Sành điệu với bia đen

Bia đen khác gì bia vàng?

Bia vàng có tỷ lệ hoa bia (houblon) nhiều hơn, trong khi bia đen có thành phần lúa mạch nhiều hơn và lại là loại lúa mạch được sấy khô cho có màu đen (còn gọi là carafamalt). Chính đặc điểm này tạo sự khác biệt về tính chất sản phẩm: bia đen có chất đạm cao hơn, bia vàng nhiều vitamin (B2, B6 và B9) hơn. Bia tươi uống ngon nhất ở nhiệt độ 12 độ C. Nếu để bia nguội đi quá nhiệt độ này, bia đen uống vẫn còn vị ngọt, trong khi bia vàng lại đắng.

Nhân một chuyến về thăm quê hương, Tùng được biết nhà hàng bia Lion có nấu bia Đức với thiết bị dây chuyền tự động nhập từ hãng Lowenbrau đã có lịch sử 600 năm trong nghề làm bia ở Đức (Lowen trong tiếng Đức có nghĩa là Lion – sư tử). Thế là anh quyết định ở lại và xin vào làm việc tại nhà hàng Lion cách nay một năm. Đây cũng là đơn vị tận dụng tốt sự kiện lễ hội bia truyền thống Đức Oktoberfest (xem bài cùng trong số này) để thu hút thực khách đến với nhà hàng ngày càng nhiều hơn. .

Xem một quảng cáo bia gần đây , bạn sẽ không khó nhận ra nhà sản xuất giới thiệu bia nhãn hiệu Đại Việt cả hai loại vàng và đen. Nhưng đây là bia đóng chai của công ty Hương Sen ở Thái Bình. Có cùng sản phẩm bia đen đóng chai là khách sạn Windsor và nhà hàng Đức Bảo, nhưng là bia chai nhập từ Đức. Giữa tháng 10 này sẽ có thêm một địa điểm phục vụ bia tươi: nhà hàng CLB quần vợt Lan Anh (khai trương chính thức vào cuối tháng 10, nhân dịp Quốc khánh Cộng hoà Séc).
Sài Gòn có nhiều nhà hàng phục vụ bia đen với quy mô kinh doanh nhỏ, nhưng được khách hàng ưa thích vì tạo được phong cách riêng. Có thể kể đến Nguyễn Du Brauhof, Tràng Thi (bia tươi đen Amber do công ty Bia Việt Nam cung cấp)… Nguyễn Du Brauhof sản xuất bia tươi theo công nghệ vùng Bavaria với quy định tinh khiết 1516 (năm ban hành sắc lệnh về nấu và kinh doanh bia ở Bavaria). Thiết kế nhà hàng tạo nên một bầu không khí ấm cúng kiểu gia đình, trong tiếng nhạc êm dịu và đủ để thực khách không phải nói lớn tiếng. Những ai cần sự yên tĩnh trong thưởng thức bia nên tìm đến đây.

