Scrub là gì? Hướng dẫn chi tiết cách scrub trong làm đẹp da

60

Chia sẻ

Chia sẻ

Google

Scrub là gì? Liệu nó có thực sự tốt cho da không? Đó là điều mà rất nhiều bạn gái đang tự hỏi và băn khoăn. Để giúp bạn gái giải tỏa được những thắc mắc này, mình xin được chia sẻ một số thông tin rất hữu ích sau đây.

1. Scrub là gì?

“Scrub” trong tiếng Anh có nghĩa là : chà xát, đây được coi là nghĩa thông dụng và phổ biến nhất. Tùy trong các lĩnh vực khác nhau và khi ghép từ, nó có thể sẽ mang nhiều nghĩa khác.

  • Scrub : cây bụi thấp (cỏ).
  • Scrubs (quần áo) : xà bông của nhân viên y tế
  • Scrubs (nghề nghiệp) : nhà công nghệ phẫu thuật.
  • Scrub baseball : một dạng chơi bóng chày không chính thức, không có chia đội thi đấu.
  • Scrubber (bàn chải) : loại bàn chải rộng để làm sạch sàn nhà hoặc các bề mặt cứng.
  • Scrubber : một loại thiết bị kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, thường được lắp đặt trên các ống khói hoặc hệ thống ống xả không khí.
  • Scrubbing : một loại âm thanh.

Trong lĩnh vực làm đẹp, thuật ngữ “Scrub” thường được dùng để nói về một phương pháp chăm sóc da, đó chính là “tẩy tế bào chết” hoặc “tẩy tế bào da chết”

Trong phương pháp này, mọi người sẽ sử dụng một vật dụng hoặc thứ gì đó (ví dụ như : bàn chải, đường, bột,…) để chà xát lên da, làm bong tróc lớp tế bào chết và bụi bẩn, đồng thời làm tăng tuần hoàn máu;  từ đó khiến da sạch sẽ, trắng sáng và mịn màng hơn.

Xem thêm >>> Cách tẩy tế bào chết cho da dầu : Giảm tiết dầu và làm sạch da 100%.

2. Các thuật ngữ liên quan đến làm đẹp

2.1. Body scrub là gì?

Có nghĩa là tẩy tế bào chết toàn thân, toàn cơ thể. Có thể sử dụng bất kỳ thứ gì để chà xát lên da, miễn sao không quá mạnh là được, tránh làm tổn thương đến da (xước, chảy máu, nhiễm trùng,…)

2.2. Face scrub là gì?

Có nghĩa là tẩy tế bào chết trên da mặt, khuôn mặt. So với Body Scrub thì Face Scrub cần có sự cẩn thận hơn, bởi da mặt mỏng hơn và nhạy cảm hơn rất nhiều so với da toàn thân.

2.3. Facial scrub là gì?

Nó cũng có ý nghĩa tương tự như Face Scrub, tức tẩy tế bào chết trên da mặt. Tuy nhiên, nghĩa của nó rộng hơn chút, nó bao gồm cả các mẹo làm đẹp da mặt khác đi kèm cùng với tẩy tế bào da chết.

Xem thêm >>> 5 Cách tẩy tế bào chết cho da mặt cực kỳ an toàn và hiệu quả.

3. Hướng dẫn cách 

scrub tẩy da chết an toàn và hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, scrub tẩy da chết ở da mặt và toàn thân là khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ hướng dẫn chi tiết các bạn cách scrub tẩy da chết trên khuôn mặt, các bạn tham khảo nhé!

Bước 1 : Cân nhắc kỹ trước khi scrub

Tẩy tế bào chết là một cách làm đẹp da chứa nhiều rủi ro, nó có thể gây nguy hại cho làn da và sức khỏe nói chung của bạn. Vì thế bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện nó.

Đặc biệt với những người đang bị mụn trứng cá, mụn rộp, sẹo rỗ, rosacea,…thì không nên scrub. Bởi chắc chắn rằng, việc scrub tẩy tế bào chết sẽ làm tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn và khó chữa hơn.

