Trái cây là loại thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để cải thiện và tăng cường sức khỏe sau sinh. Vậy phụ nữ sau sinh ăn lựu được không? Mẹ nên lưu ý những điều gì để đảm bảo quá trình ăn lựu được an toàn và hấp thu tốt mọi dưỡng chất. Các mẹ sẽ tìm được đáp án ngay trong bài viết sau nhé.
Giá trị dinh dưỡng của quả lựu
Lựu là loại hoa quả giàu thành phần dinh dưỡng với nhiều vi chất quan trọng, tốt cho việc hồi phục sức khỏe sau sinh. Thành phần dinh dưỡng có trong một quả lựu gồm:
-
Axit folic: Hỗ trợ quá trình sản xuất, phát triển và phân chia các tế bào. Đồng thời, loại chất này còn có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng biến đổi DNA gây ung thư.
-
Vitamin B9: Đây là loại chất giúp cơ thể thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu, hỗ trợ não bộ phát triển, giảm stress hiệu quả.
-
Canxi: Canxi đóng vai trò tuyệt vời trong việc giúp hệ xương khớp vững chắc, phát triển tốt hơn. Đồng thời, canxi còn có tác dụng củng cố chức năng tủy xương, tóc, răng khỏi các nguy cơ bị dị ứng.
-
Magie: Lượng Magie có trong lựu có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch và duy trì ổn định huyết áp.
-
Kali: Thúc đẩy hoạt động của hệ thống mạch máu và não bộ
-
Sắt: Sắt là một yếu tố quan trọng góp phần sản sinh các tế bào máu, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.
-
Natri: Đảm bảo, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và thận được ổn định.
-
Tăng cường lợi khuẩn: Hàm lượng chất kháng khuẩn tự nhiên trong lựu giúp điều trị rối loạn tiêu hóa, thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Mẹ sau sinh ăn lựu được không?
Rất nhiều chị em thắc mắc: Sau sinh có ăn được lựu không? Câu trả lời là Có.
Bởi khi ăn lựu vào giai đoạn sau sinh, cơ thể mẹ sẽ được cung cấp nhiều dưỡng chất giúp sức khỏe mau hồi phục. Lựu rất giàu vitamin A, C, E, protein, chất béo, kali, photpho, magie và canxi. Khi mẹ ăn và uống nước lựu với lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể được khỏe mạnh, giảm nguy cơ cảm lạnh.
Đồng thời, lựu còn có khả năng giúp điều trị nhiều loại bệnh như: tăng huyết áp, stress, chống ung thư, bảo vệ tim mạch,… Do đó, nếu mẹ đang muốn tìm một loại quả để bồi dưỡng sức khỏe sau sinh thì lựu chính là lựa chọn hoàn hảo.
Xem thêm: Phụ nữ sau sinh 2 tháng ăn được trái cây gì?
5+ Lợi ích tuyệt vời từ quả lựu đối với mẹ sau sinh
Lựu là một loại trái cây ngon, quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết được hết những công dụng của nó. Dưới đây là 5 lợi ích của lựu đến sức khỏe sau sinh hãy tham khảo ngay mẹ nhé!
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lựu là một loại quả có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch. Đặc biệt, lựu rất giàu kali, khi ăn nhiều sẽ giúp cơ thể tổng hợp cholesterol lipoprotein cao (HDL) giúp cân bằng huyết áp. Đồng thời, loại chất này còn giúp tiêu huỷ các phân tử gốc tự do trong hệ thống mạch máu làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Phòng chống ung thư
Ngoài tác dụng ngừa bệnh tim mạch, lựu còn được biết đến là loại quả có khả năng phòng chống các bệnh ung thư. Bởi lựu có chứa Punicalagins, Ellagitannin – loại chất có tác dụng ngăn các tế bào ác tính gây ung thư phát triển. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa như acid ellagic, tannin và anthocyanin có trong lựu còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bệnh Alzheimer.
Bồi bổ sức khỏe
Sau sinh mổ ăn lựu được không? Chắc chắn là Có mẹ nhé. Bởi lựu là loại quả giàu vitamin C, chất xơ và kali giúp chống cảm lạnh, giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng thúc đẩy tiết collagen trong cơ thể. Qua đó, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp vết mổ nhanh lành hơn. Đồng thời, việc tiêu thụ lựu đều đặn còn giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Làm đẹp da
Lựu được biết đến là loại trái cây có chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa mạnh như: Vitamin A, C, E. Những chất này có công dụng vô cùng tuyệt vời trong việc làm đẹp da, mờ nám, thâm, tàn nhan, giúp da căng mịn,… Đồng thời, lựu còn chứa flavonoid và axit phenolic giúp thúc đẩy tái tạo da, cân bằng độ ẩm để da được rạng rỡ hơn. Do đó, nếu các mẹ đang muốn tìm loại trái cây vừa tốt sức khỏe, vừa tốt cho da thì đừng bỏ qua lựu nhé.
Chống viêm khớp
Trong quả lựu có chứa nhiều chất tốt cho hệ xương khớp như: magie, photpho, sắt, canxi. Những chất này có khả năng giúp ức chế các enzyme gây tổn thương sụn, chống viêm, đau ở các đầu xương khớp. Đồng thời, khi mẹ ăn hoặc uống nước ép lựu đều đặn còn có tác dụng giúp tránh được hiện tượng loãng xương hiệu quả.
