Sinh ra ở nông thôn thì nên chọn kinh doanh gì để làm giàu?
Với việc phát triển này thì bạn vừa giải quyết lao động ở địa phương, vừa phát triển được làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, vừa kinh doanh kiếm tiền rất tốt.
Kinh doanh ở nông thôn rất đa dạng và nhiều ý tưởng nhưng ở miền núi thì không phải ý tưởng nào cũng khả thi.
Ở miền núi nông thôn, tùy vào điều kiện thực tế ở địa phương, bạn nên dành thời gian xem xét số dân, mật độ dân, thu nhập bình quân, mức tiêu kinh doanh.
1. Kinh doanh hàng tạp hóa
Người dân nông thôn miền núi thường có phần đời sống khó khăn. Nhưng nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng cá nhân ở đâu cũng lớn. Nếu chưa lựa chọn được kinh doanh gì ở quê thì mở một cửa hàng tạp hóa sẽ là mô hình kinh doanh khả thi nhất giúp bạn có thêm nguồn thu nhập ổn định.
Mở cửa tiệm tạp hóa tại nông thôn, nhất là miền núi sẽ mang lại hiệu quả cao bởi bạn không cần đầu tư hoành tráng như thành phố, chỉ cần số vốn nhỏ, hàng hóa cũng không cần nhập số lượng lớn nhưng cần đa dạng các sản phẩm thiết yếu hàng ngày.
Để công việc làm ăn thuận lợi, bạn cần đảm bảo các mặt hàng còn hạn sử dụng, cũng như chất lượng sản phẩm đảm bảo để tạo nên thương hiệu trong vùng.
Ở miền núi khó khăn xa xôi nếu mở cửa hàng tạp hóa thì sẽ rất tốt, đáp ứng nhu cầu của người dân và nhiều khách hàng quen thân lâu dài.
2. Kinh doanh đồ gia dụng, tiêu dùng hàng ngày
Nhu cầu đồ tiêu dùng, gia dụng hàng ngày ở đâu cũng có, đặc biệt là vùng núi nông thôn thì lại càng ít cửa hàng cung cấp. Do đó, bạn có thể cung cấp đồ gia dụng, tiêu dùng cho người dân.
Nhập hàng về bán không cần quá đắt, quá xịn mà chỉ cần giá cả phải chăng, chất lượng bình dân phù hợp với mặt bằng của người dân. Bạn có thể lấy hàng từ đồng bằng, từ các chợ đầu mối về bán ở vùng quê nông thôn rất thuận lợi.
3. Kinh doanh đặc sản
Mỗi vùng quê luôn có các loại đặc sản đặc trưng khác nhau. Có thể nó không phải là mặt hàng được ưa chuộng tại vùng núi địa phương đó nhưng nếu chất lượng sản phẩm tốt, bạn có thể đưa ra bán ở các vùng khác.
Nếu vùng núi quê bạn có đặc sản vùng miền độc đáo thì bạn hoàn toàn có thể kinh doanh mặt hàng này, phát triển nhiều lên bằng công nghệ mới để sản lượng cao, chế biến bảo quản tốt và tăng giá trị gia tăng.
Gần đây, hệ thống giao thông miền núi đã được đầu tư khá tốt, vận chuyển không còn khó khăn, bạn có thể làm web chuyên bán đặc sản, quảng cáo trên các diễn đàn, mạng xã hội để nhiều người biết và kinh doanh.
Khi kinh doanh, uy tín quan trọng lắm nhé. Bạn phải làm ăn chuẩn để chưa có khách thì sẽ có khách, khách mới thành khách quen, khách quen giới thiệu cho bạn bè khác… lâu lâu bạn sẽ có nhiều khách quen.
4. Làm trang trại chăn nuôi, mô hình VAC
Ở miền núi thôn quê bạn có thể kinh doanh trang trại, làm lâm nghiệp, làm mô hình trang trại Vườn Ao Chuồng Rừng…
Nếu có đất, bạn có thể quy hoạch đào ao, nuôi cá, thả gà và bán luôn quán ăn khi khách có nhu cầu. Rất nhiều người thành công với mô hình này, chăn nuôi dê núi, chăn nuôi lợn mán, nuôi gà đồi, nuôi nhím, dúi… và các loại cây phù hợp với thời tiết, đất đai tại địa phương.
Để làm mô hình trang trại vườn ao chuồng thì bạn phải xem xét thời tiết, đặc điểm khí hậu, đất đai để lựa chọn những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao…
Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, đào ao thả cá, bạn có thể trồng cây cảnh, tự tìm cây, chiết và uốn cành theo thế, khi đến mùa lái đến tận nhà thu mua…
5. Sản xuất sản phẩm thủ công
Bạn có thể xem xét địa phương mình có sản phẩm thủ công nào không? Có khả năng phát triển công nghiệp lớn hay không để đầu tư sản xuất, xuất đi các địa phương khác.
Hãy xem xét ở quê có thế mạnh gì, lực lượng lao động thế nào, nguyên vật liêu có sẵn hay không… để đầu tư kinh doanh. Có thể tận dụng nhân lực địa phương – những người có tay nghề trong việc làm sản phẩm thủ công đó để giúp bạn làm sản phẩm, chất lượng tốt, quảng cáo mạnh cả trực tiếp và online sẽ giúp nhiều người biết đến sản phẩm độc đáo của địa phương bạn hơn. Không chỉ người trong nước mà cả nước ngoài cũng sẽ biết và đặt hàng của bạn.
Với việc phát triển này thì bạn vừa giải quyết lao động ở địa phương, vừa phát triển được làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống, vừa kinh doanh kiếm tiền rất tốt.
6. Mở quán internet
Miền núi nông thôn không phổ biến rộng rãi internet, smartphone… do đó các quán truy cập công cộng internet là điều còn thiếu và bạn có thể cung cấp dịch vụ này cho mọi người.
Bạn có thể đầu tư tiền mua máy tính và làm điểm truy cập internet cho người dân, vừa giúp người trẻ tiếp cận được kiến thức ở các nơi khác, xem xét thông tin rộng lớn, truy cập xem kết quả thi cử mỗi khi đến mùa thi… nâng cao dân trí và kiếm thêm thu nhập. Chắc chắn quán internet của bạn sẽ đông khách.
Liên Quan Khác
Những việc cần phải chuẩn bị khi kinh doanh hạt giống cây trồng
Những loại cây có giá trị kinh tế cao nhất năm 2019