Sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương?

5. Một số biện pháp giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau phẫu thuật

5/5 – (2 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Thông thường, vết thương hoàn toàn có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các lớp da bên ngoài và bên trong bị rạch mổ nên khả năng phục hồi sẽ kém hơn. Vậy sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương? Cùng Nutricare tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương?

Sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương? Tùy thuộc vào vị trí, dạng phẫu thuật và cơ địa của từng người, chế độ chăm sóc sẽ bắt đầu từ khoảng 24h sau mổ và có thể kéo dài tới 1 – 2 tháng. Chế độ dinh dưỡng sau mổ như sau:

2.1. Giai đoạn đông – cầm máu

Giai đoạn cầm máu thường diễn ra trong vòng 3 – 4 giờ sau phẫu thuật, 1 số trường hợp có thể kéo dài hơn. Do thời gian diễn ra giai đoạn này khá nhanh và những ca bệnh phẫu thuật lớn sẽ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Vì vậy, chưa có các khuyến cáo cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho giai đoạn đông – cầm máu. Tuy nhiên, cần chăm sóc bệnh nhân để ngăn sự chảy máu bằng các dụng cụ, thiết bị như băng gạc, garô.

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật

2.2. Giai đoạn viêm

Giai đoạn viêm thường diễn ra trong vòng 3 – 5 ngày sau quá trình đông máu hoặc kéo dài hơn nếu vết thương xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, có mô chết, sự xâm nhập của vật lạ,…

Việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng giúp hạn chế được tình trạng viêm xảy ra tại vết thương. Các nhóm chất quan trọng cần bổ sung ở giai đoạn viêm sau phẫu thuật bao gồm:

  • Vitamin A giúp kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Một số thực phẩm dồi dào Vitamin A có thể bổ sung như: Cà rốt, bông cải xanh, rau bina …
  • Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Súp lơ trắng, đu đủ, khoai tây… là những thực phẩm giàu Vitamin C có thể bổ sung cho bệnh nhân.
  • Canxi: Khoáng chất này trực tiếp tham gia vào quá trình đông máu, co cơ… cần thiết cho giai đoạn viêm. Những thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu, rau lá xanh đậm… là nguồn bổ sung canxi tốt cho bệnh nhân.
  • Thực phẩm giúp giảm đau chống viêm: Một số thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau chống viêm cho người bệnh như: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, quả óc chó, hạnh nhân, các sản phẩm từ đậu nành ….

Lưu ý:Trong giai đoạn này, bạn nên chế biến thành các thực phẩm trên thành món ăn dưới dạng cháo, súp, luộc,… giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu tốt cho sức khỏe người bệnh giai đoạn này.

Thực phẩm tốt cho hồi phục vết thương nhanh

2.3. Giai đoạn tăng sinh – Phục hồi vết thương

Sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương ở giai đoạn tăng sinh? Giai đoạn này thường diễn ra song song với quá trình viêm, tuy nhiên sẽ kéo dài hơn quá trình viêm.  Thời gian diễn ra giai đoạn tăng sinh có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, tùy thuộc vào mức độ vết thương, cơ địa từng bệnh nhân cũng như tình trạng dinh dưỡng, chế độ chăm sóc hàng ngày.

Một số chất dinh dưỡng cần được bổ sung trong giai đoạn này để đẩy nhanh tiến độ hồi phục của vết thương bao gồm:

  • Vitamin C: tham gia vào quá trình hình thành Collagen trong xương, sụn, cơ và mạch máu. Nhờ đó thúc đẩy vết thương nhanh hồi phục. Một số thực phẩm giàu Vitamin C cho giai đoạn này bao gồm kiwi, cam, bông cải xanh, cà chua, dâu tây,…
  • Vitamin D trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và duy trì cấu trúc xương, hỗ trợ gắn Canxi và Phospho và mô xương. Có thể bổ sung Vitamin D thông qua các thực phẩm như lòng trắng trứng, cá ngừ, cá hồi, sữa,…
  • Kẽm đẩy nhanh tốc độ tái tạo của Collagen, từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành của vết thương. Một số thực phẩm giàu Kẽm tốt cho bệnh nhân như: Cá, thịt nạc, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt,…
  • Đồng rất cần thiết cho sự hình thành Collagen, xương và khớp. Chất này thường có mặt trong các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, rau màu xanh lá đậm, quả hạch,…
  • Sắt, Axit folic, Vitamin B12 là nhóm dinh dưỡng bổ máu cho cơ thể góp phần tăng cường vận chuyển Protein, khoáng chất và Oxy đến vị trí vết thương. Thực phẩm giàu các chất này bao gồm rau ngót, dâu tây, các loại rau xanh,…

Ở giai đoạn này bệnh nhân không nhất thiết phải sử dụng thực phẩm dưới dạng lỏng, mềm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể đa dạng hóa cách chế biến từ các thực phẩm dinh dưỡng trên để tránh tình trạng chán ăn ở người sau phẫu thuật.

Thực phẩm hỗ trợ tăng sinh Collagen

2.4. Giai đoạn tái tạo

Bước sang giai đoạn tái tạo, các mạch máu ở vết thương bắt đầu hồi phục, các lớp biểu mô sẽ dần được hình thành bao phủ lên bề mặt da. Đồng thời, các sợi Collagen vẫn tiếp tục tăng sinh ngay bên dưới lớp da.

