ai biết những hiệu ứng này sẽ diễn ra như thế nào nếu bạn muốn xây dựng một khu phức hợp nguồn năng lượng tái tạo lớn trên sa mạc Sahara.

Sa mạc Sahara mong muốn có một cơ sở như vậy vì nhiều lý do. Sa mạc có nguồn cung cấp năng lượng mặt trời và gió tự nhiên tuyệt vời, dân cư thưa thớt và khung cảnh nơi đây không bị che chắn hay sử dụng rộng rãi cho những hoạt động khác để phục vụ con người như nông nghiệp.

Thêm vào đó, cùng với khu vực Sahel có khí hậu dễ chịu ở phía nam sa mạc, Sahara nằm gần châu Âu và Trung Đông nơi có nhu cầu năng lượng rất lớn và tất nhiên là ở châu Phi cận Sahara, nhu cầu năng lượng được dự đoán sẽ tăng trong tương lai.

Nhưng nếu triển khai lắp đặt các tuabin gió và các tấm pin mặt trời trên sa mạc Sahara và khu vực Sahel sẽ không chỉ thu được lợi ích về năng lượng tái tạo – mô hình đầu tiên cho thấy bản thân môi trường sẽ bắt đầu được chuyển đổi khi đưa các tua bin và tấm pin mặt trời vào hoạt động. Với những lợi thế khí hậu tại đây chúng ta có thể khai thác điện năng từ các nguồn năng lượng gió và mặt trời mỗi năm hàng ngàn megawatt tương đương với việc lượng điện chúng ta cung cấp được bằng với việc sử dụng liên tiếp 1000 chiếc máy phát phát điện công nghiệp có công suất hàng ngàn Kw. như vậy giá trị mà sa mạc Sahara này mang lại vô cùng có ích cho việc phát triện ngành điện nói chung và phát triển nền kinh tế tại đây nói riêng.

Yan Li, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Kết quả mô hình của chúng tôi cho thấy các trang trại gió và mặt trời quy mô lớn ở Sahara sẽ làm tăng gấp đôi lượng mưa ở Sahara và sự gia tăng mạnh nhất diễn ra ở Sahel, nơi lượng mưa tăng từ 200 đến 500 mm mỗi năm. Kết quả là tỷ lệ che phủ của thảm thực vật tăng khoảng 20%”.

nguồn tái tạo năng lượng từ mặt trời thông qua những tấm pin

Những hiệu ứng này bắt nguồn từ hai lý do. Thứ nhất, tuabin gió tăng cường sự hòa trộn của nhiệt trong khí quyển theo chiều dọc, đẩy không khí ấm ở trên cao xuống bề mặt và làm tăng ma sát của bề mặt đất và cuối cùng dẫn đến khả năng gây mưa lớn hơn. Mưa nhiều dẫn đến làm tăng độ che phủ của thảm thực vật, tạo ra một vòng phản hồi tích cực. Thứ hai, các tấm pin mặt trời hấp thụ ánh nắng mặt trời, làm giảm hệ số phản xạ của ánh sáng trên bề mặt, cuối cùng cũng làm tăng lượng mưa cho khu vực này.

“Ngoài việc tránh phát thải khí nhà kính do con người tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch gây nóng lên toàn cầu, thì năng lượng gió và mặt trời có thể gây tác động có lợi khác đến khí hậu khi được triển khai trên quy mô lớn ở Sahara, nơi các điều kiện đặc biệt thuận lợi cho những tác động này”, nhóm nghiên cứu viết.

Với mức năng lượng dư thưa được cung cấp từ hạ tầng này, các nhà nghiên cứu cho rằng bạn có thể giúp hiện thực hóa các dự án môi trường khó triển khai trên quy mô lớn, như khử mặn nước biển và vận chuyển đến các vùng khan hiếm nước ngọt, thúc đẩy sản xuất lương thực và thậm chí gia tăng đa dạng sinh học.

Trên đây là một số thông tin về khai thác nguồn năng lượng tái tạo trên sa mạc sahara. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn đọc!

>>> Gợi ý xem thêm:

Rate this post

Viết một bình luận