Nhưng sản phẩm thăm dò thị trường này nhanh chóng bị tẩy chay vì mùi vị giống như… thuốc bắc. Nay bia đen xuất hiện trở lại dưới hình thức bia tươi và thu hút một bộ phận người tiêu dùng nhờ được các nhà sản xuất đầu tư khai thác tính sành điệu. Lúc 16g, nhà hàng bia Hoa Viên chưa đông khách, dù lúc đó đang có truyền hình trực tiếp trận đấu Syria gặp Tuyển sinh viên Hàn Quốc trong khuôn khổ giải bóng đá LG Cup truyền thống. Tại một bàn lớn gồm 16 thực khách đủ cả nam lẫn nữ, một “round” bia được mang ra phục vụ. Điều khiến chúng tôi lưu ý là tất cả đều uống bia đen. Anh Chi, quản lý nhà hàng cho biết: “Nhà hàng chúng tôi có những khách quen chỉ đến uống bia đen. Thậm chí có lúc không đủ bia đen cung ứng, chúng tôi vẫn phải dự trữ một số lượng riêng cho họ”. Thực khách đến với bia đen có nhiều lý do. Có thể đó là khách ở tỉnh xa ghé Sài Gòn và tiện thể muốn thưởng thức bia đen mà tại địa phương chưa có.Dù bia vàng vẫn là sản phẩm truyền thống, nhưng bia đen đang mang lại chút sành điệu cho người tiêu dùng, thậm chí trở thành ưu thế cho những thương hiệu mới tham gia thị trường. Gần như các nhà hàng bia tươi hiện nay như Hoa Viên, Lion, Big Man… đều có bia đen phục vụ theo hai trường phái: Đức và Tiệp (tức Tiệp Khắc cũ). Khác biệt về tên gọi Tiệp hay Đức chủ yếu là do dây chuyền sản xuất và nguyên liệu nhập từ nước đó. Nổi tiếng nhất và cũng là “anh cả” trong số nhà hàng bia tươi là Hoa Viên. Kể từ khi mở rộng cơ sở vào năm 2001 và nhập về dây chuyền sản xuất bia tươi bán tự động của Cộng hoà Séc, Hoa Viên chính thức phục vụ bia đen. Mỗi ngày, Hoa Viên bán ra từ 800 – 900 lít bia. Tỷ lệ sản xuất bia đen là 4/6, tức 40% bia đen và 60% bia vàng (trong khi tỷ lệ bia đen ở Lion là 45%). “Người Việt uống bia đen nhiều hơn cả dân Đức” đó là cảm nhận của anh Nguyễn Thanh Tùng ở nhà hàng Lion, nếu xét về mức độ đón nhận bia đen hiện nay của người Việt so với thói quen uống bia vàng của người Đức. Với chức danh thợ nấu bia, Tùng là thợ có bằng cấp nước ngoài hẳn hòi: anh học nghề làm bia 3 năm tại trường Brauer & Malzer ở Munich trong thời gian tạm cư tại Đức cùng gia đình. Tùng cho biết người Việt có bằng cấp về nấu bia ở bang Bavaria chỉ khoảng 3-4 người.Nhân một chuyến về thăm quê hương, Tùng được biết nhà hàng bia Lion có nấu bia Đức với thiết bị dây chuyền tự động nhập từ hãng Lowenbrau đã có lịch sử 600 năm trong nghề làm bia ở Đức (Lowen trong tiếng Đức có nghĩa là Lion – sư tử). Thế là anh quyết định ở lại và xin vào làm việc tại nhà hàng Lion cách nay một năm. Đây cũng là đơn vị tận dụng tốt sự kiện lễ hội bia truyền thống Đức Oktoberfest (xem bài cùng trong số này) để thu hút thực khách đến với nhà hàng ngày càng nhiều hơn. . Xem một quảng cáo bia gần đây , bạn sẽ không khó nhận ra nhà sản xuất giới thiệu bia nhãn hiệu Đại Việt cả hai loại vàng và đen. Nhưng đây là bia đóng chai của công ty Hương Sen ở Thái Bình. Có cùng sản phẩm bia đen đóng chai là khách sạn Windsor và nhà hàng Đức Bảo, nhưng là bia chai nhập từ Đức. Giữa tháng 10 này sẽ có thêm một địa điểm phục vụ bia tươi: nhà hàng CLB quần vợt Lan Anh (khai trương chính thức vào cuối tháng 10, nhân dịp Quốc khánh Cộng hoà Séc). Sài Gòn có nhiều nhà hàng phục vụ bia đen với quy mô kinh doanh nhỏ, nhưng được khách hàng ưa thích vì tạo được phong cách riêng. Có thể kể đến Nguyễn Du Brauhof, Tràng Thi (bia tươi đen Amber do công ty Bia Việt Nam cung cấp)… Nguyễn Du Brauhof sản xuất bia tươi theo công nghệ vùng Bavaria với quy định tinh khiết 1516 (năm ban hành sắc lệnh về nấu và kinh doanh bia ở Bavaria). Thiết kế nhà hàng tạo nên một bầu không khí ấm cúng kiểu gia đình, trong tiếng nhạc êm dịu và đủ để thực khách không phải nói lớn tiếng. Những ai cần sự yên tĩnh trong thưởng thức bia nên tìm đến đây.

Uống bia sành điệu là không bỏ đá lạnh. Chính nhờ vậy mà bia tươi thu hút người tiêu dùng khó tính nhờ được rót ra từ máy với độ lạnh thích hợp và đặc biệt là giữ được hương vị thơm ngon.

Rate this post

Viết một bình luận