Ở giai đoạn này bệnh nhân đã hồi phục ở bên trong, vì vậy có thể bắt đầu chế độ dinh dưỡng như người bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý, vẫn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, cần bổ sung thêm một số chất có vai trò giúp tăng sinh và ngăn ngừa hình thành sẹo như:

  • Nhóm chất giúp tăng sinh: Vitamin C, Vitamin D, Kẽm, Đồng tương tự giai đoạn tăng sinh.
  • Nhóm chất giúp ngăn ngừa hình thành sẹo: Vitamin A, Kẽm, Selen có vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa Protein tại vết thương thành Collagen và Elastin. Nhờ đó, tình trạng sẹo lõm và sẹo lồi có thể được ngăn ngừa. Một số thực phẩm thuộc nhóm này tốt cho bệnh nhân như: bưởi, cam, quýt, hạnh nhân,…

Giai đoạn này có thể chế biến các món ăn với nhiều công thức khác nhau để tăng cảm giác thèm ăn cho người bệnh, duy trì cơ thể khỏe mạnh và tạo tính thẩm mỹ cao cho vết mổ.

Các thực phẩm giúp ngăn ngừa hình thành sẹo lõm

3. Sau phẫu thuật kiêng ăn gì cho nhanh lành vết thương?

Bên cạnh việc sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương hay các thực phẩm giúp đẩy nhanh tiến trình hồi phục vết thương, một số thực phẩm bệnh nhân cần kiêng sử dụng bao gồm:

  • Thịt chó có năng lượng cao và chứa nhiều Protein (26g Protein/100g thịt chó). Trong quá trình hồi phục vết thương nếu ăn thịt chó có thể gây tình trạng sẹo lồi, sần và cứng hơn làm mất thẩm mỹ.
  • Rau muống có thể gây ra tình trạng sẹo lồi, kích ứng da, gây ngứa ở vết mổ. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng rau muống.
  • Thịt gà có thể khiến vết thương bị ngứa và cần nhiều thời gian để hồi phục hơn. Vì vậy, không nên sử dụng thịt gà cho đến khi vết thương lành hẳn.
  • Trứng chứa lượng Protein khổng lồ làm thúc đẩy tăng sinh mô sợi Collagen quá mức, làm đùn da thừa quá nhiều dẫn tới tình trạng sẹo lồi.
  • Thịt bò có thể khiến vết thương đậm màu hơn và hình thành sẹo thâm.
  • Đồ nếp: theo kinh nghiệm dân gian cho thấy việc ăn đồ nếp thường xuyên có thể sẽ dễ gây ra sẹo lồi.
  • Thịt hun khói, bánh kẹo ngon làm hao hụt lượng Vitamin và khoáng chất cần sử dụng cho quá trình tái tạo tế bào, kéo dài thời gian lành vết thương.
  • Bia, rượu, chất kích thích làm quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến việc hồi phục vết thương.
  • Hải sản, đồ tanh: Dù là thực phẩm giúp giảm đau và chống viêm cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cơ địa một số bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương khi ăn hải sản, đồ tanh. Người sau phẫu thuật cần tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng hải sản.

Các món ăn nên kiêng sau phẫu thuật

4. Thực đơn giúp vết thương mau lành

Thảo khảo ngay thực đơn áp dụng cho giai đoạn tăng sinh và tái tạo để giúp vết thương nhanh lành:

Thực đơn bữa ăn giúp nhanh lành vết thương – Tránh sẹo

Thứ 2
Thịt heo rim
Súp lơ xào cà rốt
Táo

Thứ 3
Đậu hũ nhồi thịt băm
Canh mướp
Bơ dầm

Thứ 4
Thịt heo luộc
Rau xanh luộc
Nước ép cam

Thứ 5
Giò heo hầm củ sen
X
Nho

Thứ 6
Đậu hũ non kho nấm
Canh bí đỏ thịt bằm
Táo

Thứ 7
Cá hấp hành (Cá nước ngọt)
Canh cà
Nước ép cần tây

Chủ nhật
Sườn xào chua ngọt
Canh rong biển
Nước ép cà rốt

5. Một số biện pháp giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau phẫu thuật

Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, người sau phẫu thuật có thể kết hợp thêm một số phương pháp để thúc đẩy quá trình lành của vết thương như:

  • Theo dõi tốc độ hồi phục và thực hiện chế độ kiêng khem từ 24h – 1 tháng.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh miệng vết thương bị rách và kéo dài thời gian lành vết thương.
  • Không để vết thương nhiễm nước giúp hạn chế nguy cơ bị mưng mủ.
  • Không tự ý sử dụng thảo dược, thuốc đông y đắp lên vết thương khi chưa được sự cho phép của các chuyên gia y tế.
  • Giữ sạch vết thương, đặc biệt là vết thương hở. Không để vết thương tiếp xúc với đồ vật bẩn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Không bóc vảy vết thương khi vết thương bắt đầu khô vì có thể gây chảy máu làm vết thương lâu lành hơn, đặc biệt có thể để lại sẹo.

Để đưa ra quyết định sau phẫu thuật ăn gì cho nhanh lành vết thương, người bệnh và người chăm sóc cần nắm rõ thông tin về các giai đoạn hồi phục và thực phẩm phù hợp cho mỗi giai đoạn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp cùng chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.

Nếu bạn còn câu hỏi liên quan đến chủ đề trên, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe để nhận được sự tư vấn tận tâm nhất!

Sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Rate this post

Viết một bình luận