100 năm lịch sử vừa qua đã chứng kiến biết bao thế hệ nối tiếp trong xã hội. Khoảng cách thế hệ có thể khiến chúng ta quên đi những thế hệ tiên phong và tạo nền móng cho xã hội bây giờ. Nếu không nhắc đến, silent generation chắc chắn sẽ nằm trong danh sách đó vì đặc tính đã vốn “im lặng” của họ.
Silent generation là gì? Điều gì tạo nên bản sắc của thế hệ im lặng này? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Glints tìm hiểu về một trong những thế hệ đặc biệt nhất của chúng ta.
Thế hệ im lặng – Silent Generation là gì?
Silent generation là thế hệ những người được sinh ra vào khoảng thời gian từ những năm 1928 đến 1945. Thế hệ im lặng còn có tên gọi khác là Thế hệ truyền thống nhất (Traditionalist generation) hoặc “Radio Babies”.
Silent generation
Thuật ngữ “silent generation” chủ yếu dành cho người Mỹ. Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh và suy thoái kinh tế hình thành nên tính cách chung của những người sinh ra vào thời điểm đó trên toàn thế giới.
Đây cũng là thế hệ phải chịu nhiều thiệt thòi và khó khăn do được sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ bắt đầu của cuộc Đại suy thoái và sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.
Nhìn vào các thế hệ qua dòng thời gian, thế hệ im lặng ra đời sau thế hệ vĩ đại nhất (greatest generation) và trước thế hệ Baby Boomers. Cùng thế hệ vĩ đại nhất, thế hệ im lặng sinh ra Baby Boomers. Quy mô của thế hệ này cũng nhỏ hơn so với các thế hệ khác do tỷ lệ sinh thấp. Nguyên nhân được cho là do điều kiện khó khăn, người ta không đủ chắc chắn để lập gia đình và nuôi dạy con cái.
Đọc thêm: Lost Generation: Thế Hệ Đã Mất Là Gì?
Tên gọi silent generation bắt nguồn từ đâu?
Thuật ngữ “Silent Generation” lần đầu tiên xuất hiện trên thời báo Time vào năm 1951. Viết về silent generation, tạp chí đã khẳng định rằng sự thật đáng chú ý nhất của thế hệ này chính là “sự im lặng” của họ.
Nguyên văn lời nhận xét trong Time về thế hệ im lặng: “By comparison with the Flaming Youth of their fathers and mothers, today’s younger generation, is a till, small flame.” (tạm dịch: So sánh với Tuổi Trẻ Rực Lửa của cha mẹ họ, thế hệ trẻ ngày nay vẫn chỉ là một ngọn lửa nhỏ.
Bối cảnh xã hội và cuộc sống khó khăn đã hình thành nên “sự im lặng” trong tính cách, ứng xử, và lối sống của thế hệ này.
Những sự kiện lịch sử gắn liền với silent generation
Thế hệ im lặng và Chiến tranh Triền Tiên (Korean war)
Hầu hết những người lính được cử đi chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) đều là thành viên của thế hệ im lặng. Và đối với họ, đây là cuộc chiến “vô ơn”.
Silent generation và chiến tranh Triều Tiên
Rất nhiều binh lính đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh. Điều này khiến gia đình, người thân, và những cựu chiến binh không thể xem nó là “cuộc chiến tranh bị lãng quên” như người ta vẫn gọi.
Chủ nghĩa McCarthy và Khủng hoảng đỏ
McCarthysm (chủ nghĩa McCarthy) nói về việc cáo buộc ai đó tội lật đổ chính quyền và phản quốc mà không có căn cứ.
Thuật ngữ này được đặt tên theo Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Joseph McCarrthy. Ông là người thuộc Đảng cộng hoà và đứng đầu chủ nghĩa chống chủ nghĩa Cộng Sản lúc bấy giờ ở Mỹ. Nó cũng bắt nguồn từ cuộc Second Red Scare tại Mỹ (kéo dài từ 1947 – 1957).
Rất nhiều dân thường đã bị buộc tội, đuổi việc, và thậm chí phải ngồi tù.
Phong trào dân quyền
Thế hệ im lặng có rất nhiều thành phần tiêu biểu đóng góp cho sự thay đổi về dân quyền tại Hoa Kỳ. Họ hoạt động và ủng hộ cho sự thay đổi và công bằng.
Hầu như tất cả nhà lãnh đạo của phong trào này đều thuộc silent generation. Martin Luther King là một ví dụ điển hình. Ông là một trong những lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất lúc bấy giờ.
Đặc điểm của silent generation
Thế hệ im lặng được sinh ra và lớn lên trong điều kiện khó khăn nhất. Họ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ bất ổn kinh tế và chính trị như cuộc Đại suy thoái, hay thậm chí là thiên tai (Dust Bowl – Cơn Bão Đen).
Photo courtesy Library of Congress, Prints & Photographs Division, FSA/OWI Collection
Nỗi thống khổ chồng chất khiến nhiều người thuộc silent generation dần dần trở nên thận trọng, dè chừng hơn đối với xã hội sau khủng hoảng. Họ cũng tận tâm hơn trong bất cứ việc gì họ làm.
Sau đây là 4 đặc điểm tính cách nổi bật của thế hệ im lặng.
Silent generation rất tiết kiệm
Chiến tranh và kinh tế bất ổn khiến nhiều ra đình thuộc thể hệ này rơi vào cảnh khốn khổ, túng thiếu. Cha mẹ thậm chí khó có thể đảm bảo cho con cái mình những bữa ăn đầy đủ. Sống trong tình cảnh như vậy, những đứa trẻ thuộc thể hệ im lặng nhận thức rằng chúng được dạy dỗ phải tiết kiệm.
Một thế hệ đề cao sự tôn kính
Khác với greatest generation (G.I), thế hệ im lặng hiếm khi nói về việc thay đổi hệ thống. Thay vào đó họ bận tâm nhiều hơn về làm việc trong hệ thống. Có thể nói đây là thế hệ ngại thay đổi.
Tuy nhiên điều đó còn thể hiện được xu hướng tôn kính quyền lực của silent generation. Họ thường gắn bó với một công việc hoặc một tổ chức rất lâu, thậm chí cống hiến cả đời.
Thế hệ im lặng tuyệt đối trung thành
Không chỉ đối với nghề nghiệp, thế hệ này còn vô cùng trung thành với đức tin tôn giáo, các mối quan hệ, và gia đình. Họ rất coi trọng sự ổn định. Chính vì vậy tính cách của những người thuộc thế hệ này cũng kiên định và đáng tin cậy.
Silent generation là một thế hệ quả quyết
Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, thế hệ này đã rèn luyện cho mình sự quả quyết. Để có thể sống sót, họ phải có bản lĩnh, mạnh mẽ, và ý trí quyết tâm sắt đá.
Tóm tắt một số sự thật thú vị về Silent Generation
- Thế hệ im lặng có số dân nhỏ nhất trong suốt 100 năm qua
- Thế hệ im lặng được sinh ra vào khoảng thời gian từ 1928 – 1945, ước tính có khoảng 52,5 triệu người
- Thế hệ im lặng có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp
- Thế hệ im lặng chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi thế hệ vĩ đại nhất trong nghệ thuật, thời trang, và văn hoá nói chung.
- Silent generation sống khiêm nhường và rất tiếm kiệm
- Silent generation nêu cao tinh thần công dân
- Thế hệ im lặng là một trong những nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi làn sóng đại dịch Covid-19
Nguồn tham khảo
Silent generation characteristics
Fast facts about silent generation
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!