Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Từ lâu, loại sâm này đã được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ xưa. Cùng tìm hiểu tác dụng của loại thảo dược này cũng như cách dùng trong bài viết dưới đây nhé!
Phân loại sâm đương quy
Đương Quy có tên tiếng anh là Angelica sinensis, người ta thường gọi dược liệu này với cái tên là “sâm của phụ nữ”. Vì đa phần tác dụng của nó đều liên quan tới các bệnh lý phụ nữ.
Loại thảo dược này được biết đến là dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, là giống cây thân thảo, có tuổi đời lâu năm. Cây khi phát triển tối đa sẽ có chiều cao từ 40-80cm, thường sinh trưởng ở khu vực có khí hậu mát mẻ, trên địa hình cao như núi, cách mực nước biển khoảng 2000-3000m. Phần lá của Đương Quy có hình thon dài, cuống ngắn hoặc gần như không có cuống. Hoa của Đương quy có màu trắng nhạt, mọc theo cụm.
Tại Việt Nam, sâm đương quy được lấy giống và trồng từ năm 1960. Phần rễ của đương quy là bộ phận mang lại giá trị kinh tế cao nhất. Bởi vậy, vị thuốc này đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, được quy hoạch trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu,…
-
Đương quy tươi
Sâm Đương Quy tươi là loại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Bởi, loại này chưa qua chế biến nên dược tính vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Người ta thường sử dụng đương quy tươi để ngâm rượu hoặc ngâm với mật ong, mang lại tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, tê tay chân…
Một vị thuốc khác có thể chữa chứng đau nhức xương khớp, đó chính là đỗ trọng. Có thể bài viết về công dụng của đỗ trọng sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn!
-
Sâm đương quy khô
Với sâm khô là loại được sử dụng phổ biến nhất, bởi tính tiện dụng và dễ bảo quản của nó. Để có được thành phẩm sâm khô, sau khi thu hái, người ta sẽ phơi dược liệu nhiều ngày dưới nắng. Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để phơi sâm tươi đó chính là từ 6h – 9h sáng, tránh được những tia UV, tia cực tím khiến giảm chất lượng của thảo dược.
-
Sâm đương quy rừng
Sâm rừng là loại sâm khan hiếm và dễ bị làm giả nhất. Do vậy, khi mua hàng bạn cần nên yêu cầu người bán để nguyên lá cho dễ phân biệt.
-
Sâm đương quy Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam cũng có rất nhiều đơn vị quy hoạch trồng đương quy với số lượng lớn. Chất lượng Sâm Việt Nam cũng không thua kém gì so với sâm ở Trung Quốc. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng.
Sâm đương quy có tác dụng gì?
Rễ Đương Quy đây là bộ phận của cây sở hữu nhiều giá trị dược tính nhất, hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong dược liệu này còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như sacharid, coumarin, sterol, axit amin,… Đặc biệt, các loại vitamin như B12 cũng được tìm thấy trong phần rễ của Đương Quy.
Theo đông y, Sâm đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, mùi thơm dịu, tính âm mang lại tác dụng bổ huyết. Nhờ đặc tính này, Đương Quy có những tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:
- Loại thảo dược này thường được ứng dụng trong việc điều trị một số bệnh lý về nội tiết, các bệnh về da, chữa đầy hơi, khó tiêu, và điều trị bệnh đau xương khớp.
- Loại dược liệu này còn đóng vai trò làm “thuốc” kháng khuẩn rất tốt, có mặt trong nhiều bài thuốc chữa co thắt cơ, đau bụng, viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan,..
- Khi kết hợp với các vị thuốc khác, đương quy còn cho khả năng chữa xuất tinh sớm ở nam giới khá hữu hiệu. Đặc biệt, loại dược liệu này còn được các chị em tin dùng trong thời gian “đèn đỏ” để kích thích xuất kinh.
- Hoạt chất có trong Sâm Đương Quy còn có tác dụng ngăn chặn sự kết dính của tiểu cầu, đóng vai trò lớn trong việc điều trị viêm tắc tĩnh mạch và huyết khối não.
- Nâng cao sức đề kháng nhờ khả năng kích thích hệ miễn dịch, tăng kháng thể có lợi. Hỗ trợ và phòng ngừa chứng suy nhược cơ thể, thiếu máu.
