Phong tục sắm lễ đi đền là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc ta, xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên cửa Ngài cửa Phật. Tuy nhiên về cách chuẩn bị, sắm lễ đi đền như nào cho thành tâm thì không phải ai cũng hiểu rõ và đủ.
Ý nghĩa việc đi lễ đền
Đền hay miếu, phủ là nơi thờ tự các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Đây là những bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Bởi vậy, người ta thường đi lễ đền trước là bày tỏ tấm lòng biết ơn với bề trên, sau là mong cầu các vị thần linh, quan phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình bình an, may mắn, mọi chuyện làm ăn thuận lợi hanh thông. Đến với cửa Mẫu cửa Phật cũng là tới với chốn tâm linh để tạm xa cuộc sống xô bồ đông đúc, giúp tinh thần được thanh tịnh bình yên.
Nên đi lễ đền chùa vào lúc nào?
Mọi người có thể đến đền vào tất cả các ngày trong năm. Trong đó, những ngày sau là những ngày thường được nhiều người lựa chọn để đi lễ đền chùa:
-
Mùng 1 âm lịch: là thời điểm mọi người đến đền lễ nhiều nhất bởi đây là ngày khởi đầu cho mỗi tháng. Nếu
đi lễ vào thời điểm này sẽ giúp gia chủ cầu được ước thấy, công việc thuận buồm xuôi gió, sức khỏe dồi dào & tiền tài kéo đến.
-
Ngày rằm: Ngày rằm (15 âm lịch) mỗi tháng là này ngắm ra trông rộng, là ngày mặt trăng mặt trời chiếu rõ nhau. Vậy nên thần thánh & tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người, giúp lòng cầu nguyện sẽ thành hiện thực. Đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 (tháng cô hồn) là những ngày được nhiều người tin rằng linh nghiệm nhất, mọi lời cầu nguyện sẽ được người trên chứng cho.
-
Ngày Tết: người ta thường tới đền vào ngày tết để cầu cho bản thân & gia đình năm mới thuận hòa, khỏe mạnh, tấn tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi,…. Ngoài ra, mọi người còn đi lễ vào chiều 30 hoặc đêm giao thừa cuối năm.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn đi lễ tạ cuối năm
Sắm lễ đi đền cần những gì?
Đi tới lễ đền, con nhang đệ tử luôn cố gắng sắm sửa lễ vật thành tâm dâng tiến nhà Ngài. Lễ vật khi đến đền thường là lễ chay hoặc lễ mặn, không yêu cầu đắt tiền nhưng cần chỉn chu hết mức có thể. Lễ vật cơ bản bao gồm:
+ 1 bó hoa
+ 1 đĩa quả gồm nhiều loại quả: chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…
+ 1 chai rượu nhỏ
+ 1 đĩa trầu cau
+ tiền lẻ, vàng mã
+ xôi giò hoặc gà trống luộc
+ bánh kẹo, phẩm oản
+ cánh sớ
Bên cạnh đó, Oản Tài Lộc là phẩm lễ được đại đa số con hương, đệ tử tiến chọn để dâng lên nhà Ngài. Oản có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ. Các mẫu Oản Tài Lộc dâng lễ đền được Oản Cô Tâm dày công nghiên cứu dựa vào tín ngưỡng tâm linh Tứ Phủ như các mẫu oản dưới đây:
Ngoài ra, Oản Cô Tâm còn thiết kế ra rất nhiều mẫu Oản để con nhang đệ tử dâng lễ riêng từng vị thần linh tại đền như những mẫu oản dưới đây:
Đi lễ đền khấn như nào
Bài văn khấn ban Công Đồng
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Con lạy Tứ phủ Khâm sai
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:……………………………….Tuổi…………………..
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:………………………………………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!
Bài văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng
Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hương tử con là:………………………….. Tuổi…………………
Ngụ tại:………………………………..
Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Xem thêm: Sắm lễ ông Công ông Táo gồm những gì?
Những lưu ý khi sắm lễ đi đền
-
Cũng như
sắm lễ đi chùa
, với đền có phối thờ Phật, khi đến dâng hương ở ban Phật thì phải sắm các lễ chay tịnh như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực này. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
-
Sau khi khấn lễ xong ở các ban thờ, người đi lễ đợi hết một tuần hương rồi hạ lễ. Đầu tiên, người lễ vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng mã đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi đó, cần hoá từng lễ một từ trên xuống dưới, từ lễ của ban thờ chính cho tới ban thờ Cô thờ cậu. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác.
-
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.