Bước 2 : Xác định loại da

Mỗi loại da khác nhau sẽ cần chế độ chăm sóc khác nhau, chính vì thế bạn cần phải xác định rõ loại da mà bạn sở hữu trước khi tẩy tế bào chết.

Nếu bạn đang không rõ mình thuộc loại da gì, bạn có thể áp dụng mẹo sau :

  • Đầu tiên, rửa mặt sạch sẽ, đợi khoảng 1 tiếng cho nó khô tự nhiên (không dùng bất kỳ mỹ phẩm nào).
  • Đặt một miếng giấy thấm dầu lên các vùng da khác trên khuôn mặt.
  • Nếu miếng giấy có dầu thì tức bạn thuộc da dầu (da nhờn), nếu miếng giấy không có gì cả thì bạn thuộc da khô. Nếu vùng da chữ T (trán, mũi, cằm) có dầu nhưng những phần khác thì không, da của bạn là da phức hợp.
  • Ngoài ra, nếu bạn hay bị ngứa, mẩn đỏ,…đặc biệt là khi đi ngoài trời hoặc sử dụng mỹ phẩm, rất có thể bạn thuộc da nhạy cảm.

Bước 3 : Lựa chọn vật liệu và phương pháp scrub

Những người sở hữu làn da dầu nhờn và da thường nên chọn tẩy tế bào chết từ các loại bột, vỏ quả óc chó, hạnh nhân hoặc oxit nhôm.

Còn nếu bạn là da khô hoặc da nhạy cảm, bạn nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa alpha hydroxy hoặc beta hydroxy.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết, bạn có thể dựa vào thông tin ghi trên bao bì để lựa chọn. Lưu ý, nên chọn hãng uy tín, hạn sử dụng, các thành phần có thể gây dị ứng,vv …trước khi mua về.

Xem thêm >>> Tại sao không nên tẩy tế bào chết bằng baking soda?.

Bước 4 : Rửa mặt

Trước khi tẩy tế bào chết, bạn nên rửa khuôn mặt trước, nên dùng nước mát, tránh dùng nước nóng – chúng sẽ khiến da bạn bị khô và nhạy cảm hơn. Dùng nước bình thường, không cần phải dùng thêm sữa rửa mặt.

Bước 5 : Scrub tẩy tế bào chết

Lấy sản phẩm tẩy da chết mà bạn đã chọn trước đó, thoa đều khắp khuôn mặt. Tránh chà xát mạnh, cố gắng thật nhẹ nhàng. Cũng đừng để dính vào mắt, mũi và miệng.

Mát xa như vậy trong khoảng 60-90 giây là vừa đủ. Tiếp đến bạn rửa lại khuôn mặt bằng nước thường. Nhẹ nhàng dùng khăn mềm lau sạch khuôn mặt.

Bước 6 : Dưỡng ẩm da

Ngay sau khi bạn tẩy da chết, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm để giúp da khỏe mạnh hơn. Dù bạn thuộc da dầu da nhờn bạn vẫn nên sử dụng. Vậy là xong!

Lưu ý : Tránh tẩy tế bào chết thường xuyên, mỗi tuần thực hiện khoảng 1-2 lần là được. Bởi nếu lặp lại nhiều lần, làn da của bạn sẽ trở nên rất dễ nhạy cảm, hay bị khô, ngứa, đỏ và thậm chí là đau rát. Nếu thấy có dấu hiệu này, bạn nên ngừng tẩy tế bào chết ngay lập tức.

Xem thêm >>> DIY: Tự làm kem tẩy tế bào chết toàn thân dễ dàng.

Hy vọng rằng, qua những thông tin trên các bạn đã hiểu được Scrub là gì và biết được cách Scrub tẩy tế bào chết hiệu quả và an toàn nhất cho mình!

Rate this post

Viết một bình luận