- Hàm lượng tinh dầu tồn tại bên trong có tác dụng hạ huyết áp. Theo nhiều nghiên cứu, có được khả năng này chính là nhờ sự có mặt của ligustilide trong Sâm Đương Quy. Hoạt chất này có khả năng tăng tuần hoàn máu, phòng chống đột quỵ do thiếu máu nên não. Ngoài ra, hàm lượng acid hữu cơ ferulic trong sâm còn có tác dụng ngăn chặn sự ngưng tập tiểu cầu.
- Bên cạnh đó, sâm còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các vấn đề về tiêu hoa do tỳ hư như táo báo. Phần đầu của sâm đương quy có tác dụng tốt cho máu hơn, còn phần cuối thì tốt cho hoạt huyết (Do hàm lượng tinh dầu có trong mỗi bộ phận của rễ là khác nhau)
Ngoài Đương Quy, Cây Bạch Thược cũng là một vị thuốc được các lương y sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý xương khớp. Tìm hiểu ngay công dụng của vị thảo dược này!
Cách sử dụng sâm đương quy
Sâm đương quy ngâm rượu
Cách ngâm rượu sâm tươi
Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg đương quy tươi và 5l rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch sâm, loại bỏ hoàn toàn phần đất bám vào rễ.
- Phơi đương quy ra nắng cho ráo nước. Thời gian phơi khoảng 1 ngày.
- Ngâm cả củ hoặc thái lát rồi cho vào bình thủy tinh, đổ rượu vào và ủ khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có ánh nắng chiếu vào.
Cách ngâm sâm đương quy khô
Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg đương quy và 10l rượu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu rồi phơi nắng. Đối với sâm đương quy khô, quá trình phơi khô sẽ mất nhiều thời gian hơi. Tuyệt đối không được sử dụng lò nướng để sấy.
- Ngâm cả củ hoặc thái lát, rồi đổ rượu vào ủ khoảng 6 tháng là có thể sử dụng được.
Sâm đương quy nấu nước uống
Nguyên liệu chuẩn bị: 100g đương quy khô, nước sạch và đường.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch sâm, loại bỏ hoàn toàn lớp đất bám trên thuốc.
- Thái lát mỏng sâm đương quy rồi cho vào nồi đun cùng với lượng nước vừa đủ.
- Đun sôi trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước cốt để uống.
- Có thể thêm chút đường cho dễ uống
Đương quy ngâm mật ong
Nguyên liệu chuẩn bị: 2 củ sâm đương quy và mật ong
Cách thực hiện:
- Sâm rửa sạch, thái mỏng. Sau đó cho nguyên liệu vào tô thủy tinh nhỏ rồi thêm mật ong.
- Chưng cách thủy hỗn hợp trên trong khoảng 15-20 phút.
- Lấy hỗn hợp trộn đều, cho vào hũ thủy tinh lớn rồi đổ thêm mật ong theo tỷ lệ 1:3.
- Ủ trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng.
- Mỗi ngày dùng 1 lần vào bữa sáng trước khi ăn 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sâm đương quy giá bao nhiêu tiền?
Đương quy tươi khi thu hoạch có giá bán từ 40-50k/1kg, còn với sâm dạng khô thì từ 250-300k/kg. Với giá trị kinh tế cao, trồng đương quy không những giúp người dân có được nguồn thu nhập ổn định, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu mà còn ngăn chặn được tình trạng cấp bách của xã hội, đó chính là nạn phá rừng.
Vì sâm đương quy là mặt hàng khan hiếm và có lượng “cầu” cao nên rất nhiều người bán lợi dụng điều này độn giả lên cao, thậm chí là cung cấp hàng kém chất lượng, hàm giả để chuộng lợi cho bản thân. Bởi vậy, trước khi mua, bạn đọc nên tìm hiểu thật kỹ địa chỉ bán, nguồn gốc xuất xứ của loại thảo dược này.
Bạn đọc có thể tìm mua sâm đương quy dễ dàng trên các trang mạng. Tuy nhiên, hình thức mua này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Vì bạn sẽ không thể sờ, nhìn và cảm nhận được hình dạng của sâm như thế nào nên rất dễ bị tráo trộn. Tốt nhất, với những mặt hàng liên quan trực tiếp tới sức khỏe như đương quy, bạn nên tìm mua ở những hiệu thuốc có uy tín để tránh gặp phải rủi ro không đáng có.
Trên đây là một số thông tin xoay quay Sâm Đương Quy. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và chế biến nguyên liệu.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.