Sinh đôi: Lo lắng khi mang thai song sinh – HUGGIES® Việt Nam

Khi bố mẹ biết mình sẽ có song sinh, niềm vui bất ngờ sẽ đi cùng những lo lắng khôn nguôi. Bố mẹ sẽ có hàng vạn băn khoăn như làm thế nào để sắp xếp công việc một cách suôn sẻ? Làm thế nào có đủ khả năng về tài chính để nuôi dưỡng 2 bé? Làm thế nào có thể cùng lúc chăm sóc được 2 bé sinh đôi?

 

Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp một số băn khoăn để có thể lên kế hoạch chăm sóc mẹ và thai nhi một cách khỏe mạnh nhất.

Tham khảo: Mang thai đôi

1. Dấu hiệu mang thai song sinh

Mọi phụ nữ đều có khả năng mang song thai nhưng rất hiếm khi biết trước được chuyện này. Thường đến quý thứ 2, nhờ kích cỡ bụng, mẹ và bác sĩ mới nhận biết được thai nhi là cặp song sinh. Bên cạnh đó, song thai cũng có thể được nhận biết sớm khi thấy hai phôi nhỏ nhờ việc siêu âm thai ba tháng đầu tiên.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai đôi

Dù vậy, nhìn chung thì không có thời điểm nhất định cho một cặp vợ chồng nhận biết rằng họ đang có cặp song sinh, vì có quá nhiều yếu tố riêng biệt để xem xét như di truyền, lịch sử mang thai, sự hỗ trợ khả năng sinh sản.

2. Bố mẹ cần chuẩn bị gì khi có thai song sinh 

Phản ứng các bà bầu có thể rất khác nhau về sự hiện diện của cặp song sinh, nhất là khi chưa có nhận thức nhiều về điều đó. Một khi đã vượt qua sự bất ngờ khi biết mang song thai, các bà bầu sẽ thấy việc này rất bình thường.

Bố mẹ cần lưu ý, hai em bé đồng nghĩa với nhiều thứ cần chuẩn bị hơn. Vì vậy, kế hoạch chăm sóc hai bé song sinh nên được chuẩn bị từ sớm, để tránh tình trạng gấp rút và căng thẳng.

Tham khảo: Sự phát triển của song thai

Chuẩn bị điều kiện chăm sóc cho cặp song sinh

Nhà ở, số lượng phòng, phòng tắm, sân, không gian sống và nhà kho và các vật dụng của 2 bé có thể tốn rất nhiều diện tích.

Nếu mẹ đang xem xét cải tạo nhà cửa rộng hơn thì mẹ nên lưu ý rằng: sửa chữa thường mất thời gian và chi phí nhiều hơn dự toán. Dù là sửa chữa hay mua nhà mới, vợ chồng nên cùng nhau tính toán và quyết định cẩn thận.

Bên cạnh đó, hãy tham gia một vào nhóm bà mẹ đang cho con bú hay nói chuyện với nữ hộ sinh về những gì mẹ có cần chuẩn bị cho cặp song sinh. Điều này sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm để nuôi nấng cặp song sinh được tốt nhất.

Mỗi khi đi mua hàng tạp hóa, mẹ nên mua ít nhất một thứ để chuẩn bị dần cho việc chăm sóc bé. Giấy vệ sinh, tã lót, khăn tắm của bé đều có thể được dự trữ trong thời kỳ mang thai để giảm thiểu áp lực tài chính.

Sau khi sinh, quỹ thời gian của mẹ dành cho công việc ăn uống sẽ bị ít đi, vì vậy dự trữ thức ăn vào ngăn đông tủ lạnh cũng là một ý tưởng hay cho cả gia đình.

Còn với đồ dùng cho bé, mẹ phải xem xét nên mua đồ mới hay cũ, phải mua đôi những thứ nào.

