Ẩm thực và sức khỏe
Sau phẫu thuật nên ăn gì? 10 thực phẩm ngon bổ nhanh lành vết thương
Bất cứ ai cũng không thể tránh khỏi được những sự cố bất ngờ liên quan đến sức khỏe. Bên cạnh việc chăm sóc trước mổ, sau phẫu thuật nên ăn gì cũng cần được người nhà quan tâm và chú trọng.
1. Chế độ ăn uống sau phẫu thuật
1.1. Người bệnh không phẫu thuật can thiệp vào đường tiêu hóa
Sau phẫu thuật nên ăn gì tốt nhất? Không can thiệp vào đường tiêu hóa nghĩa là người bệnh chỉ thực hiện các kỹ thuật như mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Dĩ nhiên, tùy vào từng loại phẫu thuật nặng hay nhẹ để thiết kế và bổ sung chế độ ăn uống sau phẫu thuật phù hợp gồm những món giúp phục hồi và những món ăn bạn cần kiêng sau khi phẫu thuật. Điều này không chỉ giúp vết thương sau mổ nhanh chóng hồi phục, không xuất hiện viêm nhiễm, ngăn ngừa teo cơ, kích ứng mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong ngày đầu sau mổ, dinh dưỡng sẽ được dịch truyền nên bệnh nhân uống sữa hoặc nước cháo dễ tiêu hóa. Những ngày tiếp theo, bắt đầu áp dụng thực đơn ăn uống như bình thường với mức độ tăng dần về số lượng và độ đặc của đồ ăn. Tuy nhiên, tốt hơn hết người bệnh vẫn nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu hiệu quả.
Chăm sóc sau phẫu thuật bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều rất cần thiết (Nguồn: beautyvietnam.vn)
1.2. Người bệnh có can thiệp lên đường tiêu hóa
Giai đoạn 1
Đây là thời điểm sau mổ khoảng 1 – 2 ngày, nên bạn cần chú trọng bù nước, điện giải và năng lượng thiết yếu có lợi cho việc nuôi dưỡng, bồi bổ sức khỏe bằng cách truyền điện giải, uống nước ozon theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng có thể thay thế nước bằng nước đường, nước ép hoa quả tốt cho sức khỏe và nước luộc rau thanh đạm.
Giai đoạn 2
Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn gì vẫn là thắc mắc chưa được giải đáp rõ ràng ở giai đoạn 1. Bước sang giai đoạn 3 – 5 ngày sau mổ, các loại thực phẩm sạch bổ dưỡng cho cơ thể được tăng dần mức độ cung cấp và giảm dần việc truyền dịch vào tĩnh mạch. Năng lượng và protein tăng dần dần khoảng 250 – 500Kcal/1 – 2 ngày. Người bệnh sau mổ nên uống sữa pha với nước cháo, nhất là sữa bột tách bơ, sữa đậu nành. Chia nhỏ từng bữa ra thành 4 – 6 lần ăn mỗi ngày. Lưu ý nên chọn lựa và nấu các loại thức ăn mềm, giàu vitamin và ít chất xơ.
Giai đoạn 3
Tiếp tục chuyển sang giai đoạn 3 khi mà vết mổ đã liền lại, sức khỏe bệnh nhân đã đỡ hơn. Bạn nên thêm các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao để bù đắp những thiếu hụt sau mổ, cải thiện cân nặng và giúp vết thương mau lành hẳn. Đặc biệt, khẩu phần ăn hàng ngày không thể thiếu đó là sữa, trứng, thịt hoặc thêm vào sữa chua vừa ngăn ngừa táo bón vừa tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn ở vết mổ.
2. Sau phẫu thuật nên ăn gì
2.1. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng đứng đầu danh sách trong thành phần chứa chất chống oxy hóa – nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể nhanh phục hồi vết thương hoàn hảo sau phẫu thuật. Bạn có thể tìm thấy các loại trái cây giàu hàm lượng chất chống oxy hóa như nho, lựu, việt quất, mâm xôi, dâu tây, Goji, dâu đen. Ngoài ra, sau khi mổ nên ăn gì tốt cho sự tiến triển của da non, liền sẹo hữu ích thì cũng đừng quên đi nguồn vitamin C tuyệt vời có trong quả mọng có chức năng tái tạo collagen và mô mềm.
Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục (Nguồn: kenh14.vn)
2.2. Rau củ quả
Các vitamin và khoáng chất cần thiết bạn tìm thấy trong các loại rau củ quả an toàn, tươi sạch đó là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn uống điều trị bệnh. Hãy sử dụng chúng như một bữa tráng miệng hoặc là một phần của bữa ăn chính, bao gồm: cà rốt, ớt chuông ngọt, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây. Bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh này sẽ không chỉ giúp bạn đẩy lùi cơn mệt mỏi, khó chịu khi ở bệnh viện mà còn nạp năng lượng cho bộ não, giữ gìn cơ bắp săn chắc, ổn định. Đồng thời, chúng cũng tăng cường được vitamin A, C, chất xơ phòng chống táo bón – tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
2.3. Chất béo từ các loại hạt, dầu, cá
Lượng chất béo lành mạnh từ các loại hạt, dầu, cá là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi: “Bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn gì?”. Bởi lẽ các thực phẩm chứa chất này sẽ nâng cấp khả năng hấp thu vitamin nhận được từ trái cây và rau củ. Đồng thời, tăng miễn dịch, giảm nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả. Vitamin E có trong một số thực phẩm chứa chất béo này còn góp phần không nhỏ đến tốc độ lành vết thương và ngăn ngừa sẹo. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm cần cung cấp như sau: dầu ô liu nguyên chất, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương.
Nguồn chất béo lành mạnh cực kỳ hữu ích đối với việc hồi phục vết mổ (Nguồn: hellobacsi.com)
2.4. Rau có màu xanh đậm
Không giống như các loại quả mọng đầy màu sắc và giàu chất béo, rau ăn lá có màu xanh đậm hiện diện trong đĩa rau luộc hoặc xào trong mâm cơm hoặc sinh tố xanh lại chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K cần thiết cho quá trình đông máu. Thêm nữa, lượng vitamin B còn làm gia tăng mức năng lượng dung nạp vào cơ thể bởi chất xơ, sắt, magie, kali, canxi, giúp giải đáp vấn đề sau khi mổ nên ăn gì? Hãy thêm vào thực đơn nhà bạn các loại rau cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá vừa làm phong phú mâm cơm vừa rất tốt đối với sức khỏe.
2.5. Thịt và các thực phẩm cung cấp protein
Dĩ nhiên không chỉ riêng sau khi phẫu thuật nên bổ sung thịt và thực phẩm giàu protein mà kể cả khi cơ thể khỏe mạnh bạn cũng cần điều chỉnh và cân đối để nạp đủ năng lượng cho ngày mới làm việc năng động. Tuy nhiên, sau khi mổ, cơ thể bạn đã hao hụt đi một phần sức khỏe nên cần thêm lượng protein và sắt cao.
Cùng với đó, cơ bắp tổn thương rất khó khăn trong mọi hoạt động, các axit amin trong protein sẽ thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc tái tạo mô và gia tăng tốc độ chữa lành vết thương. Sắt sẽ giúp bạn nhanh chóng bù đắp lượng hao hụt đã mất bằng cách sản sinh tế bào máu mới.
Nhanh tay lựa chọn các loại thịt tươi sạch dự trữ sắt và protein bao gồm thịt gia cầm, hải sản, thịt bò, thịt lợn bạn nhé. Với phương pháp giết mổ nhân đạo và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua thịt.