Một số món ngon từ lựu dễ làm ngay tại nhà
Tham khảo ngay 3 món ăn từ lựu vô cùng đơn giản để thực đơn ăn uống sau sinh của mẹ được phong phú hơn nhé:
Nước ép lựu
Nước ép lựu là loại thức uống có cách làm vô cùng đơn giản nhưng vẫn mang lại giá trị dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Các mẹ hãy tham khảo và chế biến ngay thôi nào!
Nguyên liệu
-
Lựu: 2 quả
Cách làm
-
Bước 1: Lựu mua về mang đi rửa sạch, bỏ vỏ và tách hạt ra để riêng.
-
Bước 2: Lấy phần hạt đã tách bỏ vào máy ép trái cây, ép lấy nước cốt hạt lựu nguyên chất.
-
Bước 3: Cho nước ép lựu ra ly, nếu muốn uống lạnh mẹ có thể thêm chút đá viên và thưởng thức ngay.
Xem thêm: Bà đẻ uống nước gì cho mát?
Salad lựu rau củ
Món salad lựu kết hợp với rau quả là món ăn có hương vị lạ miệng với nhiều màu sắc hấp dẫn. Chắc chắn rằng món ăn này sẽ giúp các mẹ ăn ngon miệng hơn đấy!
Nguyên liệu
-
Lựu: 2 quả
-
Cà chua: 1 quả
-
Ớt: 1 trái
-
Lá bạc hà: 3gr
-
Ngò rí: 5gr
-
Hành tây: 1 cây
-
Cần tây: 1 cây
-
Dầu Oliu: 2 muỗng canh
-
Tiêu, muối, chanh
Cách làm
-
Bước 1: Tách hạt lựu ra chén, ngò rí và cần tay cắt nhỏ rồi mang đi rửa sạch.
-
Bước 2: Cà chua và hành tây rửa sạch, cắt thành hạt lựu. Vỏ chanh mài và phần trong thì vắt lấy nước cốt.
-
Bước 3: Cho tất các nguyên liệu vừa sơ chế trên vào trong tô rồi trộn đều với nhau. Tiếp đến, cho ít muối, tiêu vừa đủ vào để món ăn được đậm đà hơn.
-
Bước 4: Lấy túi bọc thực phẩm bọc tô lại và cho vào tủ lạnh tầm 1 tiếng rồi lấy ra ăn.
Siro lựu
Các mẹ hãy tham khảo ngay cách làm siro lựu với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng giúp thanh mát vào ngày hè thôi nào.
Nguyên liệu
-
Lựu: 2 quả
-
Đường cát
-
Muối
Cách làm
-
Bước 1: Cắt đôi quả lựu, bỏ vỏ, tách lấy hạt.
-
Bước 2: Trộn hạt lựu với ¼ thìa cafe muối để khoảng 10 phút.
-
Bước 3: Rửa sạch hũ thủy tinh rồi lau khô.
-
Bước 4: Cho ít hạt lựu vào lọ rồi rải thêm một lớp đường, tiếp tục cho hết phần lựu và đường theo từng lớp xen kẽ.
-
Bước 5: Cất lọ thủy tinh hạt lựu ở nơi thoáng mát, để trong vòng 2 – 3 tuần hạt lựu sẽ ra nước. Lúc này các mẹ chỉ cần chiết phần siro ra một chai thủy tinh sạch khác rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Siro lựu thanh mát, giải nhiệt mùa hè (Ảnh: Sưu tầm Internet)
3+ Lưu ý cho mẹ khi ăn quả lựu
Ba lưu ý quan trọng giúp cơ thể có thể mẹ hấp thụ tốt các dưỡng chất từ lựu mang lại cho sức khỏe:
Thời điểm ăn lựu tốt cho sức khỏe
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ không vào lúc bụng đang đói. Bởi khi ăn lựu vào lúc này hàm lượng axit vốn có trong quả lựu sẽ làm tổn thương dạ dày. Vì vậy, tốt nhất các mẹ chỉ nên ăn hoặc uống nước lựu sau khi ăn bữa chính khoảng 1 tiếng.
Không nên ăn nhiều lựu trong ngày
Không thể phủ nhận rằng lựu là loại quả tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa rằng ăn càng nhiều càng tốt. Theo khuyến cáo, trong tuần mẹ chỉ nên ăn 2 – 3 trái lựu, còn nước ép lựu thì duy trì uống khoảng 150ml mỗi ngày. Nếu uống quá lượng cho phép sẽ khiến mẹ dễ bị chướng bụng do dư thừa hàm lượng chất xơ.
Nhai kỹ trước khi nuốt
Hiện nay đã có nhiều bị tắc đường ruột do nuốt cả hạt lựu mà không nhai kỹ, khiến dạ dày khó tiêu hóa. Do đó, trước khi nuốt mẹ nên nhai thật kỹ để đảm bảo an toàn nhé.
Tóm lại, lựu là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất phù hợp cho các mẹ sau sinh. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi sau sinh ăn lựu được không? Chúc mẹ nhanh chóng xây dựng được chế độ ăn uống an toàn, đầy đủ dinh dưỡng để bồi bổ sức khỏe sau sinh nhé!
6 Wonderful Health Benefits Of Eating Pomegranates While Breastfeeding – Truy cập ngày 4/6/2022
https://www.momjunction.com/articles/pomegranates-while-breastfeeding_00373022/
Eating Pomegranate During Pregnancy – Is It Safe? – Truy cập ngày 4/6/2022
https://parenting.firstcry.com/articles/eating-pomegranate-during-pregnancy-is-it-safe/