Đương quy được ví như một loại nhân sâm quý của núi rừng. Vậy sâm đương quy ngâm rượu – đương quy tửu có tác dụng gì? Cách làm sâm đương quy ngâm rượu có khó không? Hãy cùng metunhien.vn tìm hiểu cách làm đương quy tửu – bài thuốc dân gian nhé nhé.
Sâm đương quy ngâm rượu có tác dụng gì?
Tác dụng của sâm đương quy:
Đương ngâm rượu hay còn gọi sâm đương quy, tần quy, tần hoàng quỳ có tác dụng:
+ Bổ khí huyết, chữa các chứng do huyết hư, huyết ứ, xuất huyết gây người mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, da xanh xao, phụ nữ đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, sa tử cung, trĩ xuất huyết…
+ Trị các chứng tiêu hóa kém, nhuận tràng
+ Trị các chứng bệnh xương khớp, tê bì chân tay, đau do ứ máu, chấn thương…
+ Hỗ trợ điều trị trong các chứng bệnh mạch vành, cao huyết áp, ung thư
+ Làm đẹp da cho chị em phụ nữ.
Xem thêm: Đương quy – nữ nhân sâm dành cho phái đẹp
Tác dụng của sâm đương quy ngâm rượu:
Theo nhiều tài liệu sâm đương quy ngâm rượu được sử dụng đúng, đủ liều có tác dụng bổ tỳ vị, bổ khí huyết, kích thích khí huyết lưu thông, bổ thận…
Cách làm sâm đương quy ngâm rượu – đương quy tửu
Nguyên liệu:
+ Rượu nếp đã ủ qua một năm.
+ Sâm đương quy,
+ Bình thủy tinh to.
Cách chọn sâm đương quy ngâm rượu: Đương quy dùng để ngâm rượu có dùng đương quy tươi, hoặc đương quy khô đều được. Đương quy tửu nên chọn loại củ to, nhiều rễ. Có thể ngâm toàn bộ củ đương quy gồm quy đầu, quy thân, quy vĩ để tận dụng tối đa các dược tính từ sâm đương quy.
Lựa chọn những củ đương quy đều, đẹp, không bầm dập để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của bình đương quy tửu.
Cách làm sâm đương quy ngâm rượu:
Cách ngâm rượu bằng sâm đương quy tươi:
Đương quy sau khi mua về đem ngâm rửa sạch đất cát, bụi bẩn bám quanh củ.
Đối với sâm đương quy tươi ngâm rượu: đem ra phơi nơi có ánh nắng dịu khoảng từ 6 – 9 h sáng 1 – 2 lần để tránh làm mất đi các tinh dầu và dược chất trong sâm, cũng như giúp sâm đương quy thơm hơn khi ngâm rượu. Sau đó đem bỏ vào bình thủy tinh đổ ngập rượu, để vào nơi tránh ánh sáng hoặc có thể đem hạ thổ. Rượu đương quy tươi có thể sử dụng sau 6 – 12 tháng. Ngâm rượu bằng củ tươi theo tỉ lệ 1kg với 5 lít rượu trắng.
Cách ngâm rượu bằng sâm đương quy khô:
Đương quy khô mua về sơ chế sạch đất sau đem phơi nắng nhẹ cho tới khô hẳn thì bỏ vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 kg sâm đương quy khô ngâm với 10 lít rượu trắng.
Đương quy tửu ngâm bằng củ khô có thể sử dụng được sau khoảng từ 3 – 6 tháng, rượu thơm, ngon hơn so với ngâm ủ bằng đương quy tươi.
Rượu đương quy – đương quy tửu để càng lâu thì rượu càng trong, càng thơm.
Cách bảo quản và uống rượu đương quy
Bảo quản rượu đương quy:
Nhiều người sành về rượu cho rằng sâm đương quy ngâm rượu phải hạ thổ ít nhất 6 tháng – 1 năm khi uống mới cho hương vị tốt nhất.
Bình rượu sau khi mở uống nên để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Cách uống rượu đương quy:
Mặc dù sâm đương quy được mệnh danh là nhân sâm giữa núi rừng nhưng uống thuốc thì phải theo thang. Đương quy tửu cũng vậy, rượu – nếu lạm dùng chắc chắn sẽ thành chất độc đối với cơ thể. Rượu sâm đương quy theo khuyến cáo mỗi ngày chỉ uống 2 chén hạt mít, chia hai lần, uống trong khoảng 1 -2 tháng.
Nếu lạm dụng rượu đương quy không những không có tác dụng chữa bệnh, mà ngược lại còn gây độc, phản tác dụng.
Tuy nhiên để có được những bình rượu đương quy thơm ngon có tác dụng chữa bệnh thì người mua đương quy cần đặc biệt lưu ý lựa chọn địa chỉ bán củ đương quy uy tín chất lượng. Ngoài ra bạn có thể kết hợp ngâm rượu đương quy với một số loại thảo dược khác.
Trên đây là một vài cách làm sâm đương quy ngâm rượu – đương quy tửu bạn có thể thử làm tại nhà để có một bình rượu đương quy thơm, ngon vừa là chữa bệnh vừa đãi bạn hiền.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Để lại thông tin bên dưới để được tư vấn cụ thể.