Ngoài ra, mẹ hãy tạo một danh sách những người có thể hỗ trợ mình, lưu số điện thoại của họ để có thể gọi bất cứ khi nào mẹ cần giúp đỡ chăm sóc bé.

Mẹ cũng đừng quên liên lạc với công ty của mình trước để biết số ngày nghỉ sinh và những quyền lợi khi sinh con. Điều này sẽ giúp hai vợ chồng lên kế hoạch thai sản và chăm sóc bé chu đáo và vẹn toàn hơn.

một số nguy cơ khi mang thai song sinh

Chuẩn bị tâm lý cho các thành viên trong gia đình

Hãy nói chuyện với các con lớn về cặp song sinh, về việc các bé thể giúp mẹ như thế nào khi chăm sóc các em, điều này sẽ giúp tạo dựng tính tự lập cho các bé lớn của bạn hàng ngày.

Hai vợ chồng cũng nên đi dã ngoại một vài ngày trước khi sinh. Cả hai cần có thời gian riêng tư bên nhau, chuẩn bị tinh thần mừng đón cặp song sinh chào đời vì những ngày đầu tiên chăm sóc em bé khá khó khăn, đặc biệt là đối với trường hợp sinh đôi.

Tham khảo: Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu

Chuẩn bị cho chính bản thân mình

Nếu mẹ là người không có khả năng tổ chức hoặc lên kế hoạch, hãy tìm kiếm nguồn tham khảo hoặc trợ giúp. Mẹ cũng có thể đến các địa chỉ chuyên môn để được tư vấn.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một cuốn lịch và một cuốn nhật ký để ghi nhận các ngày quan trọng, các cuộc hẹn khám và các vấn đề cần ghi nhớ. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm trong việc sinh nở, hãy trao đổi thường xuyên với các bác sĩ chuyên khoa, với người thân, bạn bè để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình.

Mẹ cũng cần lưu ý phải lên một danh sách cụ thể những đồ dùng cần mang tới bệnh viện để có thể thuận tiện mang theo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ.

3. Một số nguy cơ khi mang thai song sinh 

Trường hợp song thai được sinh ra sau 38 tuần ít hơn 50%. Sinh non là phổ biến đối với cặp song sinh và nhiều trường hợp được sinh vào khoảng 30 tuần. Các biến chứng xảy ra khi mang song thai thường sẽ phổ biến hơn.

Một số nguy cơ thường gặp khi mang song thai:

  • Tỷ lệ sinh non cao
  • Mẹ bầu sẽ ốm nghén nhiều hơn do hàm lượng hormone thai kỳ tăng cao hơn
  • Xuất huyết thai kỳ
  • Các triệu chứng đau lưng, khó ngủ, khó tiêu, ợ nóng xảy ra nhiều hơn
  • Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu và bằng huyết sau sinh cao
  • Khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn
  • Nguy cơ tiền sản giật cao

Chính bởi những nguy cơ trên, bố mẹ có song thai cần đặc biệt lưu ý đến lịch khám thai định kỳ, cũng như những dấu hiệu bất thường. Hãy tìm gặp bác sĩ nếu bố mẹ thấy băn khoăn về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào của mình.

Những cặp vợ chồng thường có những cảm nhận khác nhau về việc có cặp song sinh. Có người cảm thấy sợ hãi, có người xem có cặp song sinh là điều tuyệt vời, sinh nhiều em bé sẽ tạo cho người mẹ rất nhiều cảm xúc.

Đừng để lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Mẹ hãy tận hưởng cuộc sống hàng ngày cùng gia đình. Nếu cần, bố mẹ có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và tư vấn.

Có cặp song sinh là một niềm hạnh phúc của các cặp vợ chồng, nhưng mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn khi mẹ có kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách hợp lý. 

Để chăm sóc song thai kỹ càng hơn trong quá trình mang thai, mẹ có thể đặt các câu hỏi để được chuyên gia giải đáp tại Góc chuyên gia Huggies nhé!

Rate this post

Viết một bình luận