Sinh Mổ Nên Ăn Gì? Ăn Sao Cho Đúng Đây Các Mom

9 tháng 10 ngày Mom luôn mang trong mình hình hài nhỏ bé, để rồi giây phút thiêng liêng chào đời của bé đã đến. Ai cũng mong rằng thời gian vượt cạn được thuận buồm xuôi gió, mẹ tròn con vuông. Nhưng đôi khi có những điều chúng ta không mong muốn lại xảy đến với chúng ta đó là sinh mổ.

Và điều quan trọng sau khi sinh mổ là chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể lấy lại được sức khỏe, vóc dáng cũng như khả năng hồi phục sau khi sinh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu hơn về chủ đề này nhé.

Vì sao sau sinh mổ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sinh mổ rất quan trọng vì phải rạch đến 7 lớp ở vùng bụng mới đón được bé chào đời, làm mẹ quả là một hành trình gian nan. Khi sinh mổ, ruột bị đụng chạm, sức hoạt động của ruột giảm, dạ dày bị ứng chế, chức năng tiêu hoá giảm.

Mẹ cần chú ý  thực đơn của mình để hồi phục sức khoẻ, đảm bảo chất lượng sữa mẹ, chú ý tránh những loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến vết mổ, bổ sung những loại thực phẩm giúp vết mổ mau hồi phục và liền sẹo.

Những phực phẩm sinh mổ nên ăn

Thực đơn cho người sinh mổ

sinh mo nen an gi

Sau 6 giờ kể từ lúc phẫu thuật xong mẹ mới được ăn, tuy nhiên chỉ ăn những món nhẹ như súp, cháo trắng để tiêu hoá dễ hơn, tránh đầy hơi, táo bón đồng thời tăng nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi” đấy nhé.

1 tuần sau sinh thì chức năng của cơ quan tiêu hoá chưa hồi phục hẳn nên mẹ chỉ nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá.

Trong một tuần sau sinh mẹ chỉ nên ăn những món nhẹ như cháo, súp, canh .

Sau thời gian đó, thực đơn của mẹ cần bổ sung nhiều rau, củ, quả, thịt lợn, thịt bò, tôm.

Mẹ nên ăn 5-6 bữa/ ngày. Sau đây là một vài gợi ý để mẹ có bữa ăn hấp dẫn.

– Bữa sáng mẹ có thể ăn một số thức ăn từ thịt gà, lợn, bò như bún bò, cháo thịt bằm, cháo gà…

– Bữa phụ buổi sáng: các món canh lợi sữa, sữa đậu nành, lòng đỏ trứng gà luộc…

sinh mo nen an nhieu rau

– Bữa trưa: cơm trắng ăn chung với các món từ rau, củ như canh đu dủ, canh rau đay, canh rau ngót, rau lang luộc, rau họ bầu (bí xanh, mướp đắng, bầu sao…), cá kho, thịt kho, tôm rim, tôm luộc, thịt bò xào…

– Bữa phụ buổi chiều: sữa đậu này, sữa ngũ cốc, sữa chua, lòng đỏ trứng gà luộc, bánh bao..

– Bữa chiều: thực đơn có các  món như bữa trưa.

– Bữa tối: 1 cốc sữa, hoa quả dầm, sữa chua.

Mẹ chọn và kết hợp những món ăn với nhau để bữa ăn thêm đa dạng, phong phú và giàu chất dinh dưỡng nhé. Ở mỗi bữa ăn mẹ nên ăn thêm một loại trái cây tráng miệng.

Lưu ý: đối với thịt gà phải 2 tháng sau sinh mẹ mới được ăn. Còn thịt bò và tôm mẹ có thể ăn để bổ sung canxi và sắt – đây là 2 chất rất quan trọng và cần thiết cho mẹ và bé. Tuy nhiên tuỳ cơ địa mà mẹ chọn ăn hay không ăn thịt bò, tôm khi vết thương chưa lành hẳn. Vì một số người sẽ bị ngứa vết thương khi ăn thịt bò, cơ địa hình thành sẹo lồi khi ăn tôm.