Thịt tươi bổ dưỡng giúp cơ thể được nạp năng lượng đầy đủ (Nguồn: tieudungplus.vn)
2.6. Trứng
Một tin vui dành cho bạn đó là các loại trứng gia cầm dễ tìm giàu dinh dưỡng là món ăn đầu tiên trong chế độ ăn uống sau mổ với mong muốn phục hồi vết thương và sức khỏe nhanh chóng. Ăn một quả trứng tương ứng với việc cơ thể bạn được cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như protein, vitamin A, E, K, B12, Riboflavin, axit folic, canxi, kẽm.
2.7. Probiotics
Nếu cần gọi Probiotics (men vi sinh) với một cái tên khác thì ta có thể gọi chúng là con vi khuẩn hạnh phúc. Bởi lẽ đây là loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa thức ăn cực tốt, đồng thời giúp điều hòa tâm trạng, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi trùng dễ mắc phải khi nằm viện hoặc làm thủ thuật phẫu thuật.
Chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt bằng việc ăn sữa chua thơm ngon bổ dưỡng, kefir, dưa cải bắp, kim chi. Nhất là giai đoạn sau phẫu thuật, bạn sử dụng nhiều thuốc gây mê, kháng sinh, giảm đau làm đảo lộn sự cân bằng trong ruột khiến dễ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón và buồn nôn. Một liều men vi sinh có lợi sẽ giúp bạn điều chỉnh hệ thống đường ruột cực dễ dàng.
Men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và mạnh mẽ như trước (Nguồn: drweil.com)
2.8. Trái cây nhiều màu sắc
Nếu như bạn chưa biết sau phẫu thuật nên ăn gì, không phải lo lắng bởi trái cây nhiều màu sắc rất dễ kiếm, hương vị thơm ngon mà giá lại rất phải chăng. Các loại trái cây đủ loại, nhiều màu sắc với lượng lớn vitamin A, C, carbohydrate, chất xơ, chất chống oxy hóa và lượng calo bổ dưỡng mà cơ thể bạn đang cần để phục hồi. Trong đó, nạp chất xơ vào cơ thể bệnh nhân sau mổ sẽ giúp bạn tránh được những khó chịu của chứng táo bón, khó tiêu. Chủ động thêm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày các loại quả họ cam, táo, quả mọng, dưa, trái đào, quả mơ, bưởi, xoài, đu đủ và cà chua bạn nhé!
2.9. Các loại ngũ cốc
Lý do chính khiến bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng sau khi mổ đó chính là thành phần dồi dào protein, chất carbohydrate, chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác. Đầu tiên, lượng carbohydrate rất tốt cho não giúp hấp thụ năng lượng nhanh và đề phòng triệt để sự phá vỡ cơ bắp. Protein và chất xơ bổ sung dưỡng chất, giảm thiểu mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Hãy lựa chọn các loại các ngũ cốc cần thiết trong vấn đề hồi phục cơ thể như lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa và gạo hoang.
Bổ sung đa dạng các loại ngũ cốc hồi phục cơ thể, tăng cường cơ bắp (Nguồn: hellobacsi.com)
2.10. Uống đủ nước
Thông thường, thứ mà bạn dễ kiếm và cũng dễ bị bỏ qua nhất sau khi mổ đó chính là nước. Bạn cần luôn ghi nhớ rằng cơ thể chúng ta được tạo thành từ 70% nước nên việc mất nước sau mổ và bù đắp ngay sau đó chính là “liều thuốc thần” giúp cho vết thương phục hồi nhanh hơn. Tất nhiên, cũng phải tùy vào loại phẫu thuật bạn làm, đơn thuốc bạn sử dụng để điều chỉnh loại nước và lượng nước đáp ứng đủ cho cơ thể mỗi ngày.
Tạo cơ hội tốt nhất cho bản thân hoặc những người thân yêu của bạn có thể tăng tốc độ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật bằng cách thay đổi nước uống tinh khiết bằng nước chanh, nước dừa, sinh tố, trà thảo mộc thanh mát. Để yên tâm hơn về chế độ ăn uống của mình, hãy mạnh dạn nói chuyện với bác sĩ điều trị để nhận được sự tư vấn kỹ càng, tỉ mỉ nhất