Sinh mổ nên ăn trái cây gì

Sau khi sinh mổ mẹ nên ăn một số loại trái cây để có sữa cho em bé và để vết mổ mau lành :

sinh mo nen an chuoi

Chuối là là loại quả cung cấp nhiều kali và sắt cho mẹ. Ăn chuối sau sinh mổ giúp hồng cầu được tái tạo, bổ sung lượng máu bị mất đi khi sinh. Có lợi cho hệ thống tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón. Ngoài ra, chuối còn chứa chất chống oxy hóa nên rất tốt cho làn da của mẹ bỉm.   

– Vitamin C rất tốt cho mẹ sau sinh, vì khi sinh lớp nội mạc tử cung của mẹ bị tổn thương và chảy máu, vitamin C sẽ cải thiện độ đàn hồi của thành mạch máu và ngăn ngừa tình trạng ra máu sau sinh ở mẹ. Mẹ nên ăn hoặc uống nước cam, quýt để bổ sung vitamin C và canxi.

Canxi trong cam – quan trọng trong hình thành xương và răng của bé, còn giúp bé không bị còi xương nữa. Chất xơ trong quýt cũng không kém phần quan trọng đâu, nó giúp kích thích tiết sữa mẹ, mẹ sẽ không bị đau tức ngực vì tắt sữa.

sinh mo ne an du du

Đu đủ: loại quả không thể thiếu cho các mẹ bỉm sữa, từ xưa đến nay món đu đủ xanh hầm giò, canh đu đủ là món không thể thiếu trong thực đơn của mẹ sau sinh giúp mẹ có nhiều sữa cho bé, chữa bệnh ít sữa hoặc loãng sữa của mẹ. Đu đủ giàu chất chống oxi hóa, khoáng chất, chất xơ, protein, các loại vitamin (A, B, C, D, E…).

Sinh mổ có được ăn trứng

sinh mo co an duoc trung

Trứng gà chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao: protein, vitamin (A, D, B2, B6, B12, axit folic, sắt, canxi, phopho, chất béo, omega 3..) cần thiết cho mỗi người. Các chất lecithin, vitamin A, vitamin B1, canxi, kẽm…trong lòng đỏ trứng có lợi ích rất lớn đối với mẹ và bé.

Chính vì chứa những thành phần dinh dưỡng này, mẹ ăn vào sẽ làm vết mổ mau lành. Khi mẹ bổ sung chất dinh dưỡng từ trứng, bé bú sữa mẹ sẽ giúp các tế bào não của bé tăng trưởng, giúp bé thông minh, khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, lòng trắng trứng gà không tốt cho quá trình lành vết mổ. Mẹ chỉ nên ăn lòng đỏ. Mỗi ngày ăn 1-2 quả là phù hợp.

Một số lưu ý khi mẹ ăn trứng gà:

-Không ăn trứng gà sống.

-Chỉ nên dùng trứng luộc. Luộc trứng 5-6 phút, không luộc lâu quá vì protein trong trứng sẽ bị biến chất gây ảnh hưởng đến tiêu hoá và hấp thụ.

-Mẹ nên mua chất gà organic vì trứng gà công nghiệp có thể chứa hàm lượng kháng sinh cao, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa

de mo nen uong nhieu nuoc

Uống nhiều nước.

-Các món canh/luộc: canh đu đủ hầm xương, canh chân giò hầm củ sen, canh rau ngót nấu thịt nạt, rau ngót luộc, canh bí đao dồi thịt, bí đao nấu tôm, bí đao luộc, bông cải luộc, bông cải xào thịt bò.

-Các món mặn:  Tôm rim, thịt ba chỉ kho đậu hủ, cá chép hấp, thịt bò kho, thịt bò xào, các món tuef thịt gà, chân giò.

-Sữa tươi, sữa chua, sữa ngũ cốc, sữa hạnh nhân, sữa óc chó, các món súp, chè mè đen.

Chúc các Mom mau chóng hồi phục sức khỏe và lấy lại vóc dáng của mình nhé.

 

Rate this post

Viết một bình luận